SỰ LỪA GẠT VĨ ĐẠI NHẤT LỊCH SỬ KHOA HỌC (PHẦN 2)
Ở phần 1 của bài viết, tôi đã nêu lên 2 luận điểm bác bỏ Thuyết phi tạo sinh và Thuyết tiến hoá của Charle Darwin. Thứ nhất đó là Thuyết...
Ở phần 1 của bài viết, tôi đã nêu lên 2 luận điểm bác bỏ Thuyết phi tạo sinh và Thuyết tiến hoá của Charle Darwin. Thứ nhất đó là Thuyết tạo sinh và Định luật bất đối xứng của Louis Pasteur chứng minh rằng sự sống phải được tạo ra từ sự sống. Và thứ hai đó là Lý thuyết xác xuất trong toán học đã bác bỏ quan điểm hình thành sự sống một cách ngấu nhiên từ các hợp chất vô cơ. Với những ai chưa đọc phần 1 của bài viết có thể tham khảo ở đường link phía dưới.
Trong phần 2 này, tôi xin tiếp tục nêu lên 3 luận điểm khoa học chỉ ra những "lỗ hổng" trong Thuyết phi tạo sinh của Darwin khi lý giải nguồn gốc sự sống. Và thật đáng buồn thay nhưng sai lầm đó vẫn đang được giảng dạy hàng ngày ở hệ thống giao dục không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới.
1. Định lý Godel bác bỏ thuyết tiến hoá
Có lẽ khi nhắc tới Định lý Godel ( hay còn được gọi là Định lý bất toàn) nếu là người không quan tâm tới toán học và triết học thì sẽ thấy lạ lẫm. Tuy nhiên, Định lý này được xem là khám phá toán học số 1 trong thế kỷ 20. Và cha đẻ của nó được xem là ông tổ của khoa học máy tính hiện đại. Định lý bất toàn được nhà toán học, nhà triết học vĩ đại người Áo - Kurt Godel công bố vào năm 1931. Ông được tạp chí Time vinh danh là nhà toán học vĩ đại nhất thế kỷ 20. Thậm chí, nhà bác học vĩ đại khác là đồng nghiệp của Godel tại Viện nghiên cứu Princeton là Albert Einstein đã một lần chia sẻ rằng:
"Tôi không còn niềm vui nào khác khi đến viện nghiên cứu ngoài việc được tản bộ và trò chuyện cùng ngài Godel" (hàm ý về sự ngưỡng mộ đối với Godel).
Hệ quả của Định lý Godel bao trùm lên nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng gì toán học, sinh học mà còn có hệ quả triết học to lớn. Chính vì thế mà Định lý Godel được giới các nhà khoa học đánh giá có ý nghĩa quan trọng tương đương như Thuyết đương đối của A. Einstein và Nguyên lý bất định của Heisenberg.
Nội dung của Định lý Godel rất dài và nếu đọc trích dẫn nguyên văn tôi cũng đã mất hàng chục lần để hiểu. Do vậy, sau đây xin được diễn giải Định lý Godel một cách mộc mạc, ai đọc cũng có thể nắm bắt một cách tổng quát nội dung của định lý này một cách dễ dàng. Cụ thể Định lý Godel gồm 2 luận điểm chính như sau:
(1) Không tồn tại một lý thuyết toán học tuyệt đối hoàn hảo, vừa đầy đủ, vừa phi mâu thuẫn. Tức là trong toán học tồn tại những mệnh đề không thể chứng minh và cũng không thể phủ nhận. Kurt Godel đã tự nhận xét về định lý của mình rằng:
"Trong mọi hệ số học được xây dựng chặt chẽ từ một hệ tiên đề, tồn tại ít nhất một mệnh đề không thể được chứng minh, cũng không thể được phủ định (trong hệ đó)."
