Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần tự đặt ra câu hỏi "Nguồn gốc sự sống từ đâu?". Với khối kiến thức mờ nhạt từ môn sinh học ở cấp 3 và sau khi "thấm nhuần" chủ nghĩa duy vật biện chứng ở bậc đại học, tôi giường như đã tin rằng vạn vật trong thế giới này bắt đầu từ một nguyên tử, phân tử giản đơn. Và rằng, trước khi có hình hài đẹp đẽ như ngày nay, loài người đã trải qua hàng triệu năm tiến hoá từ thủa nguyên sơ là loài thủy sinh sống dưới biển. 
Tuy nhiên, kể từ khi tìm hiểu và thu nạp được kiến thức từ nhiều nghiên cứu của những nhà khoa học vĩ đại trên thế giới như Lord Kelvin, Kurt Godel, Louis Paster,... về sự hình thành sự sống. Đặc biệt là nghiên cứu về nguồn gốc sự sống của giáo sư Phạm Việt Hưng ( một giáo sư có chuyên môn hẹp là toán học nhưng có một nỗi trăn trở lớn lao về cội nguồn vạn vật). Tôi bàng hoàng nhận ra sự thật mà bấy lâu nay CÓ THỂ nền giáo dục đã lừa gạt tôi cùng rất nhiều người khác.


Đọc thêm:

Chúng ta bị lừa gạt bấy lâu nay ?!?

Như đã nói, trước nay chúng ta được giảng dạy và tin tưởng mù quáng theo Thuyết tiến hoá của Charles Darwin, rằng con người phát triển và có hình hài như ngày nay là qua quá trình tiến hoá lâu dài. Mà thủy tổ của loài người là loài thủy sinh dưới biển. Thuyết tiến hoá của Darwin được nêu trong cuốn sách "On the origin of Species", dịch ra tiếng Việt là "Về nguồn gốc các loài". Diễn giải nôm na cho dễ hiểu là Darwin cho rằng, con cá bơi dưới nước vào một ngày chán cảnh sống dưới nước nó nhảy lên bờ. Nó tiến hoá và trở thành loài lưỡng cư. Dần dần nó thích nghi và mọc các chi (chân) để đi lại, di chuyển và trở thành loài bò sát. Rồi tiếp đó loài bò sát lại tiến hoá dần dần thành loài động vật có vú. Từ động vật có vú tiếp tục tiến hoá để trở thành tổ tiên gần nhất của loài người là vượn. Thậm trí ở nhánh khác nó còn mọc cánh để bay lên trời. 
Ở một chiều ngược lại, loài động vật có vú sống ở trên cạn bỗng một ngày nhảy xuống biển và dần dần tiêu biến mất chân đi. Chúng được gọi là loài cá heo (bởi cá heo là động vật có vú chứ không phải loài cá). Ngày xưa, với sự hồn nhiên của cậu nhóc học trò khi học tới đây thì nghe có vẻ rất có lý và cũng rất thuyết phục.
Charles Darwin và Thuyết tiến hoá do chính ông đề ra vốn từ lâu vẫn được đại đa số mọi người công nhận là những tượng đài của nền sinh học. Cùng với sự lên ngôi của chủ nghĩa duy vật biện chứng kể từ cuối thế kỷ 19, thế kỷ 20 tới nay, Thuyết tiến hoá được công nhận và giảng dạy trong hệ thống giáo dục chính thống của hầu hết các quốc gia. Chính vì thế mà mọi sự phản bác về sự bất hợp lý của thuyết tiến hoá dù có thuyết phục tới đâu cũng đều bị xếp ngoài rìa và chỉ được một bộ phận nhà nghiên cứu cùng những người quan tâm biết đến. Có nhiều lý do xã hội cho việc này mà sẽ được đề cập tới trong các phần cụ thể của bài viết.
Xuyên suốt quá trình lịch sử, rất nhiều nhà khoa học đã phản bác và chỉ ra hàng loạt những lỗ hổng của học thuyết này và khẳng định Darwin đã SAI. Tiêu biểu là bài viết "Darwin was wrong" - Tạp chí New Scientist (Tạp chí khoa học hàng đầu của Anh) đăng ngày 24/1/2009. Vậy vì đâu mà những nhà khoa học cho rằng Darwin đã sai? Qua quá trình tìm hiểu thấy rằng, sai lầm của Darwin về nguồn gốc sự sống đã được các nhà khoa học ở nhiều lĩnh khác nhau như sinh học, hoá học, y học, vật lý lượng tử... Và thậm chí, toán học cũng chỉ ra Darwin và Thuyết tiến hoá đã sai. Sau đây, tôi xin đề cập tới một vài lý do để phản bác những lỗ hổng trong học thuyết của Darwin về nguồn gốc sự sống.

Đọc thêm:

1. Định luật bất đối xứng và Định luật tạo sinh của Pasteur bác bỏ Thuyết phi tạo sinh

Trong chuyến đi vòng quanh thế giới kéo dài 5 năm, Darwin đã quan sát thấy sự khác nhau của các loài động vật. Ví dụ những con chim sẻ ở đảo Galapalos khi chúng có hình dáng rất giống nhau, ngoại trừ mỏ của chúng. Từ đó, ông suy luận rằng những loài vật tự tiến hoá để thích nghi với môi trường và điều kiện sống. Thành quả của ông đạt được là cuốn sách Về nguồn gốc các loài xuất bản năm 1859. Tại thời điểm đó, trong thâm tâm, Darwin vẫn tin rằng cội nguồn của sự sống là do chúa tạo ra và từ đó mọi vật tiến hoá. Cụ thể, Francis Collins- Giám đốc dự án "Giải mã bộ gen người", là người có công đầu tìm ta cấu trúc bộ gen cấu tạo loài người chúng ta. Francis Collins trích dẫn lời Darwin trong cuốn sách "Ngôn ngữ của chúa" như sau:
"Cách nhìn nhận này về sự sống là vô cùng quan trọng. Rằng sự sống với một vài sức mạnh của nó mà gốc gác của nó là do chúa truyền hơi thở cho một hoặc một số dạng thể. Và rằng trong khi hành tinh này cứ vận động mãi mãi xung quanh quy luật cố định là trọng lượng thì từ những dạng thức ban đầu vô cùng giản đơn đã không ngừng hình thành những dạng thể đẹp và tuyệt với nhất"
Tuy nhiên, xu thế khoa học của thời gian đó cho rằng đã là khoa học thì không cần dựa vào chúa. Và khi Thuyết phi tạo sinh được công bố, nhiều người ủng hộ và ca ngợi công trình nghiên cứu của Darwin. Tuy nhiên, ông cũng bị công kích quyết liệt khi nhiều người phản bác khi họ truy tới cùng mắt xích đầu tiên của sự sống. Các phân tử vật chất cấu tạo nên các loại động vật ấy từ đâu mà ra? Sau nhiều sự công kích như vậy, Darwin lung lay và thay đổi quan điểm. Ông lao vào nghiên cứu về nguồn gốc sự sống. Ông TƯỞNG TƯỢNG ra một lý thuyết được gọi là "Cái ao nhỏ ấm áp". Trong đó ông miêu tả rằng chúng ta có thể tưởng tượng, trong một cái ao nhỏ ấm áp, có tất cả các loại amoniac, muối phosphoric, ánh sáng, nhiệt, điện,... Rồi một thành phần protein được tạo ra từ các axit amin bởi các phản ứng hoá học. Như vậy Darwin cho rằng các thành phần hoá học nêu trên trong một điều kiện lý tưởng đã NGẪU NHIÊN hình thành nên sự sống. Đây chính là quan điểm cơ bản của Thuyết phi tạo sinh.
Kể từ sau năm 1871 khi Darwin TƯỞNG TƯỢNG ra Thuyết phi tạo sinh, các nhà khoa học theo trường phái tiến hoá, những môn đồ sùng bái ông đã cố gắng tìm cách củng cố học thuyết phi tạo sinh. Điển hình là năm 1953, 2 nhà khoa học Uray và Miller đã công bố rằng đã chế tạo ra được sự sống từ các phản ứng hoá học. Thời điểm đó, thì nghiệm làm cả thế giới trầm trồ và càng tin tưởng hơn vào Thuyết phi tạo sinh. Tuy nhiên, dựa trên "Định luật bất đối xứng" và "Lý thuyết xác xuất" thấy rằng thí nghiệm của 2 nhà khoa học thực chất cũng chế tạo ra axit amin nhưng các axit amin này là axit amin không sống, tức không thể liên kết thành các protein của sự sống. Và cũng khẳng định rằng, chưa hề có bất cứ nghiên cứu, thí nghiệm nào chế tạo ra được phân tử vật chất sống.
Theo Định luật bất đối xứng, mọi phân tử vật chất có sự sống thì đều mang tính chất không đối xứng nhau ( đa số lệch trái và trừ một số ít trường hợp lệch phải). Để đưa ra định luật này, Nhà bác học thiên tài Louis Pasteur đã thì nghiệm bằng cách chiếu tia ánh sáng đồng thời qua các phân tử vật chất sống và phân tử vật chất không sống. Và qua thấu kình hiển vi, ông nhận ra điều khác thường đó là khi chiếu ánh sáng vào phân tử vật chất không sống thì ánh sáng đi thẳng. Tức là cấu tạo của phân tử vật chất không sống được phân bổ 50-50. Tuy nhiên khi chiếu ánh sáng qua phân tử vật chất sống thì ánh sáng lại lệch về bên trái. Từ đó ông rút ra kết luận rằng "Mọi phân tử vật chất có sự sống thì đều bất đối xứng". Và điều đáng buồn thay cho các nhà tiến hóa, với cách chứng minh này, khi chiếu tia sáng vào các acid amin do Uray và Miller chế tạo ra thì đều đi thằng. Tức các acid amin đó không phải là các acid amin tạo ra được sự sống.
Thêm nữa, như Louis Pasteur vốn là một bác sĩ tài ba, là cha đẻ của nền y học hiện đại đã chứng minh Định luật tạo sinh qua thì nghiệm "Bình cổ cong thiên nga". Thuyết tạo sinh nêu rằng "Sự sống chỉ ra đời từ sự sống". Học thuyết này từ đó trở thành một nguyên lý cơ bản của y học. Cụ thể trong y học Pasteur cho rằng "Mọi tế bào đều được sinh ra từ tế bào". Điều này được áp dụng và giảng dạy trong hệ thống giáo dục của các trường y khoa trên thế giới. Định luật tạo sinh được Pasteur công bố đã làm sụp đổ hoàn toàn Thuyết tự sinh của Aristole tồn tại hàng ngàn năm từ thời Hy Lạp cổ đại. Đồng thời, Định luật này cũng bác bỏ hoàn toàn Thuyết phi tạo sinh của Darwin.

Đọc thêm:

2. Lý thuyết xác xuất

Protein trung bình được tạo thành từ ít nhất 100 acid amin và có khoảng 2000 loại acid amin nhưng chỉ có 20 loại đủ điều kiện để kiến nào nên sự sống. Cái làm cho protein hoạt động đúng chức năng là thứ tự chính xác của 20 acid amin khác nhau liên kết với nhau thành một chuỗi polypeptide. Nếu một acid amin không ở đúng vị trí thì protein sẽ không gập lại được, và do đó sẽ vô ích về mặt sinh học. Với đòi hỏi chính xác như thế thì cái gì có thể làm một protein chức năng ở mức khiêm tốn (chỉ chứa khoảng 100 acid amin) có thể hình thành? Các nhà khoa học Walter Bradley và Charles Thaxton đã tính xác suất cho sự kiện đó và kết quả bằng 4,9 x (1/10)^191 (con số khủng khiếp)
Tuy nhiên, theo lý thuyết của Xác xuất Hoyle thì mọi sự việc có xác xuất 1/10^50 thì đều không thể xảy ra. Như vậy xác xuất hình thành sự sống ngẫu nhiên nhỏ hơn gấp nhiều lần so với xác suất Hoyle. Tức sự hình thành tự phát của một protein chức năng đơn lẻ về cơ bản là bất khả thi, ngay cả khi có vô hạn thời gian và đại dương chứa đầy các acid amin.
Trên đây là 2 ví dụ điển hình của những học thuyết, định luật khoa học chứng minh sự sai lầm của Darwin về nguồn gốc sự sống. Tuy nhiên, tới đây chắc nhiều người vẫn còn chưa thuyết phục với một quan điểm và nhận thức hoàn toàn mới lạ, có phần trái ngược so với nhận thức trước kia. Do vậy, xin hãy điềm tĩnh suy ngẫm và đón đọc những bài viết tiếp theo, tôi sẽ đưa thêm những luận cứ khoa học chứng minh cho điều này.
Đọc thêm: