Đây là bài viết mà mình đăng trên LinkedIn, khi mình tìm hiểu về các công ty công nghệ ở Trung Quốc và Mỹ, và có chút suy nghĩ về vấn đề tương tự tại Việt Nam. Thời gian gần đây, vì dịch COVID-19 và những cuộc thảo luận đi liền với Trung Quốc và Mỹ, Chủ nghĩa cộng sản (Communism) và Chủ nghĩa tư bản (Capitalism) và cách hai phía tiếp cận và xử lí vấn đề, nên mình chợt nhớ lại bài viết này ^^ Câu chuyện mình đề cập đến trong bài viết có thể không quá liên quan, nhưng phần nào cũng làm rõ hơn một chút sự khác biệt trong cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Hi vọng các bạn đọc thấy nó thú vị và bổ ích, dù ít dù nhiều :D

Nhân tiện, bài viết có đề cập chút xíu đến chính trị, đó cũng không hẳn là mảng mình hiểu nhiều. Nên nếu có sai sót, nhầm lẫn gì thì mình rất mong nhận được những lời nhận xét thiện chí. Mình cảm ơn!


Trong một lần ngồi lướt Quora, mình bị cuốn vào một chủ đề về câu chuyện Silicon Valley và Thâm Quyến, Mỹ và Trung Quốc. Chủ đề vô tình chạm tới hai case studies của Mỹ và Trung Quốc mà mình có đề cập đến trong article trước của mình về chủ đề thanh toán di động (mobile payment). Điều mình thấy thú vị nhất, là câu chuyện về giải quyết vấn đề (problem-solving), đặc biệt là những vấn đề lớn mang tầm cỡ xã hội, là một tấm gương phản chiếu lối tư duy của cả một cộng đồng.
Rút kinh nghiệm từ bài viết trước, mình lần này viết ngắn hơn, với mục đích kể câu chuyện y như title đã nêu ra: Một chút phân tích và góc nhìn của mình về cách các tech giants tại Mỹ và Trung Quốc giải quyết vấn đề, và quan điểm của mình về cách giải quyết vấn đề tương tự tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ tạm định nghĩa các từ ngữ như sau:
 - Solution: Hàng hoá, dịch vụ được tạo ra
 - Supply-side: Phía tạo ra solution
 - Demand-side: Phía tiếp nhận solution
Chúng ta sẽ đi qua một case study rất thú vị và tiêu biểu về cách tiếp cận và xử lí vấn đề của Mỹ và Trung Quốc (Nằm trong chủ đề khá thú vị trên Quora mà mình đề cập phía trên)
Vấn đề: Lượng nội dung, thông tin người dùng trên các trang thông tin, mạng xã hội rất lớn, cần một lực lượng lớn để hiệu chỉnh, tối ưu và kiểm soát nội dung.
  • Cách tiếp cận Mỹ (Youtube, Facebook, Quora): Sử dụng máy móc, thuật toán để thay thế con người xử lí lượng nội dung này (điều này được upvoted bởi CEO của Quora)
  • Cách tiếp cận Trung (Sina, Sohu, Tencent, Weibo): Thuê lực lượng nhân sự lớn hơn để đảm nhiệm công việc này (điều này được chia sẻ bởi bởi Paul Denlinger)

Điều gì đứng sau hai cách tiếp cận này?

Theo ý kiến của Paul Denlinger chia sẻ trên Quora:
  • Mỹ: Con người được cho là khó đoán, tốn chi phí cao, và việc thiết kế quy trình làm việc cho nhiều người khó khăn và tốn kém. Chính vì thế, giải pháp ở đây là tự động hoá mọi thứ, giảm thiểu tối đa những công việc bị cho là nhàm chán và lặp đi lặp lại bằng máy móc, thuật toán.
  • Trung Quốc: Chi phí cho nhân sự luôn rẻ, không chỉ ở lương nhân sự, mà còn chi phí tìm kiếm nhân tài. Tại Trung Quốc, đất nước hơn 1 tỷ dân, không quá khó để tìm được những người giỏi để giải quyết một vấn đề nào đó (Nếu một người là không đủ, vậy thì 10, 100, hoặc 1000 người sẽ giải quyết được. Đây là cách Trung Quốc giải quyết những vấn đề của họ, từ nhỏ cho đến lớn, từ khó đến dễ). Do vậy, giải pháp ở đây là việc thuê một đội ngũ nhân sự lớn hơn.
Đó là lí do vì sao Paul Denlinger luôn được hỏi “How many thousand people do you need?” khi bắt đầu một công ty Internet tại Trung Quốc. Và chưa một ai ở Silicon Valley hỏi ông ta điều tương tự.
Cách tiếp cận Mỹ ở trên, được người Mỹ định nghĩa là tự động hoá, “Automation", tức là hướng đến cắt giảm chi phí nhân sự bằng cách giảm số lượng nhân sự, và mức lương cao cho mỗi đầu nhân sự. Còn với Trung Quốc, Automation là một khái niệm khác. Tại Trung Quốc, tự động hoá hướng đến scalability (khả năng mở rộng) với việc tăng tốc độ và tăng hiệu quả của các giao dịch. Ngắn gọn lại, với Mỹ, automation là tinh gọn hoá, giảm chi phí ở supply-side, còn ở Trung Quốc lại là việc tối ưu và mở rộng demand-side. (Đây cũng là một trong những lí do khiến AliPay, WechatPay lại phổ biến tại Trung Quốc đến như vậy, với việc ưu tiên tăng tốc độ, hiệu quả của các giao dịch cho phần đông dân số)
Đến đây, Paul Denlinger cho rằng, lí do là tập khách hàng tại Mỹ nhỏ và không mở rộng ra được, trong khi tại Trung Quốc, tập khách hàng lớn, và vẫn tăng trưởng khả quan.

Mình không đồng ý với ý kiến này lắm.

Bởi các công ty công nghệ Mỹ là các công ty toàn cầu, tập khách hàng của họ không chỉ dừng lại ở đất Mỹ. Và khi vấn đề được giải quyết cho 1 tập khách hàng với máy móc và thuật toán, nó cũng rất dễ để giải quyết cho một tập lớn hơn khác. Mỹ chọn cách tinh gọn hoá supply-side, không đồng nghĩa với việc họ phải hi sinh mục tiêu mở rộng kinh doanh ở demand-side.
Mình cũng không cho rằng chi phí là điều khiến Mỹ và Trung Quốc lựa chọn hai cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau (Thuê ít nhân sự chất lượng cao, lương trên mỗi headcount lớn thì tổng chi phí cũng không quá chênh lệch với việc thuê nhiều người và lương mỗi nhân sự thấp). Vấn đề ở đây, là cách họ lựa chọn việc hướng đến lợi ích của nhóm đối tượng nào, mà nguyên nhân cốt lõi hơn là ưu tiên xã hội (social preference) được xây dựng trên nền tảng Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản.
  • Mỹ lựa chọn thuê ít người hơn với mức lương trên mỗi headcount lớn hơn, đồng nghĩa với việc hướng đến lợi ích cho một tập thiểu số hơn, cụ thể là tầng lớp thượng lưu (upper class).
  • Trung Quốc, lựa chọn thuê nhiều người hơn hướng đến lợi ích cho tập đối tượng rộng hơn, có thể hiểu là phần đông dân số, cả ở supply-side (thuê nhiều nhân sự hơn, tăng việc làm) và demand-side (tối ưu hoá việc sử dụng, mang solution tới tập người dùng rộng hơn)
Side note #1: Đến đây, mình liên tưởng ngay đến cuộc trò chuyện của Elon Musk và Jack Ma vào tháng 9 vừa rồi LOL Trong khi Elon Musk tỏ ra quan ngại về việc máy móc sẽ đe doạ con người, thì Jack Ma kiên định với niềm tin rất lớn vào tiềm lực của con người. Mình thấy rất thú vị. Và tìm hiểu đến đây,  mình thấy "dots connected",  mình thấy rất vui LOL

...Và câu chuyện tại Việt Nam

Còn tại Việt Nam, mình luôn tự thấy một sự thú vị khi chúng ta đang đâu đó giữa hai thái cực: Định hướng của chính quyền và nhân khẩu học, đặc tính của dân cư giống Trung Quốc. Nhưng chính vì sự mở cửa của thị trường nên có nhiều gã khổng lồ công nghệ, nhà đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là các ông lớn tại các đất nước theo Tư bản. Điều đó dẫn đến demand-side mang định hướng của Cộng sản, còn supply-side mang cách tiếp cận của Tư bản.
The growing list of U.S. government inquiries into Big Tech

Side note #2: Mình nghĩ tính thống nhất và tập trung trong việc nắm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một trong các lí do mà tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc được hỗ trợ, cũng như giải thích cho sự mạnh dạn trong việc đưa công nghệ vào quản lí, vận hành xã hội. Vì đơn giản vị thế nắm quyền lực chính tri của ĐCS khó mà đe doạ được. 
Còn tại Mỹ, những yêu cầu từ chính phủ Mỹ cho công ty công nghệ được tóm tắt ở ảnh. Có vẻ tầng lớp thượng lưu (upper class) truyền thống và tầng lớp thượng lưu hiện đại tại đây vẫn có một sự mâu thuẫn lợi ích không nhỏ lắm, mà mình chợt nghĩ đến rào cản gia nhập chính trường khá là mong manh với những ai chiến thắng ở thương trường. Chúng ta đang có một tỷ phú Donald Trump đang làm tổng thống, đang có một tỷ phú khác là Mike Bloomberg sẽ chạy đua cho nhiệm kì tổng thống tới. Chúng ta có một nghệ sĩ rất thành công là Kanye West luôn thể hiện khát khao chạy đua cho vị trí tổng thống. Cũng có thể sẽ có một tỷ phú nào đó khác với một công ty công nghệ to bự trong tương lai sẽ tham gia đường đua lắm chứ.
Tuy nhiên, nhập gia thì tuỳ tục, đặc biệt với những động thái gần đây của chính phủ (về việc Chính phủ số, kinh tế số, Việt Nam cần có MXH riêng, dữ liệu người dùng Việt Nam không nên rơi vào tay những công ty nước ngoài...). Mình tin rằng supply-side đã, đang và phải thay đổi sao cho phù hợp với demand-side để có "strong foothold" tại thị trường Việt Nam, đến từ việc mang lại lợi ích cho phần đông dân số tại Việt Nam, chứ không chỉ riêng ở việc mang lại lợi ích cho tầng lớp thượng lưu.
Để thực hiện được việc này, mình tin rằng sự kết hợp giữa cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của Mỹ và Trung Quốc (được nêu ra ban đầu) sẽ là một cách giải quyết tối ưu. Việc kết hợp không phải bất khả thi, vì việc tinh giản hoá và giảm chi phí supply-side không yêu cầu phải đánh đổi việc mở rộng và tối ưu demand-side. Vấn đề đặt ra là:
  1. Các players sẽ giải quyết bài toán lớn như thế nào: Việc nào làm trước, việc nào làm sau? Làm như thế nào? Việc nào được ưu tiên nguồn lực hơn?
  2. Hướng phân phối nhóm lợi ích sẽ như thế nào để đảm bảo đi đúng định hướng của Việt Nam
Với các công ty nước ngoài, mình tin rằng họ cần chọn đúng phân khúc để đi. Với những players lớn mà đã có phân khúc khá rõ ràng trong DNA của họ (như Amazon, Facebook, Google,...), mình nghĩ bước tiếp theo nên đi từ supply-side: giữ nguyên định hướng tinh giản, nhưng phải xây dựng supply-side ngay bằng nguồn lực tại Việt Nam (cả cơ sở vật chất lẫn nhân lực), thay vì nguồn lực tại nước ngoài, tức đem lại lợi ích cho người Việt ngay từ những mắt xích đầu tiên trong chuỗi giá trị. Khi có một supply-side tốt xây trên nguồn lực tại nước sở tại, câu chuyện sẽ là mang lại một solution đủ tối ưu cho demand-side. Và mình nghĩ rằng các công ty công nghệ nước ngoài có thế mạnh trong việc tự động hoá kiểu Mỹ để giải quyết bài toán demand-side. Ngoài ra, cũng cần một sự đầu tư đủ nhiều trong mối quan hệ với Chính quyền sở tại, để đảm bảo các bước phát triển vững chãi hơn khi scale-up.
Với các công ty trong nước, rõ ràng họ đã có một lợi thế sân nhà lớn. Đó là Vingroup, là VNG Corporation, là AIC,... và những cái tên khác nữa. Nhưng cá nhân mình thấy (1) các solution được đưa ra, dù đã tối ưu hay chưa, vẫn rơi vào tình trạng phân mảnh (đây có thể là sự lựa chọn của các player vì tập trung một phân khúc cụ thể mang lại lợi nhuận cao và tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô vốn có của họ); (2) từng phân khúc đều có những đối thủ nước ngoài rất mạnh và vào thị trường sớm hơn. Thêm vào đó là rào cản gia nhập thị trường Việt Nam không hề khắc nghiệt như Trung Quốc. Trong trường hợp các players muốn len lỏi, phủ kín phần đông dân số, trở thành một solution "quốc dân", thì vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để tạo nên scalability từ những trận địa mà họ đang chiếm lĩnh. Tức là làm cách nào để từ một phân khúc demand-side đã chín và mở rộng ra nhiều phân khúc khác, từ đó mang solution của mình tới phần đông dân số.
Mình hi vọng những ý kiến nho nhỏ của mình sẽ có ích, không bằng cách cách này thì bằng cách khác với những ai dành thời gian đọc đến cuối. Mình cảm ơn và rất mong được nghe ý kiến của mọi người ạ ^^!
Nhân tiện mình nghĩ Quora là một MXH rất hữu ích cho những người thích táy máy tò mò về những cái không ai hỏi và thích đa nghi về cái ai cũng có thể trả lời :"> 

Reference (hay còn gọi là là khởi nguồn cho cảm hứng viết bài này)