Ngày 13-2 có một du khách đưa tin về sự kiện liên quan đến thông tin cầu kính Rồng Mây trên đèo Ô Quý Hồ (thuộc địa phận huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, giáp với Sa Pa, tỉnh Lào Cai) nghi bị nứt.
Sau đó các cơ quan chức năng Sở Xây dựng và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lập đoàn kiểm tra và kết luận khẳng định là an toàn. Dù vết nứt trên kính là đúng. Và do cơ quan chủ đầu tư tác động để tạo cảm giác mạnh cho du khách. (VTV đưa tin trên bản tin Facebook)
VTV đưa tin trên Trang Thông tin Facebook
VTV đưa tin trên Trang Thông tin Facebook
Câu chuyện gì sẽ xảy ra nếu du khách kia không phát hiện vết nứt và phản ánh trên mạng xã hội. Tất nhiên là miếng kính đảm bảo an toàn theo kết luận của cơ quan chức năng vẫn được sử dụng và các du khách dù không mua vé để trải nghiệm cảm giác mạnh vẫn được tận hưởng các cảm giác mạnh.
Thói quen đổi lỗi - không dám thừa nhận.
Từ bé chúng ta đã được các bậc cha mẹ vô tình dậy cho việc “đổ lỗi” cho hoàn cảnh. Lúc tập tẹ bước những bước đầu tiên, không may vấp phải ghế mà ngã thì đa số các bà mẹ đều có chung một câu - đánh cái ghế hư nè, cái ghế không có mắt làm con mẹ đau… Hay lớn hơn một tí, nếu đi chơi với con hàng xóm mà chẳng may bị u đầu, mẻ trán gì đó thì thể nào các bà mẹ sẽ lại đổ lỗi cho con hàng xóm, con cái mình mặc nhiên “vô tội”.
Sự đổi lỗi được hình thành dần dần như một thói quen khiến ta không tự nhận thức được cái mình làm là sai mà mặc nhiên đó là do hoàn cảnh, do số phận. Ít nhiều gì thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ai cũng tìm ra cho mình một lí do nào đó để đùn đẩy thiếu sót, rủi ro ra khỏi mình.
Một sự kiện lùm xùm gần đây liên quan đến các nghệ sĩ về việc che giấu tiền từ thiện. Rồi họ có 1001 lý do dẫn đến việc chậm trễ trên. Vậy nếu không có việc live của CEO Phương Hằng chắc sẽ không có những số tiền giải ngân chậm của các mạnh thường quân đến tay những người nghèo.
Họ đã không dám thừa nhận về sự không đảm bảo chất lượng của một công trình. Không dám thừa nhận về số tiền từ thiện nhiều con số. Họ có những hoàn cảnh khác nhau để đổ lỗi để làm bằng chứng.
Pháp trị có lẽ chưa có đủ căn cứ để cấu thành tội phạm cho những con người đó. Nhưng tin rằng tòa án Đạo đức cũng đã có phán quyết trong lòng mỗi người.
Chấp nhận và Xin lỗi
Mỗi người ai cũng có cái tôi cá nhân. Tuy vậy, không nên để cái tôi đó trở thành rào chắn, vật cản quá lớn đến mức không thể vượt qua chính mình. Sĩ diện có thể làm nên con người, nhưng vì sĩ diện để bao biện cho mình thì bản thân sẽ chẳng bao giờ tiến bộ nếu những lý do ấy quá vô lý, vô tư. Nếu sai còn biện minh thì chính bản thân người đó đánh mất mình một cách đáng tiếc.
Bài học biết nói lời xin lỗi là bài học cơ bản, khi biết nhận lỗi để về sau rút ra bài học và không còn lặp lại điều từng làm. Nếu cứ đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan thì cá nhân đó trở thành người bảo thủ, cố chấp. Nếu một người còn không biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình thì làm sao có thể tin tưởng giao phó cho những công việc, trọng trách quan trọng. Thử hỏi chỉ một việc đi làm trễ, bạn không dám nhận lỗi, thì bạn dám nhận trách nhiệm cho việc gì? Bởi nếu lấp liếm được một lần sẽ có lần thứ hai và nhiều lần nữa. Như thế bạn đang đi giết chính mình. Và giả sử mọi người cho qua cái lý do “ đại bàng gắp rắn thả xuống đường dây”, sự cố đó là điều đương nhiên và ai sẽ tìm ra lý do mới cho những sự cố khác ở ngày tiếp theo?
Cúi đầu và xin lỗi trong văn hóa người nhật
Cúi đầu và xin lỗi trong văn hóa người nhật