(2) Không thể chứng minh một hệ tiên đề mà chỉ sử dụng hệ tiên đề đó. Tức phải vận dụng những lý thuyết khác, bổ sung những tiên đề khác để chứng minh sự đúng đắn của một hệ tiên đề. Để minh chứng một cách dễ hiểu cho định lý của Godel, chúng ta hãy hình dung việc vẽ một vòng tròn bao quanh một trong số tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới này. Ví dụ như vẽ vòng tròn quanh chiếc Iphone thì chúng ta không thể lý giải được hệ điều hành IOS được viết ra như thế nào mà phải dựa vào những thuật toán của nhưng kỹ sư của Apple viết ra. Quay trở lại với toán học, ai đã học qua bậc trung học thì chắc hẳn đã biết tới hệ 5 tiên đề Euclid ( Ơ-Cờ-Lít). Trong đó, tiên đề V (tiên đề đường song song) là một tiên đề không thể chứng minh. Trong hàng trăm năm trước thế kỷ 19, các nhà toán học hàng đầu đã cho rằng tiên đề V là một định lý có thể chứng minh đươc. Và họ đã lao vào chứng minh tiên đề V. Nhưng cho đến giữa thế kỷ 19 vẫn chẳng ai có thể chứng minh được tiên đề V. Cuối cùng tất cả mới vỡ lẽ và thựa nhận rằng không có cách nào chứng minh được tiên đề V. Và rằng, tiên đề V là một tiên đề thực sự, và được Euclid nhận ra bằng trực giác thiên tài.
Trong cuốn sách "Giáo sư Tạ Quang Bửu - Cuộc đời và sự nghiệp" viết về người mở đường vĩ đại của nền khoa học Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh ý của Giáo sư Tạ Quang Bửu rằng: "Cái đùng của toán học phải tìm ngoài toán học".
Càng đào sâu về định lý Godel càng thấy được hệ quả triết học và sinh học to lớn của nó. Khi ai đó cố gắng chứng minh và giải thích mọi thứ, tham vọng biết được cái nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng đều là những ảo vọng không thể thành hiện thực. Như cái cách Charle Darwin và những người theo thuyết tiến hoá muốn gói gém toàn bộ nguyên nhân của sự sống, thế giới vạn vật đa dạng vào một vài những lý thuyết đơn giản của Thuyết tiến hoá. Tuyên bố của Godel: "Chứng minh mọi điều là bất khả" đã bác bỏ hoàn toàn Thuyết tiến hoá của Darwin khi chứng minh nguồn gốc sự sống hình thành một cách ngẫu nhiên từ các vật chất vô cơ.
2. Định luật 2 của Nhiệt động lực học (còn gọi là Định luật Entropy)
Chắc hẳn nhiều người đã quá quen thuộc với câu sau: "Năng lượng không tự sinh ra và mất đi, mà năng lượng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác". Đó là một cách phát biểu ngắn gọn nhất về Định luật thứ nhất trong 4 định luật của nhiệt động lực học. Từ khi tìm hiểu về nguồn gốc sự sống, tôi mới nhận ra vật lý động lực học có mâu thuẫn to lớn với cách Darwin giải thích về nguồn gốc sự sống.
Cụ thể, Định luật thứ 2 của Nhiệt động lực học (hay còn gọi là Định luật Entropy) do nhà bác học vĩ đại người Anh là Lord Kelvin đặt nền móng từ giữa thế kỷ 19 và được hậu thế hoàn thiện vào thế kỷ 20 đã bác bỏ hoàn toàn Thuyết tiến hoá của Darwin. Phát biểu ngắn gọn dễ hiểu Định luật Entropy như sau:
"Trong một hệ kín, không trao đổi năng lượng với môi trường thì entropy (mức độ hỗn loạn của hệ) luôn tăng dần". Tức là nếu để một quá trình diễn ra một cách tự phát mà không có các yêu tố tác động từ bên ngoài thì các phân tử vật chất trong hệ đó luôn có chiều hướng gia tăng mức độ hỗn loạn. Nói cách khác, Định luật Entropy chỉ ra rằng, mọi hệ thống kín có xu hướng biến thiên từ trật tự đến hỗn loạn. Muốn giữ sự ổn định, trật tự thì phải cung cấp những năng lượng bên ngoài hệ đó.
