SUY NGHĨ KHÔNG PHẢI DO MÌNH TẠO RA NHƯ MÌNH VẪN TƯỞNG
Vì sao mình dễ lầm tưởng suy nghĩ là do mình tác tạo nên & nhìn nhận sự thật có ích lợi gì ?
1. Vậy Suy nghĩ từ đâu mà đến ?
Đã bao giờ khi nằm mơ , bạn có thể đạo diễn được rõ ràng kịch bản
giấc mơ sẽ diễn ra như thế nào và bạn sẽ tỉnh dậy đúng thời điểm ? Những trải nghiệm diễn ra mình đều cho là thật và hoàn toàn không nhận biết đang mơ cho đến khi đã tỉnh dậy.
Hay trong bộ phim “ Inception” cũng đặt ra câu hỏi, rằng có phải chính suy nghĩ và ý tưởng luôn khởi phát từ chính bản thân như mình vẫn đinh ninh. Hay chính tiềm thức, tầng mà ta không ý thức kiểm soát được, tạo nên suy nghĩ, mang đến cảm xúc, vọng tưởng ?
Hẳn những ai xem bộ phim cũng biết ,bằng cách đưa một thông tin vào trong phần tiềm thức (subconsciousness ), tự từ niềm tin đó hình thành nên những ý tưởng suy nghĩ mà người đó không mảy may ngờ vực, tin rằng chính họ nghĩ ra những điều đó. Vì trong thân tâm, họ luôn một mực tin rằng chính bản thân tư duy tạo nên suy nghĩ đó nên hẳn nó phán ánh đúng họ, hẳn nó phải là sự thật.
Vậy bạn có phải là người tác tạo ra từng suy nghĩ , mỗi lúc, mọi nơi ? Hay dòng suy nghỉ chỉ đơn thuần hiện lên không theo sự chủ ý mong cầu nào?
Phần lớn những dòng suy nghĩ bản thân hình thành dựa trên
tính năng tự động của bộ não, mà không chịu sự mệnh lệnh hay điều hành như ý muốn. Và đôi khi chính bản thân gặp khó khăn trong việc kiểm soát - khi dòng suy nghĩ liên tục hiện lên còn mình đang cần lắng xuống để chìm vào giấc ngủ.
Hay điển hình có thể nêu lên là những suy nghĩ ý tưởng. Nếu quả quyết mình là chủ thể tạo ra mọi suy nghĩ , vậy vì sao nhiều người vẫn bí ý tưởng ? Những nhà văn lỗi lạc thường chia sẻ rằng, những tác phẩm hay nhất của họ đều xuất phát từ một ý tưởng cảm hứng chất chợt ập đến khi họ không ngờ tới nhất, và họ ngồi xuống viết ra không ngừng nghỉ. Nhưng họ cũng không biết những ý tưởng đó đến từ đâu hay có thể tự ra lệnh hay kiểm soát được khi nào nó xuất hiện lên. Bạn có thể thử hỏi những thi hào , những nghệ sĩ sáng tạo nội dung mà bạn biết
Dẫu vậy, vẫn có suy nghĩ mà bản thân một cách cụ thể kiểm soát được có ý thức. Đó là chẳng hạn khi mình tập trung cụ thể nhớ về một ký ức nhất định, hay nhắc nhớ một kiến thức mình đã biết từ trước. Lúc này não trong trạng thái ý thức giúp mình nhớ tên để gọi người mình vừa quen, nhắc lại công thức nhân chia mình thuộc nằm lòng, nhắc lại một kinh nghiệm, gợi nhớ những chi tiết ngày hôm qua để đưa ra kế hoạch làm việc… Khi càng đặt ý thức chú tâm vào, bản thân càng dễ gợi nhớ những kiến thức và mường tượng rõ hơn thông tin đã lưu trong quá khứ.
Vậy còn những ý niệm, những dòng suy nghĩ quan điểm đánh giá phán xét – người khác và cả bản thân, những độc-thoại-nội-tâm, những ý nghĩ tương tư , những hình dung mong cầu, những dự định, tạp niệm …?
Từ đây đến cuối ngày, khi bất chợt nhận ra bạn đang vô tình lạc vào trong một dòng suy nghĩ - dừng lại, rồi hãy thử chú tâm để ý, quan sát nó, bạn nhận ra điều gì ?
Có phải những dòng suy nghĩ đó dần tự tháo gỡ ra ,..rồi tự lặng đâu mất tăm ?
Nếu bạn vẫn cho rằng chính mình nghĩ ra nó, vậy vì sao khi càng chú tâm dõi theo, khi càng lắng lại nhìn kỹ , thì nó lại càng phai nhạt và lại càng biến dần đi ?
Khi ý thức mình được bật lên, lưu tâm đến, thì chính những dòng suy nghĩ tạp niệm đó lại mất đi lực hút tác động vốn cuốn mình theo vào ban đầu. Rồi những hình ảnh, ngôn từ trong dòng suy nghĩ đó bỗng mờ dần rồi lặng mất. Không giống như khi ý thức nhớ lại một bài học hay kinh nghiệm vì càng chú tâm, những kiến thức đó sẽ được nhớ lại một cách sinh động.
Phần lớn dòng suy nghĩ có xuất phát điểm từ vùng tiềm thức. Nó có yếu tố tác động lên quá trình tư duy và ra quyết định của bản thân. Và vì từ tiềm thức nên nó có thể tự động trồi lên theo ý muốn và ngẫu nhiên. Những thông tin tiếp nhận trong quá khứ, định kiến hay lăng kính, cảm xúc tồn đọng, niềm tin cốt lõi đều là tiền đề từ trước hình thành nên những dòng suy nghĩ đó.
Bạn có thể phản biện rằng mình vẫn là chủ thể đưa ra quyết định mỗi
ngày mà? vẫn chọn sẽ ăn món gì, chọn sẽ rẽ vào quán nào, chọn mình xem mở tab xem nội dung gì..Nhưng mình thường ít nghĩ đến điều gì khiến mình chỉ hình dung đến những lựa chọn, để bạn dựa trên đó mà đưa quyết định? Khi mà bạn có thể thích nhiều món xuyên suốt, nhưng chỉ đúng một vài món hiện lên để chọn đúng vào thời điểm này ngay bây giờ. Có thể bạn chỉ nhớ những món đúng lúc đó. Vậy điều gì mớm cho bạn cảm xúc để nhớ ra món đó ? có phải tiềm thức ? hay bạn tự quyết định được mình sẽ "thèm" đúng món này ngay bây giờ ?
Dòng suy nghĩ và độc thoại nội tâm là một điều hết sức bình thường
và là trải nghiệm rất con người. Nhờ nó mình mới suy ngẫm, tìm cách lý giải cho hành vi bản thân, diễn tập tình huống trong đầu…Con người có được tinh hoa tiến bộ văn minh như ngày nay, từ Iphone, AI, bảng chữ cái, phương tiện giao thông , nghệ thuật … cho đến điện, hệ thống nước chảy vào trong nhà mình, nhiệt để nấu ăn. Tất cả, là nhờ tư duy và sáng tạo, là nhờ suy nghĩ chứ.
Nhưng chính thói quen đánh đồng những suy nghĩ với mình , là do mình tạo nên, vô tình tạo nên cảm giác sai lầm rằng những gì nảy lên trong tâm trí luôn là sự thật
2. Vậy điều gì khiến bản thân luôn tự mặc định mình đang tạo ra suy nghĩ, đồng nhất mình với suy nghĩ ?
Mình thấy chán, mình thấy bực, thấy nản, mình lúc nào cũng rầu.. sao mình không thể… , mình thật là…..
Bạn nhận ra điểm chung ở những huyên thuyên độc-thoại-nội-tâm diễn ra trong đầu mình là gì ?
Luôn có một chủ thể , luôn bắt đầu với “ta” đang hiện hữu, một
cái “ta” sáng tạo chế tác, một cái “ta” hình thành để trải nghiệm, để kiểm soát, để đưa ra giải pháp sinh tồn. Bản chất những suy nghĩ dễ đánh lừa bản thân rằng ,có một cái bản ngã “ta“ tạo ra nó, sở hữu nó.
Khi vào nhìn rõ , bản thân não bộ chỉ là tập hợp mạng lưới tế bào neuron gồm những sợi dây nhỏ dẫn truyền tín hiệu từ vùng này sang vùng kia trong. Vậy làm thế nào hoạt động điện não dẫn truyền qua lại có thể tạo ra trải nghiệm chủ quan ? Làm thế nào mà hoạt động điện trong não qua mớ dây bên trong hộp sọ của bạn lại tạo ra cái cảm giác rằng có một bản ngã đằng sau đầu, kiểm soát tất cả ? Để rồi đưa ra những phán xét ,những đánh giá mang tính sở hữu.
Hẳn bạn cũng biết mỗi vùng não khác nhau được chuyên biệt hóa chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau. Sẽ có vùng tiếp nhận & xử lý hình ảnh, vùng xử lý âm thanh, vùng cảm xúc, suy nghĩ, vùng thùy não trước lập kế hoạch & phân tích, mong muốn… Nếu để ý, nó đơn thuần là những mạng lưới các tế bào neuron tương tác - truyền tín hiệu qua lại và tất cả các diễn ra song song trên các mạng chuyên biệt trong não.
Bản chất nhận thức (Consciousness) tương tự như một khoảng không rộng mở, nơi mà khi có tín hiệu âm thanh – vùng não xử lý sáng hiện lên – khiến ta nhận thức được âm thanh. Khi neuron tương tác vùng suy nghĩ sáng hiện lên – khiến ta nhận thức dòng suy nghĩ. Và cứ thế những trải nghiệm giác quan, suy nghĩ & cảm xúc hiện lên trên vùng nhận thức đó.
Một khi đặt chú tâm vào những gì đang diễn ra trong thực tại - hay trong ngôn ngữ thiền là chánh niệm - thì vùng ánh sáng nhận thức ghi nhận những suy nghĩ, cảm xúc, giác quan một cách rõ ràng chân thực mà không mang tính chủ quan vào đó.
Nhưng vấn đề ở đây là, khi một sự kiện xảy đến, hoặc một hiện tượng diễn ra xoay quanh, tâm trí mình sẽ tìm cách diễn giải, thuật lại bằng một câu chuyện, thanh minh hành động của bản thân.. Bằng cách tạo ra một nhân vật chính, một “Ego“ chủ thể, tạo cái cảm giác rằng mình đang tác tạo ra những dòng suy nghĩ. Vì con người thích cảm giác an toàn khi mọi thứ trong tầm kiểm soát, thích sự làm chủ những gì đang diễn ra và sẽ diễn ra.
Rất nhiều những thí nghiệm khoa học thần kinh dẫn chứng chỉ ra rằng : các quyết định và hành động của con người chúng ta thường được bắt đầu một cách vô thức, để rồi khi nhận thức theo sau, ta tìm cách kể lại thành câu chuyện mà ở đó có có một cái tôi chủ động kiểm soát - hơn là nhìn nhận sự vật một cách khách quan.
Nó là cách chọn-lọc-tự-nhiên thuyết phục bản thân rằng có một chủ
thể hiểu chuyện, có một chủ thể biết phải làm gì. Nếu có gì không hay xảy đến thì tâm trí tìm sẽ cách kể câu chuyện rằng mình là nạn nhân và đổ lỗi cho may rủi, cho người khác nhằm bảo vệ bản ngã. Như một cách tự quảng cáo rằng “chủ thể“ này có tư duy lý trí đúng mực, biết và nắm toàn quyền kiểm soát, làm chủ và tạo ra những suy nghĩ mọi lúc. Chọn-lọc-tự-nhiên khiến bản thân tin rằng có một CEO tác tạo ra những suy nghĩ , là một cá thể hiểu rõ những gì mình nghĩ và làm, độc đáo khác với phần còn lại. Từ đó lại càng củng cố sâu thêm cho hình tượng bản ngã của chủ thể đó.
Có tuyên truyền và marketing như vậy mới khiến cá thể trong quần thể đó gây được ấn tượng đây là cá thể duy nhất, đặc biệt, từ đó tăng khả năng xác suất truyền lại gene tiếp cho thế hệ sau.
-- Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc, khiến cho hầu hết mọi người cảm thấy họ là người nghĩ ra những suy nghĩ của họ và do đó họ là tác giả của những suy nghĩ đó. Thông qua đó càng tin vào cái cảm giác về một “chủ thể”, để rồi đánh đồng với dòng suy nghĩ đó và cả cảm xúc mà nó mang theo. --
Ego bản ngã được hình thành vào khi bạn 2 hoặc 3 tuổi , khi ý thức về bản thân bắt đầu xuất hiện. Và trong quá trình xác định thế giới bên ngoài, việc chúng ta xây dựng nên một bản ngã, và kể lại thành câu chuyện cho bản ngã nhằm diễn giải mỗi khi tương tác với thế giới xung quanh đem lại cảm giác tự tin an tâm. Dù hoàn thành chức năng được tạo ra , bản ngã càng về sau càng xây nên rào cản và đem lại phiền muộn cho mình nhiều hơn là lợi ích.
Tin vào những ý kiến của người khác ( em nên là …, anh là một người .., với những danh xưng tính từ ( ngoan, niềm tự hào, nỗi thất vọng , không xứng đáng.. khái niệm đẹp xấu tốt dở ,năng khiếu bất tài... – chấp nhận những chuẩn mực đề ra ( phải ..., nên…) , tiếp thu những quan điểm, hành vì thái độ từ đồng trang lứa, từ anh chị em ,từ những người xung quanh…cũng cố vào trong vô thức. Tất cả tạo nên một phiên bản “tôi“ chịu sự ảnh hưởng chi phối từ bên ngoài. Nó khiến mình chỉ nhìn sự vật theo một chiều, cứng theo khuôn mẫu – ngược lại hoàn toàn với đa chiều uyển chuyển linh hoạt theo hoàn cảnh của bản thân trong từng thời điểm.
Cơ chế đó cũng làm mình đau khổ khi bản ngã xây dựa trên những lời bình phẩm ca tụng từ bên ngoài. Chấp bám vào khen ca tụng cũng dễ như chấp bám vào chỉ trích chê, vào suy nghĩ tiêu cực.
Hệt như những dòng huyên thuyên nêu trong ví dụ ban đầu – đó
là khi bản thân đang một cách vô thức đồng nhất với dòng suy nghĩ tạp niệm mà không mảy may nhận ra.
Nhưng đó chính là cạm bẫy! Dòng suy nghĩ không phải là mình, nó
chỉ nhất thời trồi lên hiện ra trong khoảng không rộng mở của nhận thức (Consciousness), hệt như những tiếng động âm thanh , như hình ảnh mắt thu nhận được, như xúc giác khi gió thổi đến, như cảm xúc khi xuất hiện .. để rồi khi chú tâm nhìn kỹ thì nó dần phai đi.
Chừng nào vẫn còn mang bản ngã , vẫn cảm giác có một chủ thể kiểm soát bên trong nhìn ra ngoài – thay vì đơn thuần ghi nhận những gì hiện lên trên vùng nhận thức -thì chừng đó tâm trí có dịp sẽ tìm cách kể rằng chủ thể đó đang tác tạo nên suy nghĩ, đồng nhất với mọi dòng suy nghĩ cảm xúc hiện lên
3. Bản ngã - Bản thân
Dẫu vậy ,không phải tất cả cái tôi đều là ảo tưởng mà phủ nhận hết. Vẫn có cái “Self“ danh xưng khi gọi tên trong giao tiếp xã hội, trong sơ yếu lý lịch, khi thuật lại câu chuyện như “mình đi chợ“ - vai trò người con ,người mẹ, người khách mua hàng .., điều đó không có gì sai cả.
Nếu bản thân (Self), là tổng thể cả ý thức và vô thức chân thực của cá thể, chính là phản ánh những gì cá thể thật sự cần (yêu thương , tự do ..), những gì thật sự nằm trong khả năng mà không bị kỳ vọng từ môi trường xã hội, gia đình tác động.
Thì bản ngã (Ego) là một bộ mặt đối phó tự tạo nên ,là những gì mình cho là mình muốn trở thành từ tác động bên ngoài, là những gì mình nghĩ người khác liên tưởng mình ra sao…
Nhìn, nghĩ, nghe, cảm... tất cả được lọc qua lăng kính bộ mặt đó. Là cái cảm giác có một bản thể điều khiển thu nhận - thay vì ghi nhận sự việc đúng chính bản chất.
Nó cũng là tông giọng thích phán xét, thích rỉ rả lên án , thích đố kỵ đem bản ngã không phản ánh bản thân chân thật ở hiện tại đi so sánh với người khác. Mình thấy mình thật là .... Mình là ai mà.... Mình vô dụng thật..., Tại sao mình lại.... mình có quyền gì mà lại….
Bản thân (Self) có tính chất rộng và bao hàm , có thể mang nhiều danh xưng ,có thể tạo nên bản ngã & bộ mặt (Persona) qua quá trình giao tiếp tương tác xã hội , nhưng bản ngã đó không đồng nghĩa là bản thân, là mình. Cũng giống như nói một nhà khoa học thường sẽ mang danh xưng PhD, nhưng có tấm bằng PhD không đồng nghĩa với nhà khoa học.
Một cách mơ hồ tin vào cái cảm giác một bản ngã tạo tác nên những suy nghĩ & cảm xúc - nên nó thuộc về mình, thì bản thân đang một cách sai lầm nhận nỗi khổ vào thêm.
Lần cuối bản ngã khiến bạn bị tổn thương là khi nào? Tâm trí dùng những ngợi khen, bình phẩm, đánh giá bên ngoài dễ dàng xây lên một Ego sẵn có, rồi cũng dễ dàng sụp khi có lời chê bai, chỉ trích được đưa ra. Chỉ bằng một câu nói, một suy diễn rằng mình bị một ai nói xấu sau lưng ,đổ lỗi , đủ làm cho bản thân “dính“ với cảm xúc uất ức , tràn ngập những ý niệm tức tối bực dọc suốt cả nhiều ngày.
Luôn định nghĩa dán nhãn mình phải là cái này, nên là cái kia , còn khi ai nói khác thì bực dọc đau đáu, dận âm ỉ mỗi khi câu nói đó hiện lên , rồi dằn vặt, rồi tự ti. Cứ thế tự làm khổ mình khi đánh đồng với những tạp niệm tiêu cực trong dòng suy nghĩ ,vì mình lầm cho rằng chính mình tạo ra suy nghĩ đó mà , chắc nó phải là mình thôi.
Ngay cả cảm xúc tích cực , khi được khen bạn cảm thấy như thế nào?rất hạnh phúc đúng không ? khi nó bồi đắp xây một hình tượng bản ngã. Nhưng đó cũng là nơi bạn cảm thấy bất an , cũng là nơi bạn không ngừng đem so sánh với bất kỳ ai đạt được thành tựu ,rồi cảm thấy khổ sở khi không bằng, để đố kỵ ganh đua đem đi so sánh những người còn lại , để chấp vào cái bản ngã đang hưng phấn kia dù nó có thể rơi xuống hố sâu của bực dọc và hậm hực chỉ bởi một câu nói, chỉ với một cử chỉ. Cái giá mình phải trả để thỏa mãn cái “bản ngã” là không đáng với những gì nó dụ dỗ mang lại.
Cái cảm giác có một bản ngã tạo ra dòng suy nghĩ, tự đồng nhất với dòng suy nghĩ không ngớt - là cảm giác đắm chìm và lạc trong dòng suy nghĩ mà không hề hay biết, là một cách không tỉnh táo thắp lên những cảm xúc tiêu cực mà không hề nhận ra , là khi cãi cọ hơn thua với một ai trong đầu mà người đó thì không hiện hữu có mặt tại đó. Giống như khi mơ mà không nhận ra mình mơ cho đến khi tỉnh giấc vậy – để cảm xúc tràn ngập và chi phối hoàn toàn.
Cách đây 2500 năm , đã có một người đã nhận ra sự “đánh lừa” này của chọn-lọc-tự-nhiên và từ đó truyền lại những bài học kinh nghiệm với hy vọng giảm bớt nỗi khổ trong cuộc sống. Sẽ không nói quá khi xem Gautama Buddha hay đức Phật chính là nhà tiên phong nổi loạn không để những cơ chế tiến hóa kia bịt mắt che mờ nhận thức bản thân.
Một điều mà dễ gây hiểu lầm là học thuyết vô ngã hay “ Not-Self” mà được ghi chép lại những điều đức Phật nhắn nhủ . Đó không phải là No-self lầm phủ định mọi ý nghĩa tồn tại trong cuộc sống
! Vẫn có một Bản thân có niềm tin vào giá trị hướng về và khát khao sống với nó chứ, vẫn có đó một người tham gia vào trong hoạt động xã hội , vào cuộc sống hằng ngày, vào đi chợ , đi làm ,đi gặp mặt họp hành v..v mong phát huy hết tiềm năng mình có thể và sống cuộc sống trọn vẹn nhất với bản thân. Not-self ở đây là khuyên mình nhìn nhận xem , có thật sự có một “Ego “ hay cái tôi nào không ? để rồi đồng nhất những điều sai lệch , huyên thuyên phán xét tiêu cực vô lý lên Bản thân (Self )
Xét cho cùng , bản ngã chỉ đơn giản là một cơ chế tâm trí tạm hình thành trong giai đoạn tìm hiểu, va chạm với bên ngoài. Sự thật tâm thức bản thân mình vốn dĩ luôn thuần khiết , hệt như khi là đứa trẻ lúc nhỏ vậy. Ở đó mọi trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc, xúc giác ,… tất cả trực tiếp hiện dưới ánh sáng vùng nhận thức ,không qua một lăng kính ego nào cả , không bị tạp niệm nào che mờ ảnh hưởng tiềm thức.
4. Nhìn nhận suy nghĩ thế nào để trung thực và khách quan hơn ?
Trừ những khi mình ý thức nhớ hay tập trung tư duy ,phần lớn thời gian còn lại của ngày là những dòng suy nghĩ tự động hiện lên. Đi kèm cùng với suy nghĩ thường là cảm xúc. Cảm xúc càng mạnh bao nhiêu thì càng hút bản thân đồng nhất với suy nghĩ bấy nhiêu.
Bản thân mình cũng đã trải qua những điều tương tự , bị cuốn vào dòng cảm xúc của suy nghĩ và cho rằng nó là đúng mà không hề nhận biết. Cuốn vào những cảm xúc sân , ganh tỵ với những suy nghĩ so sánh vô lý , cuốn vào những cảm xúc thất vọng vì những suy nghĩ kỳ vọng phi lý, cuốn những cảm xúc lo âu khi tin vào những suy nghĩ phán xét bản thân vô cớ .
Trở ngại duy nhất của tâm trí là thói quen tiếp tục đồng nhất chính mình với những suy nghĩ khi nó hiện ra. Mục đích chính ở đây, không phải là đè nén, phủ nhận loại hết tất cả suy nghĩ - mà là luyện tập nâng cao ý thức không lập tức đồng nhất , không lập tức dính vào mỗi khi dòng suy nghĩ và cảm xúc xuất hiện.
-- Học cách biết tách biệt với suy nghĩ , xem nó là một cá thể riêng ,Bước đầu cần thiết khi mình ý thức được rằng có dòng suy nghĩ đang hiện lên kéo theo cảm xúc .Nhưng bước tiếp theo vô cùng quan trọng , đó là phân tách rạch ròi , quan sát nó như ở ngôi thứ ba, không đồng nhất cảm xúc suy nghĩ lúc này là "mình" --
Hiểu rằng suy nghĩ là một chuỗi tín hiệu neuron truyền đi thoáng qua là nhất thời trong tâm thức, để không vướng mắc chúng vào bản
thân. Khi cảm xúc và dòng suy nghĩ hiện lên thì đủ năng lực nhận thức được ,tách bạch ra và cho nó khoảng không để không bị cuốn theo lạc trong suy nghĩ , trong tạp niệm.
Phân tách nhìn dưới góc ngôi thứ ba để nó không chiếm lấy mình, tự khắc nó sẽ vơi đi lực ảnh hưởng lên mình. Rồi nhìn nhận nó , chất vấn nó , gọi tên nó lại càng hay, ngẫm xem điều gì tạo nên cảm xúc này? Có thật là như vậy không ?
Cái cảm giác suy nghĩ không phải của mình có thể khiến nhiều người
cảm thấy chưa quen và trống không. Nhưng thực sự nó giải phóng tâm trí và đem lại sự thanh thản vô cùng lớn. Điều đó đủ giúp bản thân không bị cảm xúc và suy nghĩ nắm thóp và lôi kéo như trước. Tự khắc khi đó sẽ làm yếu đi những tác động từ huyên thuyên và cả cảm xúc theo sau nó. Buồn bã, lo lắng, tức giận và những cảm xúc tiêu cực khác không định nghĩa bạn - những cảm xúc đó chỉ đơn giản hiện lên dưới ánh sáng nhận thức và bản thân trải nghiệm chúng tạm thời. Nếu trước là “mình buồn” thì giờ đây là “ cảm thấy nỗi buồn hiện lên”. Cảm xúc khi đó chỉ là gợn sóng trên mặt hồ nhận thức, rồi chóng tan biến , không còn đá tảng như trước. Từ đó củng cố mang một tâm thế linh hoạt, bền bỉ, giúp hướng mình đến cuộc sống lành mạnh và tỉnh thức hơn.
Khi chúng bớt bám vào cái tôi chủ thể, mất đi bản chất nhị nguyên
“tôi” đối với thế giới xung quanh, mà thay vào đó ghi nhận đơn giản những trải nghiệm, những suy nghĩ, những cảm xúc hiện lên dưới ánh sáng nhận thức - thì lúc đó - chúng ta thấy sự vật như chúng phải là , nhận chân những trải nghiệm một cách trung thực nhất.
Thử nghĩ xem! nếu chính bản thân mình đổi thay từng giây, cả tâm
trạng và thể chất. Qua mỗi giây, gần 3-4 triệu tế bào từ hồng cầu cho đến hệ sinh thái vi sinh trong ruột được thay thế, khi sau một đêm ngủ dậy cả hệ thống thần kinh qua quá trình neuroplasticity tái thiết khiến bản thân khác với ngày hôm qua. Thì cớ sao mình lại chăm chăm vào một mặt nạ, phán xét một cách không đúng đắn phiên bản chưa được cập nhật của bản thân ?
Mình thấy mình thật là .... Mình là ai mà.... Mình vô dụng thật...
, Tại sao mình lại.... mình có quyền gì mà lại….
Khi không còn bám chấp vào một cái bản ngã cố định, bản thân cũng
tự khắc ngừng dựa vào cái bản ngã quá khứ mà đánh giá phán xét , mà so sánh đố kỵ - Cá thể lúc này không còn bị kẹt trong những vọng tưởng kỳ vọng ,mà có thể đắm mình vào trong hiện tại – biết rằng bản thân là những gì mà ý thức ghi nhận tại từng thời điểm ngay lúc này.
Điều đó góp phần tắt bớt âm lượng những giọng huyên thuyên đánh
giá bản thân đi. Những cảm xúc tiêu cực khó bám vào bản thân lâu hơn dù cho mình muốn.
Phạm một sai lầm, một cử chỉ hành động đi ngược lại những gì bản thân đặt ra... không biến những gì bạn đang nỗ lực hướng đến là vô nghĩa! vô tình lướt youtube insta hàng giờ hay ăn vặt một lần không có nghĩa là bạn không thể trở nên nhận thức và ăn uống điều độ hơn ! Từng ngờ vực phản bội bản thân hay từng cảm thấy mình tự ti không xứng với thành công này ? ừ, có thể bạn từng vậy. Sao bạn phải tiếp tục là phiên bản đó ?
Nên lần tới , khi bạn nhận ra mình đang lạc trong dòng suy nghĩ huyên thuyên , thử đặt sự chú tâm vào , để nó trồi lên dưới ánh sáng vùng nhận thức , rồi một cách thư thái phân tách ra và quan sát nó từ phía mình – thay vì nhận vơ không tỉnh táo chất vấn như lúc trước.
"Be attentive, for in the stillness of awareness, lies the gateway to a life of purpose and enlightenment"
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất