<i>Ảnh chèn tạm </i>
Ảnh chèn tạm
Dạo qua một vòng mảng "Tài chính cá nhân", không ngạc nhiên khi bắt gặp những cụm từ "Tự do tài chính", "Các cấp độ tự do tài chính". "những phương pháp đầu tư để bạn tự do tài chính"..... theo sau đấy là một vài công thức, cách thức để giúp bạn đến được với "sự tự do"
Công thức đâu đó sẽ là: Tiền bạn cần 1 năm x 25 năm = Số tiền tự do tài chính. Hoặc ở bên nước ngoài, các bạn trẻ sẽ lấy một cột mốc là 1 triệu đô la đầu tiên.
Cách tiếp cận của những công thức này rất "Tài chính" (đại khái là liên quan đến số má nhiều). Tuy nhiên khi trả lại về thực tế, công thức đã có, mà sao thấy ít người tự do quá ta? Mà còn chưa nói đến tự do, mình thấy nhiều người đi trên đường chạm đến tự thôi đã căng thẳng thấy nội rồi. Chưa thấy niềm vui cuộc sống đâu, chỉ thấy họ mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi nhắc đến chuyện tiền bạc.
Một số câu trả lời thường thấy khi được hỏi lý do vì sao bạn theo đuổi tự do tài chính là: Tự do tài chính để tự do lựa chọn, để thời gian của mình là của mình, để mình không phải sống theo lương từng tháng nữa. Ủa nhưng mà sống theo lương từng tháng, nếu biết cách sắp xếp, vẫn có thể có tự do lựa chọn, vẫn có thời gian riêng?
Bao nhiêu người đi trước, họ vẫn sống, làm việc và nhận lương hàng tháng. Họ vẫn có sự tự do nhất định trong lựa chọn, và họ vẫn có thể sống với tâm thế an tâm. Thậm chí những người nợ hàn chục, trăm triệu, họ vẫn có thể sống thoải mái, chi trả nợ đều đặn và vẫn hài lòng với sức khỏe tài chính của chính bản thân. Vậy có lẽ họ không tự do như các chuyên gia, nhưng đổi lại, họ đạt được sự an tâm tài chính để sống một cuộc đời không căng thẳng.
AN TÂM VS TỰ DO TÀI CHÍNH
Tự do tài chính của chuyên gia là một công thức chung cho tất cả mọi người dựa trên số tiền nhu cầu sống của của 1 người và tượng tượng 25 năm (hoặc lâu hơn nữa) họ sống và chi tiêu như vậy.
Tuy nhiên, thời gian thay đổi, hành vi thay đổi, nhu cầu chi tiêu thay đổi. Chỉ 2 năm thôi, mình đã thay đổi rồi thì liệu mình mãi không thay đổi sau 25 năm (hoặc hơn)? Năm nay có lẽ mình không thích đi du lịch nên chi phí du lịch của mình chả có. 5 năm sau mình thấy tầm quan trọng của việc du lịch, vậy mình sẽ có thểm khoản phải có để đi du lịch. Vậy mình sẽ tính lại con số tự do tài chính hàng năm của mình rồi vẫn x với 25 năm?
Mục tiêu thay đổi theo nhu cầu từng giai đoạn trong cuộc sống. Vì vậy đừng nghĩ vội chuyện 25, 30 năm. Cứ chuẩn bị trước cho 1 - 2 năm tới đã. Nếu mình đủ nguồn lực (mối quan hệ, thời gian, tài chính, sức khỏe) để có thể thực hiện những mục tiêu tài chính, lẫn cá nhân, thì lúc đấy, bạn còn băn khoăn gì nữa?
Việc "tự do tài chính" theo các chuyên gia sẽ không khiến bạn an tâm với sức khỏe tài chính, hay giúp bạn ngủ ngon mỗi đêm. Không phải ai cũng cần tự do tài chính nhưng ai cũng nên an tâm về tình hình tài chính của mình.
An tâm xuất hiện khi mình có động thái chuẩn bị trước cho những dự định, trạng thái sẵn sàng để đón nhận rủi ro, tinh thần chủ động nắm bắt cơ hội. Để an tâm trong cảm xúc và tự do trong tư tưởng, bạn chỉ cần chuẩn bị trước cho những sự kiện sắp tới. Và tùy thuộc vào độ tuổi, kế hoạch, mục tiêu cá nhân, "sự kiện sắp tới" sẽ được tự định nghĩa.
Câu chuyện không phải chịu khổ cực tận cùng để đạt đến tự do tài chính (hay thoát ra khỏi rat race như nhiều người đang chạy mệt). Câu chuyện là mình tìm thấy sự an tâm và bình yêu trong cuộc đua rat race và rồi từ từ đạt được những mục tiêu cá nhân của riêng mình.
Công thức của chuyên gia đã làm rất tốt khi đưa cho bạn một công thức tài chính. Tuy nhiên, cách để mình xác định nhu cầu cá nhân, mục tiêu cá nhận, thì câu chuyện này được nói rất qua loa. Chỉ cần chuẩn bị trước, là bạn đã một phần tự do rồi, mà quan trọng nhất là yên tâm, đỡ phải lo lắng nhiều. Còn chuẩn bị thế nào, sao để mình luôn an tâm về sức khỏe tài chính, mình sẽ cố gắng viết tiếp hen.
Ps: Mục tiêu của mình chỉ đơn giản là giúp mọi người thay An-xiety thành An tâm tài chính. Vậy nên bất kì ai muốn trao đổi, giao tiếp về chủ đề personal finance, cứ nhắn mình trực tiếp.
Always welcome!
---------
Bài viết cùng chủ đề