"Trong một hệ kín, không trao đổi năng lượng với môi trường thì entropy (mức độ hỗn loạn của hệ) luôn tăng dần". Tức là nếu để một quá trình diễn ra một cách tự phát mà không có các yêu tố tác động từ bên ngoài thì các phân tử vật chất trong hệ đó luôn có chiều hướng gia tăng mức độ hỗn loạn. Nói cách khác, Định luật Entropy chỉ ra rằng, mọi hệ thống kín có xu hướng biến thiên từ trật tự đến hỗn loạn. Muốn giữ sự ổn định, trật tự thì phải cung cấp những năng lượng bên ngoài hệ đó.
Khi đối chiếu với thuyết phi tạo sinh của Darwin cho rằng sự sống được tập hợp ngẫu nhiên từ các vật chất không sống. Tức là sự sống được khởi phát từ một cái trật tự rất thấp và phát triển một cách ngẫu nhiên thành cái có trật tự cao. Lý thuyết này trái ngược hoàn toàn và bị Định luật Entropy bác bỏ. Lord Kelvin đã từng phát biểu: "Tôi cần phải nói công khai rằng sự khởi đầu và sự duy trì sự sống trên trái đất hoàn toàn vượt quá phạm vi của mọi phỏng đoán hợp lý trong khoa học động lực. Đóng góp duy nhất của khoa học động lực cho sinh học lý thuyết là sự phủ định tuyệt đối về sự khởi đầu tự động hoặc sự duy trì tự động của sự sống”
Khi luận điểm này được các nhà khoa học nêu lên để phản bác Thuyết tiến hoá Darwin, thì những những nhà tiên hoá đã chống đỡ mạnh mẽ bằng việc chỉ ra có năng lượng được tác động để tạo ra sự sống từ các vật chất vô cơ - đó là ánh sáng mặt trời. Nhưng thực sự chỉ năng lượng tác động thôi là chưa đủ để giữ một hệ trật tự. Bởi có những trường hợp năng lượng tác động không những làm hệ đó trật tự mà còn làm cho hệ đó bị phá hủy. Ví dụ như năng lượng từ ánh sáng mặt trời là thiết yếu đối với mỗi con người. Nhưng nếu chúng ta đứng dưới ánh nắng mặt trời một cách vô thức nhiều giờ, nhiều ngày thì sự sống của chúng ta sẽ chấm dứt. Như vậy, chắc chắn bên cạnh việc tác động năng lượng thì còn phải có một yếu tố khác, đó là thông tin.
3. Lý thuyết thông tin bác bỏ thuyết tiến hoá của Darwin
Thực tế chúng ta thấy rằng sự sống là một tập hợp có trật tự, một tổ chức cao cấp. Điều này được minh chứng thông qua quá trình các axit amin tổng hợp với nhau một cách có trật tự thành các chuỗi polipeptit và sau đó tạo nên những thực thể sống. Chỉ một mắt xích được kết nối không đúng vị trí trong chuỗi đó thôi cũng đủ làm cho sự sống không thể hình thành. Choáng ngợp hơn nữa nếu chúng ta tận mắt chứng kiến các tế bào sự sống thông qua kính hiển vi. Nó là một mạng lưới phức tạp nhưng vô cùng trật tự và có hệ thống. Do vậy, sự sống chắc chắn không thể ra đời một cách tình cờ và ngẫu nhiên thông qua các phản ứng hoá học đơn thuần từ các vật chất vô sinh như cách mà học thuyết của Darwin mô tả được. Cụ thể, sự sống phải là kết quả của một chương trình thiết kế được thiết lập sẵn trước khi sự sống ra đời. Cũng tương tự như việc làm ra một chiếc xe ô tô với hàng ngàn linh kiện thì phải dựa bản thiết kế được vẽ sẵn trước khi sản xuất. Hoặc hệ điều hành máy tính phải được các kỹ sư tin học tạo nên bởi hàng ngàn dòng mã code phức tạp.
Vậy câu hỏi là chương trình kiến tạo sự sống là gì? Thật may mắn với khoa học tiến bộ ngày nay đã giải đáp được câu hỏi này. Đó chính là mã DNA. Những năm đầu thế kỷ 21, dự án Giải mã bộ gen người của tiến sỹ Francis Collin đã khám phá ra cấu trúc của mã DNA. Từ đó có thể khẳng định mã DNA là chương trình kiến tạo sự sống, nó đưa ra các thông tin chỉ đạo quá trình tổng hợp các axit amin cần thiết để sự sống hình thành. Giả sử nếu không có mã DNA, sự sống sẽ không thể nào được hình thành dù cho có xảy ra bao nhiêu phản ứng hoá học, kéo dài hàng chục tỷ năm đi chăng nữa. Mọi sự tương tác vật chất một cách ngẫu nhiên hoàn toàn không thể tạo ra sự sống. Tới đây có thể kết luận rằng, mã DNA là thông tin cấu tạo nên sự sống.
Theo Lý thuyết thông tin cho rằng: "Mọi thông tin đều bắt nguồn từ trí tuệ thông minh". Vì thông tin của sự sống quyết định sự hình thành sự sống, nên bài toán tìm nguồn gốc sự sống quy về bài toán tìm nguồn gốc thông tin của sự sống, tức là nguồn mã DNA. Như vậy bức tranh bí ẩn về nguồn gốc sự sống sẽ được vén màn khi chúng ta tìm ra được nguồn gốc của mã DNA và trả lời được câu hỏi "Ai đã tạo ra mã DNA?". Nhưng sự thực cho đến ngày hôm nay, đó vẫn là một câu hỏi hóc búa mà cả nhân loại vẫn đang bó tay. Phải khẳng định rằng chưa có bất cứ nhà khoa học nào có thể chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc sự sống. Tất cả những lý thuyết giải thích nguồn gốc sự sống như thuyết tiến hoá của Darwin chỉ là những giả định mà chưa được chứng minh.
Nhiều nhà khoa học và triết học xuất sắc đã gián tiếp trả lời rằng KHÔNG CÓ câu trả lời khoa học cho câu hỏi hóc búa của nguồn gốc sự sống, khi họ thừa nhận rằng mã DNA là sản phẩm của Chúa. Ví dụ: Francis Collins, giám đốc chương trình Giải mã bộ gen người của Chính phủ Mỹ, đã gọi mã DNA là “Ngôn ngữ của Chúa” (đây cũng là tên của cuốn sách do ông chắp bút và là Best Sellers của tạp chí New York Times. Trong khi đó, nhà triết học nổi tiếng người Anh, Anthony Flew, vốn là một trong những lãnh tụ của triết học vô thần trong thế kỷ 20, đã thay đổi lập trường 180 độ khi tuyên bố “Mã DNA chứng tỏ ắt phải có một Trí tuệ Siêu Thông minh”. Ông bị các nhà tiến hoá coi là một kẻ phản bội khi đưa ra ý kiến như vậy.
Tóm lại, đối với nhiều nhà khoa học và triết học, mã DNA đánh dấu giới hạn của khoa học. Tương tự như cách mà các nhà vật lý học không thể lý giải điểm kỳ dị trong Lý thuyết Big Bang. Còn Paul Davies gọi giới hạn đó là cái ngưỡng khởi đầu của sự sống. Tới đây, một lần nữa chúng ta lại thấy mối dây liên kết tới Định lý Godel. Nếu muốn tìm nguyên nhân đầu tiên của sự sống thì chúng ta phải tìm ngoài sự sống, tức là không thể đối với giới hạn trí tuệ loài người.
KẾT: 160 năm qua, thuyết tiến hóa và thuyết phi tạo sinh của Darwin của che phủ đi sự thật. Chặt cái cây thì phải chặt tứ gốc, cái gốc của thuyết tiến hóa chính là những giả thiết về việc lý giải nguồn gốc sự sống. Chỉ cần nhìn cách Darwin thất bại trong việc giải thích, chứng minh về mắt xích đầu tiên, nguyên thủy của sự sống là đã nhận thấy được sự sai lầm của thuyết tiến hóa. Đã đến lúc để chúng ta ngồi lại, suy ngẫm và thay đổi nhận thức.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất