Đâu là yếu tố dẫn đến hạnh phúc?

Kể từ những năm 1980, dữ liệu từ nghiên cứu kéo dài lâu nhất trên thế giới về sự hạnh phúc đã chỉ ra rằng những mối quan hệ lành mạnh (good relationship) là điểm mấu chốt của một cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phúc. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu có những ý kiến trái chiều về chủ đề này. “Chúng tôi hiểu rằng có một sự tương quan nhất định giữa tâm trí và cơ thể và không hề có ý phủ định điều đó”, Robert Waldinger - nhà tâm thần học, giám đốc khoa Phát triển Người lớn của đại học Havard (Harvard Study of Adult Development) cho biết.
“Nhưng làm sao một mối quan hệ có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tim mạch hay xương khớp? Làm sao mối quan hệ có thể thâm nhập vào cơ thể và có những ảnh hưởng đến sinh lí của chúng ta?”. Sau đó hàng loạt các nghiên cứu khác đều cho ra những kết quả tương tự. “Chúng tôi bắt đầu tin vào kết quả từ những gì đã chỉ ra”. Đây quả là một bất ngờ, nhưng nó thuyết phục đến mức Waldinger đã cùng cộng sự của mình là Marc Schulz xuất bản cuốn sách The good life, tập trung vào các mối quan hệ và cách để cải thiện chúng. 
Tất nhiên, có những yếu tố khác dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc. Chúng có xu hướng giống nhau giữa các quốc gia, văn hóa hay tầng lớp xã hội. Trong đó bao gồm sức khỏe tốt và tuổi thọ, ngoài ra còn có sự tự do và khả năng đưa ra những lựa trọn quan trọng trong cuộc sống. Niềm tin cũng là một phần quan trọng, không chỉ với bạn bè, hàng xóm, mà là ở cả chính phủ. “Một điều khác mà mọi người trên khắp thế giới đều nhắc đến đó là lòng tốt, và cơ hội được trao đi lòng tốt của mình”, Waldinger nói.
 Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến tiền bạc. “Một lẽ hiển nhiên rằng, chúng ta chẳng thể cảm thấy hạnh phúc nếu như đang phải vật lộn để tìm thức ăn hay nhà ở”. Tuy nhiên, khi mức thu nhập vượt qua một mốc nhất định, mức độ hạnh phúc sẽ bão hòa. (Theo như một nghiên cứu vào năm 2010, mốc này cho một gia đình ở Mỹ là $75000). Yếu tố then chốt đó chính là mối quan hệ giữa người với người. Waldinger rút gọn định nghĩa của mình về một cuộc sống hạnh phúc đó là: “Được làm điều mình thích cùng người mình yêu’.

Một nghiên cứu kéo dài hàng thế kỉ..

Waldinger trở thành giám đốc của nghiên cứu từ năm 2005. Ông đã là người thứ 4 tiếp quản vị trí này, kể khi nó bắt đầu từ năm 1938. Vào giai đoạn đầu, đó là 2 nghiên cứu hoàn toàn độc lập. Một nhóm 268 sinh viên đại học Havard và nhóm còn lại là 456 thanh niên từ Boston, một vùng có điều kiện sống khó khăn hơn nhiều, sau đó họ sát nhập thành một. Các nhà nghiên cứu sau đó ghi chép toàn bộ các khía cạnh trong cuộc sống của họ: sức khỏe, công việc, thậm chí cả những chi tiết về bạn bè, vợ, chồng, đức tin, quan điểm chính trị, hay cả cảm xúc của họ khi có con và những điều họ lo lắng hằng đêm. Danh sách có vẻ kéo dài vô tận.
“Tôi giống như một gã tọc mạch. Tôi đã theo dõi toàn bộ cuộc đời họ. Tôi có thể lướt qua hàng ngàn trang sách từ các tập hồ sơ, và nắm được cuộc đời của một người. Tất nhiên chúng tôi phải làm cả những phân tích số liệu phức tạp, nhưng cảm giác có thể hiểu được một cuộc đời thật sự yomost.” 
Tuy nhiên nghiên cứu vẫn có những giới hạn. Tất cả người tham gia vào giai đoạn đầu là đàn ông da trắng, sau đó sự đa dạng dần được tăng lên vào thế hệ tham dự thứ 3. Trong cuốn sách của mình, Schulz đã thêm vào đó rất nhiều và đa dạng các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, và ông nhấn mạnh rằng chúng đều dẫn đến một kết luận: một cuộc sống hạnh phúc là khi nó gắn liền với đời sống xung quanh.
Sự cô đơn giết chết con người ta giống như thuốc lá vậy. Waldinger lí giải rằng chúng ta cần các mối quan hệ để giảm bớt stress. “Chúng tôi biết stress là một phần của cuộc sống. Và các mối quan hệ giúp cơ thể chúng ta kiểm soát và hồi phục khi bị stress. Chúng tôi tin rằng những ai luôn trong trạng thái cô độc và tách mình khỏi xã hội luôn trong cơ chế phòng thủ (fight or flight mode). Họ có nồng độ hormones căng thẳng (Cortisol) cao và nó về lâu dài có thể bào mòn các cơ quan trong cơ thể”.
Waldinger cho rằng sự hạnh phúc có thể chia thành 2 loại. Đó có thể là sự khoái lạc-cảm giác được thỏa mãn tức thì. Và một khái niệm khác được đưa ra bởi nhà triết học Aristote, niềm hạnh phúc chân thật - cảm nhận về ý nghĩa cuộc sống và hiểu rằng nó về cơ bản là tốt (basically good).
Đôi khi, niềm hạnh phúc chân thật không cho chúng ta cảm giác thỏa mãn hay vui sướng. Một ví dụ mà Waldinger hay đưa ra đó là việc phải kể đi kể lại một câu chuyện cho con mình vào giờ ngủ sau khi đã kiệt sức vì một ngày dài làm việc. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không thể cảm thấy niềm vui, hay sự khoái lạc. Tuy nhiên việc này lại đem lại ý nghĩa vô cùng lớn. Thông thường, luôn có sự khác biệt giữa hạnh phúc và khoái lạc”. Và tất cả chúng ta đều cần cả hai. Vấn đề là khi người ta dành quá nhiều thời gian để theo đuổi thứ hạnh phúc tức thì, mà quên đi những việc nhỏ bé nhưng trần đầy ý nghĩa.
img_0
Ảnh bởi
Ben Griffiths
trên
Unsplash
Và chúng ta cũng không quá giỏi trong việc nhận ra điều gì sẽ làm mình hạnh phúc. Một phần là do văn hóa, khi tất cả mọi người đều cho rằng hạnh phúc chỉ đến khi ta mua một thứ gì, có thật nhiều tiền hay trở nên thành công trong công việc. “Có một điều thú vị khi chúng tôi hỏi các millennials điều gì làm cuộc sống họ hạnh phúc, và câu trả lời mà nhận được từ đa số đó là sự nổi tiếng”.
Đôi khi nó cũng phụ thuộc vào bản chất con người (human nature). Khi các thành viên tham gia nghiên cứu được yêu cầu trò chuyện với người lạ trên đường họ đi làm hàng ngày. Những ai cho rằng đó có thể là một trải nghiệm tồi tệ đều cảm thấy ngược lại. “Trò chuyện với người lạ hơi nguy hiểm”, Waldinger nói. “Thậm chí đó là người mà ta quen biết, việc bắt chuyện cũng đầy mạo hiểm, vì bạn sẽ chẳng thể biết họ có muốn lắng nghe mình không. Các mối quan hệ đều có yếu tố không thể dự đoán được (unpredictability). Đó là lí do mọi người đều thích ở nhà, xem Netflix và tránh xa cách mối quan hệ xã giao. Bởi việc nằm dài và cày một bộ phim yêu thích thì hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát và dự đoán.”
img_1
Ảnh bởi
Toa Heftiba
trên
Unsplash

Niềm hạnh phúc của một nhà tâm thần học.

Cha mẹ Waldinger ở cùng thế hệ với những người tham gia đầu tiên của nghiên cứu. Ông có một tuổi thơ êm đềm, mặc dù có những thời điểm mẹ của ông, Miriam, không bằng lòng lắm với cuộc sống. Bà là một phụ nữ thông minh tuy nhiên phải bó hẹp bản thân trong công việc nội trợ. Cha của Waldinger là một người Do Thái, ông là một sinh viên ngành luật, tuy nhiên không thể tìm được việc sau khi ra trường. Sau đó ông chuyển hướng sang kinh doanh nhưng không tìm thấy sự yêu thích công việc của mình. Điều đó đã cho Waldinger một bài học phải theo đuổi công việc cho mình sự say sưa và ý nghĩa.
Và ông cũng không mong muốn trở thành bác sĩ, đam mê thuở niên thiếu của ông là diễn xuất, và đã tham gia vô số vở kịch bên cạnh việc học. Trước khi đến trường y, ông đã có một khoảng thời gian ở Anh, học tập tại đại học Cambridge và theo đuổi sân khấu. “Tôi đã có một thời niên thiếu tuyệt vời, nhưng tôi biết rằng mình không đủ giỏi để biểu diễn chuyên nghiệp. Thời điểm đó tôi không thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe về ngoại hình”. Sau đó ông đã chọn y khoa và bén duyên với tâm thần học. “Tôi bị cuốn hút bởi cuộc sống của con người và cách tâm trí chúng ta hoạt động”.
img_2
Ảnh bởi
Nick Fewings
trên
Unsplash
Weldinger trông hạnh phúc một cách đáng kinh ngạc. “Tôi đang ở độ tuổi 70, với sức khỏe hoàn toàn ổn định, tôi dành nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân. Sự hạnh phúc của tôi một phần là sự may mắn. Tôi có một mối quan hệ tuyệt vời với người đồng hành của mình. Vợ ông, Jennifer , là một nhà tâm lí học lâm sàng. Họ đã kết hôn được gần 37 năm và có 2 người con đều đã trưởng thành.
Waldinger còn thực hành thiền tập, ông đến với Phật giáo từ những năm 30 tuổi. Ông dẫn dắt một nhóm thiền hàng tuần và dành 25 phút mỗi ngày cho nó. Tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc? Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người thực hành đức tin thường không cảm thấy hạnh phúc hơn, nhưng nó giúp họ có niềm tin và sự bình an để vượt qua những giai đoạn khó khăn.
Lẽ dĩ nhiên, cuộc sống của ông không phải lúc nào cũng hạnh phúc. Những giai đoạn ít niềm vui nhất là khi ông mất đi sự kết nối với mọi người. Là một cậu bé lớn lên từ vùng quê nhỏ, ông gặp khó khăn và luôn cảm thấy cô đơn trong năm đầu tiên ở Havard, cho đến khi gặp được nhiều bạn bè. Sau đó ông trải qua sự mất mát với cha mẹ mình khi 2 con còn rất nhỏ. Tôi phải mất đến vài năm sau đó để hoàn toàn hồi phục. “Cuộc đời ai cũng sẽ trải qua những giai đoạn như vậy, nó là một điều hiển nhiên của cuộc sống” ông bọc bạch.
Và cũng thật phi thực tế khi cố gắng lúc nào cũng tỏ ra hạnh phúc. Nhưng có một điều đáng lưu ý đó là, nếu như bạn đang không cảm thấy hạnh phúc, thì có điều gì đó không đúng đang xảy ra đối với cuộc sống của bạn. “Chúng tôi đã nghiên cứu cuộc sống của hàng ngàn người. Không ai lúc nào cũng hạnh phúc, tôi có thể khẳng định như vậy. Việc tin rằng lúc nào mình cũng đang làm đúng là một điều ngốc nghếch. Hạnh phúc đến và đi.”
Chúng ta không đi tìm hạnh phúc, nó xảy đến với chúng ta. Nhưng có những điều ta có thể làm để cảm nhận niềm hạnh phúc một cách thường xuyên hơn. Ví dụ như chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn, giấc ngủ hay thể dục thể thao điều độ. “Một cơ thể khỏe khoắn mang lại một tinh thần hạnh phúc”. Và điều tương tự cũng đúng với việc chăm sóc cho các mối quan hệ của mình. “Một phần vì chúng không chỉ làm ta hạnh phúc, mà còn giảm bớt những khó khăn, bất hạnh mà ta có thể gặp phải.”

Đi tìm hạnh phúc trong khủng hoảng.

Thế giới hiện tại đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid hay khủng hoảng kinh tế, chúng ta có thể cảm nhận rõ sự khó khăn. Nhưng điều ấy cũng đúng với những sinh viên Havard đầu tiên tham gia vào cuộc nghiên cứu. Họ lớn lên trong cuộc đại suy thoái, khi mới bước chân vào cánh cổng đại học chỉ vài tháng sau khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ. Một vài người thậm chí còn tham gia chiến đấu. “Chúng tôi hỏi điều gì đã giúp họ vượt qua thời kì khủng khiếp ấy”. Và câu trả lời nhận được luôn mang yếu tố con người. Những người lính đã vượt qua nhờ những lá thư được viết từ chính gia đình, hay những người đồng đội của mình. Khi được hỏi về cuộc đại khủng hoảng, đó chính là những người láng giềng đã giúp đỡ và chia sẻ nguồn lương thực hiếm hoi mà họ có.
img_3
“Những gì chúng tôi nhận ra đó là ai có khả năng duy trì những mối quan hệ tốt đẹp có khả năng vượt qua giông bão và sống một cuộc sống hạnh phúc”.
Mỗi thế hệ đều có đi qua những giai đoạn cam go, thử thách riêng, nhưng có một vài điều đặc biệt đang xảy ra với chúng ta. Khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng lớn dần. Và nó đang làm đứt gãy các mối quan hệ xã hội. “Con người ngày càng cảm thấy cô đơn hơn, chúng ta dần hình thành những bộ lạc riêng, và chúng ngày càng rõ rệt hơn sau cuộc cách mạng công nghệ”. Vào giai đoạn sau này, nghiên cứu đi sâu hơn vào các mạng xã hội và ảnh hưởng của chúng đến sự hạnh phúc. “Nếu chúng ta chủ động sử dụng mạng xã hội để kết nối với mọi người, thay vì tiêu dùng chúng một cách thụ động. Đó sẽ là một công cụ hữu hiệu để gia tăng sự hạnh phúc”.
Việc thực hành các nghiên cứu cũng giúp ông dành nhiều thời gian hơn để nuôi dưỡng và duy trì các mối quan hệ của mình. Ông mô tả nó như sức khỏe xã hội: “Bạn không thể đến phòng gym 1, 2 lần một tháng rồi mong chờ một ngoại hình đẹp. Điều đó cũng đúng với các mối quan hệ. “Nếu bạn không thể duy trì, mối quan hệ ấy sẽ chết. Những người có khả năng duy trì những mối quan hệ lành mạnh đều phải dành nhiều công sức để đầu tư vào việc ấy.” Không nhất thiết phải quá lớn lao, hay mất nhiều thời gian- một vài mẩu tin nhắn, một, hai li cà phê hay một cuộc đi dạo. “Có thể là những điều nhỏ nhặt, nhưng nếu được lặp lại thường xuyên cũng là đủ để giữ một mối quan hệ được sống”.
Chất lượng của mối quan hệ cũng thật sự quan trọng, bất kể là với bạn bè, người yêu, anh em hay hàng xóm. Chúng tôi đã hỏi các thành viên “Bạn sẽ gọi cho ai vào nửa đêm nếu bị bệnh hay có cảm giác không an toàn”. Tôi tin rằng, tất cả mọi người đều nên có 1 hoặc 2 người như vậy, để thật sự tin tưởng.
Những gắn kết thường nhật, một nụ cười hay một mẩu chuyện ngắn với cô thu ngân trong siêu thị hay với tài xế xe buýt cũng là đủ. Suy cho cùng, nó đều quay về sự gắn kết, và cảm giác được thuộc về. Hãy mở lòng, hãy trò chuyện, hãy gửi đôi lời hỏi thăm với những người bạn, hay đơn giản là kể lại một lần nữa câu chuyện hàng đêm cho con mình, bạn sẽ đạt được hạnh phúc, niềm hạnh phúc chân thật!
img_4
Ảnh bởi
Helena Lopes
trên
Unsplash
Đây là một bài phỏng vấn với nhà tâm thần học Robert Waldinger, được đăng trên mục Psychology của tờ The Guardian. Cá nhân mình học được rất nhiều điều từ bài phỏng vấn này và quyết định dịch lại trên Spiderum. Lần đầu tiên tất nhiên không tránh được những sai sót trong quá trình dịch. Hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và góp ý của mọi người.
Bài viết gốc:
Các bạn cũng có thể tham khảo bài nói chuyện của Robert Waldinger tại TED Talk: