SO SÁNH CÓ GIÚP CHÚNG TA PHÁT TRIỂN? GÓC NHÌN TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19
Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng mà ở đó sự so sánh diễn ra hàng ngày, hàng giờ hay hàng năm vì được xem là một trong những...
Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng mà ở đó sự so sánh diễn ra hàng ngày, hàng giờ hay hàng năm vì được xem là một trong những động lực thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của từng cá nhân, của một công ty hay một quốc gia trong cuộc đua hướng đến thành công, vinh quang hay thịnh vượng. Có lẽ vì vậy mà nhiều cuộc thi, giải thưởng vinh danh ở khắp nơi trong mọi ngành nghề, lĩnh vực được tổ chức để so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, hệ giá trị của xã hội, tìm ra đội vô địch, người đạt giải quán quân, hay top 3, top 50, top 100. Từ đó, ít nhiều mang đến cơ hội thăng tiến cho con người, danh tiếng của một công ty, uy tín vị thế của một đất nước. Tuy nhiên, đắm chìm trong vòng xoáy của sự cạnh tranh và so sánh: ai tốt hơn ai, công ty nào giỏi hơn công ty nào, quốc gia nào mạnh hơn quốc gia nào liệu có giúp chúng ta tồn tại bền vững?
CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ
Mình từng trải qua thời tiểu học và trung học, được thầy cô đặt nhiều kỳ vọng, là một học sinh giỏi toàn diện, phải xuất sắc trong tất cả mọi thứ; đến khi đạt được thành tích cao nhất lại bị áp lực "phải" duy trì cái nhất đó "mãi mãi", rồi lại ganh điểm, xem ai cao hơn mình, rồi quyết tâm lần sau phải cao điểm hơn con nhỏ này, thằng nhỏ đó, rồi chăm chăm học ngày học đêm, ăn xong là học, nhiều khi ngủ mà vẫn mơ đang học. Áp lực cạnh tranh, dẫn đầu và sợ bị thua thiệt khi so sánh với bạn bè trang lứa luôn thường trực trong đầu mình lúc đó. Nghĩ tới là đã thấy "một bầu trời tiêu cực"! Vậy, phải chăng việc so sánh với người khác, hay cạnh tranh vị trí dẫn đầu là không đúng?Mình nghĩ lại, ở thời điểm đó, áp lực là có thật, nhưng thực sự vẫn có niềm vui khi được điểm tốt, hạng cao hay được nhiều người ngợi khen, ngưỡng mộ. Từ đó, lại còn có động lực để mà cố gắng hơn. Ví như lúc đó mà không bị so sánh, chắc mình cứ học cà tàng cho qua ngày đoạn tháng. Thấy cũng thật thảm thương!
Tuy nhiên, mình may mắn vì mặc dù áp lực học nặng nề, nhưng phụ huynh nhà mình chỉ động viên chứ không ép phải "cày", nhiều khi ba mẹ còn năn nỉ ít học lại, sợ con bị "điên", nghĩ lại thấy biết ơn ba mẹ hết sức! Sau này, dù không bị thầy cô, cha mẹ để ý, nhưng mình cũng phải tự so sánh với các mục tiêu cá nhân để mà có động cơ phấn đấu. Đến giờ, mình vẫn cho rằng, so sánh hay cạnh tranh không hề sai, mà đó là một động lực của sự phát triển.
Không may mắn như mình, có nhiều đứa bạn, từ thời nhỏ đã hay bị đem ra so sánh với anh em, bạn bè, hàng xóm; khi đến trường thì bị thầy cô có thái độ hoặc lời nói ngụ ý khinh thường về năng lực hoặc trí tuệ so với các bạn khác. Những điều đó ít nhiều tạo ra các tổn thương tâm lý mà có lẽ đến khi trưởng thành cũng không bao giờ quên được. Người có đủ sức mạnh ý chí có thể vượt qua và xem đó là một thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Nhưng ngược lại, có thể làm triệt tiêu hết động lực, mất đi cái niềm kiêu hãnh để phấn đấu vươn lên của một thế hệ.
Mình từng trải qua thời tiểu học và trung học, được thầy cô đặt nhiều kỳ vọng, là một học sinh giỏi toàn diện, phải xuất sắc trong tất cả mọi thứ; đến khi đạt được thành tích cao nhất lại bị áp lực "phải" duy trì cái nhất đó "mãi mãi", rồi lại ganh điểm, xem ai cao hơn mình, rồi quyết tâm lần sau phải cao điểm hơn con nhỏ này, thằng nhỏ đó, rồi chăm chăm học ngày học đêm, ăn xong là học, nhiều khi ngủ mà vẫn mơ đang học. Áp lực cạnh tranh, dẫn đầu và sợ bị thua thiệt khi so sánh với bạn bè trang lứa luôn thường trực trong đầu mình lúc đó. Nghĩ tới là đã thấy "một bầu trời tiêu cực"! Vậy, phải chăng việc so sánh với người khác, hay cạnh tranh vị trí dẫn đầu là không đúng?Mình nghĩ lại, ở thời điểm đó, áp lực là có thật, nhưng thực sự vẫn có niềm vui khi được điểm tốt, hạng cao hay được nhiều người ngợi khen, ngưỡng mộ. Từ đó, lại còn có động lực để mà cố gắng hơn. Ví như lúc đó mà không bị so sánh, chắc mình cứ học cà tàng cho qua ngày đoạn tháng. Thấy cũng thật thảm thương!
Tuy nhiên, mình may mắn vì mặc dù áp lực học nặng nề, nhưng phụ huynh nhà mình chỉ động viên chứ không ép phải "cày", nhiều khi ba mẹ còn năn nỉ ít học lại, sợ con bị "điên", nghĩ lại thấy biết ơn ba mẹ hết sức! Sau này, dù không bị thầy cô, cha mẹ để ý, nhưng mình cũng phải tự so sánh với các mục tiêu cá nhân để mà có động cơ phấn đấu. Đến giờ, mình vẫn cho rằng, so sánh hay cạnh tranh không hề sai, mà đó là một động lực của sự phát triển.
Không may mắn như mình, có nhiều đứa bạn, từ thời nhỏ đã hay bị đem ra so sánh với anh em, bạn bè, hàng xóm; khi đến trường thì bị thầy cô có thái độ hoặc lời nói ngụ ý khinh thường về năng lực hoặc trí tuệ so với các bạn khác. Những điều đó ít nhiều tạo ra các tổn thương tâm lý mà có lẽ đến khi trưởng thành cũng không bao giờ quên được. Người có đủ sức mạnh ý chí có thể vượt qua và xem đó là một thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Nhưng ngược lại, có thể làm triệt tiêu hết động lực, mất đi cái niềm kiêu hãnh để phấn đấu vươn lên của một thế hệ.
ĐẾN THẾ GIỚI QUANH TA
Quay lại tình hình thời sự nóng bỏng của dịch Covid-19 trong thời gian gần đây, lại có nhiều trang mạng, bài báo hoặc cá nhân tung tin, giật tít, bày tỏ quan điểm, đại khái kiểu "Việt Nam là nước vừa thoát nghèo mà giỏi hơn cả Châu Âu hay Mỹ trong phòng dịch", "Ý toang rồi, Mỹ cũng toang, về Việt Nam là an toàn nhất", v.v... làm mình cũng có phần lo lắng trong dạ! Nhớ lại, hồi trước ngồi nói chuyện phím với đám bạn bè, có đứa còn kiểu chê bai "Việt Nam vậy mà thua Thái Lan 30 năm phát triển, Singapore 50 năm, Nhật Bản 100 năm, bla bla bla" rồi thở dài thườn thượt, không biết bao giờ nước mình mới khá lên nổi. Cũng không xa xôi gì mấy, là chuyện "Bóng đá Việt Nam", mình rất dị ứng với cái kiểu bình luận bóng đá, khi thì đẩy người ta lên tận mây, lúc thì đạp người ta xuống tận đáy. Thôi thì, nói về tự do ngôn luận và những phát biểu vô tội vạ của cộng đồng mạng có nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, để tập trung vào chủ đề chính là việc mang người này, công ty kia, hay đất nước mình ra so sánh với thế giới thì có nên hay không, và nếu có thì nên cư xử như thế nào cho hợp lý?
QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
Rút ra từ kinh nghiệm bản thân, mình nghĩ thế này, các bậc phụ huynh khi dạy con hay mỗi cá nhân trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc, nhất thiết cần vận dụng việc so sánh, đối chiếu đúng nơi, đúng lúc, và đúng chừng mực. Đó là quan điểm bất di bất dịch của mình cho đến hiện tại (tương lai thì không biết, ít nhất là đến khi mình tháo cái bài này xuống hay có một bài đính chính mới). Nhưng khi so sánh cần chú ý mấy điểm sau đây:
(1) Một là, mục đích của việc so sánh là gì? Đó nên là tìm ra nguyên nhân của vấn đề/thực trạng.
Như khi nuôi dạy trẻ nhỏ, bé học kém hơn bạn bè, có thể do vấn đề về thể chất (thiếu dinh dưỡng, bệnh bẩm sinh, di truyền) hay tinh thần (trầm cảm, rối loạn tâm sinh lý theo lứa tuổi); có những năng khiếu hay thiên hướng khác bạn bè (âm nhạc, toán học, văn học, hội hoạ, v.v...) mà mình không nhận ra.
Còn ở khía cạnh cá nhân, ở tuổi đủ nhận thức hơn, so sánh để tìm ra điểm yếu kém của mình, rộng hơn là đất nước mình (nếu mình đủ tầm nhìn) so với người khác/nước khác. Nếu thua kém người khác, có thể là do mình đã đầu tư về công sức, thời gian chưa nhiều bằng bạn (người ta học 3 tiếng/ngày, còn bạn học 3 tiếng/tuần), mình thiếu kinh nghiệm hơn đồng nghiệp (nhân viên mới vào mà so sánh với lương của đồng nghiệp kinh nghiệm 3-4 năm), thậm chí là gia thế của mình không tốt bằng người ấy (bố làm quan thì con được nhờ, đó có gì là sai, miễn không vi phạm pháp luật thôi chớ!), mình không có nhan sắc hay ngoại hình (ta đẹp ta có quyền mà), vân vân và mây mây.
Từ đó, người lớn có thể giúp trẻ định hướng đúng đắn hơn cho việc học tập, phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai; còn bản thân mình sẽ đi tìm những công việc, ngành nghề phù hợp với năng lực và những gì mình sở hữu, ở cấp độ rộng hơn, thì có góp ý, đề xuất để giải quyết khó khăn, thực trạng của công ty, đất nước. Chứ so sánh đã đời, rồi kết thúc bằng sự mỉa mai, chán nản thì không những chả có lợi cho thế giới, mà bản thân cũng vô tình gặm nhắm những cảm xúc tiêu cực rồi, đúng không nà?
Như khi nuôi dạy trẻ nhỏ, bé học kém hơn bạn bè, có thể do vấn đề về thể chất (thiếu dinh dưỡng, bệnh bẩm sinh, di truyền) hay tinh thần (trầm cảm, rối loạn tâm sinh lý theo lứa tuổi); có những năng khiếu hay thiên hướng khác bạn bè (âm nhạc, toán học, văn học, hội hoạ, v.v...) mà mình không nhận ra.
Còn ở khía cạnh cá nhân, ở tuổi đủ nhận thức hơn, so sánh để tìm ra điểm yếu kém của mình, rộng hơn là đất nước mình (nếu mình đủ tầm nhìn) so với người khác/nước khác. Nếu thua kém người khác, có thể là do mình đã đầu tư về công sức, thời gian chưa nhiều bằng bạn (người ta học 3 tiếng/ngày, còn bạn học 3 tiếng/tuần), mình thiếu kinh nghiệm hơn đồng nghiệp (nhân viên mới vào mà so sánh với lương của đồng nghiệp kinh nghiệm 3-4 năm), thậm chí là gia thế của mình không tốt bằng người ấy (bố làm quan thì con được nhờ, đó có gì là sai, miễn không vi phạm pháp luật thôi chớ!), mình không có nhan sắc hay ngoại hình (ta đẹp ta có quyền mà), vân vân và mây mây.
Từ đó, người lớn có thể giúp trẻ định hướng đúng đắn hơn cho việc học tập, phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai; còn bản thân mình sẽ đi tìm những công việc, ngành nghề phù hợp với năng lực và những gì mình sở hữu, ở cấp độ rộng hơn, thì có góp ý, đề xuất để giải quyết khó khăn, thực trạng của công ty, đất nước. Chứ so sánh đã đời, rồi kết thúc bằng sự mỉa mai, chán nản thì không những chả có lợi cho thế giới, mà bản thân cũng vô tình gặm nhắm những cảm xúc tiêu cực rồi, đúng không nà?
(2) Hai là, so sánh, đối chiếu phải đúng người và có cơ sở, bằng chứng xác đáng.
Nghĩa là ai, ở vị trí nào, thì nên tự giới hạn mình ở những khía cạnh mà mình có hiểu biết và bằng chứng đầy đủ, tránh nhận xét, phân tích phiến diện, rồi gây hoang mang cho những con người cả tin khác.
Hay là con mình thì muốn làm gì thì làm, còn con người ta thì chớ vội so sánh, khen chê, mập ốm cao thấp đẹp xấu. Đặc biệt là các vấn đề tế nhị, dễ làm người khác tự ái, tổn thương.
Như khi bùng dịch, so sánh, đối chiếu ở phạm vi cá nhân, là để chúng ta có hành xử phù hợp như mang khẩu trang khi ra đường, không tụ tập nơi đông người, thường xuyên rửa tay,v.v... Điều mà các nước Tây phương lúc bắt đầu đại dịch "có vẻ" xem nhẹ (mình dùng từ "có vẻ", vì cũng chỉ nghe qua truyền thông, chứ thực hư ở từng nơi thì chỉ có người ở đó mới biết) dẫn đến bùng dịch ở nhiều nơi (cái này thì còn chờ nghiên cứu phân tích, chứ cũng không thể kết luận khơi khơi được đâu, bao nhiêu con người Việt Nam du học khắp nơi mà chê cái xứ tiên tiến của người ta thì có gì đó hơi mai mỉa!!!). Mà giả sử đúng đi chăng nữa, thì việc phê phán, chê bai người khác, quốc gia khác cũng không phải là trách nhiệm hay việc nên làm. Xem tiếp mục số (3) nhé!
Nghĩa là ai, ở vị trí nào, thì nên tự giới hạn mình ở những khía cạnh mà mình có hiểu biết và bằng chứng đầy đủ, tránh nhận xét, phân tích phiến diện, rồi gây hoang mang cho những con người cả tin khác.
Hay là con mình thì muốn làm gì thì làm, còn con người ta thì chớ vội so sánh, khen chê, mập ốm cao thấp đẹp xấu. Đặc biệt là các vấn đề tế nhị, dễ làm người khác tự ái, tổn thương.
Như khi bùng dịch, so sánh, đối chiếu ở phạm vi cá nhân, là để chúng ta có hành xử phù hợp như mang khẩu trang khi ra đường, không tụ tập nơi đông người, thường xuyên rửa tay,v.v... Điều mà các nước Tây phương lúc bắt đầu đại dịch "có vẻ" xem nhẹ (mình dùng từ "có vẻ", vì cũng chỉ nghe qua truyền thông, chứ thực hư ở từng nơi thì chỉ có người ở đó mới biết) dẫn đến bùng dịch ở nhiều nơi (cái này thì còn chờ nghiên cứu phân tích, chứ cũng không thể kết luận khơi khơi được đâu, bao nhiêu con người Việt Nam du học khắp nơi mà chê cái xứ tiên tiến của người ta thì có gì đó hơi mai mỉa!!!). Mà giả sử đúng đi chăng nữa, thì việc phê phán, chê bai người khác, quốc gia khác cũng không phải là trách nhiệm hay việc nên làm. Xem tiếp mục số (3) nhé!
(3) Ba là, cách truyền đạt kết quả của việc so sánh cho người đối diện, cũng như thái độ của mình với kết quả so sánh như thế nào? Đó nên là trên tinh thần chia sẻ, khiêm nhường, cùng phát triển.
Thấy người thân thua kém bạn bè, thì dành thời gian nói chuyện, tìm hiểu, từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp. Đây không phải là một chuyện dễ dàng, nhưng là bắt buộc! Series về giáo dục của VTV thời gian qua cũng nhắc về khái niệm "Giáo dục cảm xúc" (Emotional education) mà mình thấy khá tâm đắc, ai quan tâm thì có thể lên Google hay Youtube để tìm hiểu thêm nhé! Tựu trung là thay vì nặng lời, chê trách làm tổn thương người khác, hoặc so sánh thẳng thừng về kết quả học tập, thành tích, công việc làm họ áp lực, xấu hổ, gây ra những phản ứng tiêu cực, chống đối; hãy chọn những câu nói nhẹ nhàng "Lời nói không mất tiền mua" là vậy, giúp họ vượt qua khó khăn, làm chủ cuộc sống.
Còn nếu chính mình nhận ra kết quả đó, thì phải giữ thái độ nghiêm khắc và tích cực với bản thân để tìm ra hướng giải quyết, thay vì trách móc, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" nha!
Ngược lại, nếu so sánh mà thấy mình hơn người ta thì cũng đừng vội mừng! Ông bà ta vẫn có câu "Đừng ngủ quên trên chiến thắng" hay "Cười người, người cười" mà. Hãy giữ lấy 2 chữ "KHIÊM CUNG" mà sống cho phải đạo. Nói về khía cạnh này, thì mình thấy nên học hỏi người Nhật. Nhiều bạn nhận xét, người Nhật hay "thảo mai" vì không bao giờ nhận mình giỏi, hay nếu được khen thì luôn bảo là "nhờ may mắn thôi, tao còn phải học hỏi nhiều". Vậy cũng hay đó chứ!
Thấy người thân thua kém bạn bè, thì dành thời gian nói chuyện, tìm hiểu, từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp. Đây không phải là một chuyện dễ dàng, nhưng là bắt buộc! Series về giáo dục của VTV thời gian qua cũng nhắc về khái niệm "Giáo dục cảm xúc" (Emotional education) mà mình thấy khá tâm đắc, ai quan tâm thì có thể lên Google hay Youtube để tìm hiểu thêm nhé! Tựu trung là thay vì nặng lời, chê trách làm tổn thương người khác, hoặc so sánh thẳng thừng về kết quả học tập, thành tích, công việc làm họ áp lực, xấu hổ, gây ra những phản ứng tiêu cực, chống đối; hãy chọn những câu nói nhẹ nhàng "Lời nói không mất tiền mua" là vậy, giúp họ vượt qua khó khăn, làm chủ cuộc sống.
Còn nếu chính mình nhận ra kết quả đó, thì phải giữ thái độ nghiêm khắc và tích cực với bản thân để tìm ra hướng giải quyết, thay vì trách móc, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" nha!
Ngược lại, nếu so sánh mà thấy mình hơn người ta thì cũng đừng vội mừng! Ông bà ta vẫn có câu "Đừng ngủ quên trên chiến thắng" hay "Cười người, người cười" mà. Hãy giữ lấy 2 chữ "KHIÊM CUNG" mà sống cho phải đạo. Nói về khía cạnh này, thì mình thấy nên học hỏi người Nhật. Nhiều bạn nhận xét, người Nhật hay "thảo mai" vì không bao giờ nhận mình giỏi, hay nếu được khen thì luôn bảo là "nhờ may mắn thôi, tao còn phải học hỏi nhiều". Vậy cũng hay đó chứ!
Ví như vừa rồi Việt Nam sản xuất được bộ kit nhanh, mà khi gặp gỡ vẫn khen ngợi Hàn Quốc và yêu cầu bên họ hỗ trợ cho nước mình thêm kit. Theo mình, đó là một đối sách ngoại giao khôn khéo, vừa khen ngợi, đề cao bạn, rồi có thêm test để thử cho dân của mình, nhúng nhường tí thì có gì thiệt hại? Mình giỏi thì người ta sẽ thấy, sẽ biết, chứ đánh trống khua chiêng rồi đến lúc té dập mặt thì cả họ xúm lại cười vào mặt, ngóc đầu không nổi! Chưa kể, tiềm lực kinh tế-kỹ thuật-quốc phòng của các nước Âu-Mỹ thế nào người ngoài cuộc làm sao nắm được. Người ta đã bay lên tới cung trăng thăm chị Hằng, soi rọi đến từng thực thể nhỏ nhất của một phân tử rồi chứ đâu có lởn vởn với con trâu cái cày. Mà dù dân người ta tử vong hay mắc bệnh nhiều hơn mình, thì thay vì mỉa mai, hãy đồng cảm, chia sẻ, xem thất bại của họ làm bài học cho mình. Đó mới là thái độ đúng đắn chứ nhỉ!
(4) Bốn là, mục tiêu/hướng giải quyết sau khi đã so sánh là gì? Nếu có đủ khả năng và chuyên môn thì xông vào đề xuất, giải quyết, không thì im lặng quan sát.
Đối với người lớn, nếu làm tốt bước 1 và 2, nhưng đến đây lại khuyến khích con/hoặc đề ra mục tiêu phải phấn đấu để giỏi hơn bạn A, bạn B thì coi chừng bị phản tác dụng. Hãy hiểu rằng, mỗi đứa trẻ, mỗi cá nhân là một thực thể duy nhất trên thế giới. Mỗi người được cấu tạo từ hàng triệu, hàng tỉ phân tử được quy định bởi bộ gene, không ai giống ai; chưa kể từng phút từng giây cái thực thể ấy lại tiếp xúc với hàng trăm tác động khác nhau từ nội tại (sự tương tác của các phân tử, cơ quan, tổ chức) đến ngoại lai (gia đình, xã hội, môi trường tự nhiên). Dù hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, sống trong cùng gia đình, cũng chưa chắc đã giống nhau 100% bởi các biến dị về kiểu hình gọi là "thường biến". Vậy thì, bạn hãy phấn đấu và làm tốt nhất có thể trong khả năng của mình, vì không có ai, kể cả cha mẹ có thể biết được tiềm năng của mình bằng chính mình. Nhưng hãy nhớ rằng, "duy nhất" không có nghĩa là phải luôn khác biệt, ích kỷ, đặt cái tôi cá nhân của mình lên trên mọi lợi ích chung hay quyền lợi của người khác.
Các bạn trẻ lên mạng xã hội, rồi livestream có những phát ngôn thiếu tôn trọng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác và cho rằng đó là quyền tự do cá nhân hay dũng cảm dám nói lên suy nghĩ của chính mình. Thế có nên chăng? Muốn xã hội, đất nước phát triển, văn minh, thì bản thân của bạn (một trong các mắc xích của tổng thể đó) phải là yếu tố then chốt, phải tiến bộ, hãy văn minh đã, chưa làm được gì cho bản thân, thì đừng đòi người khác phải làm gì cho mình, đòi hỏi trường học phải hiện đại, đất nước phải giàu có bằng cường quốc năm châu!
Trong lúc các lực lượng y tế, an ninh-quốc phòng và các cơ quan hữu quan đang gồng mình chống dịch, bạn hãy dành thời gian ở nhà học tập hay làm gì mà không gây hại cho ai là được. Bởi lẽ, theo mình, tự hào dân tộc và tin tưởng vào các quyết sách của Chính phủ là việc nên làm để cùng chung tay bảo vệ sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Nhưng thể hiện thái độ và nói năng thế nào là điều mà chúng ta cần cân nhắc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn có hệ luỵ đến hình ảnh đẹp về Việt Nam mà nhiều người đang cố gắng xây dựng trong đại dịch.
Tóm lại là, so sánh hay làm gì mà không vi phạm pháp luật là quyền tự do, nhưng hãy giữ ở trong lòng, trong nhà, còn khi đã truyền tín hiệu ra thế giới bên ngoài, bằng bất kỳ phương tiện nào thì cũng ít nhiều ảnh hưởng đến người khác, nhất là những tín hiệu tiêu cực. Hãy nhớ rằng, chỉ nên làm việc có lợi cho mình, nhưng không gây hại cho thế giới xung quanh mình (kể cả con người và môi trường).
Đối với người lớn, nếu làm tốt bước 1 và 2, nhưng đến đây lại khuyến khích con/hoặc đề ra mục tiêu phải phấn đấu để giỏi hơn bạn A, bạn B thì coi chừng bị phản tác dụng. Hãy hiểu rằng, mỗi đứa trẻ, mỗi cá nhân là một thực thể duy nhất trên thế giới. Mỗi người được cấu tạo từ hàng triệu, hàng tỉ phân tử được quy định bởi bộ gene, không ai giống ai; chưa kể từng phút từng giây cái thực thể ấy lại tiếp xúc với hàng trăm tác động khác nhau từ nội tại (sự tương tác của các phân tử, cơ quan, tổ chức) đến ngoại lai (gia đình, xã hội, môi trường tự nhiên). Dù hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, sống trong cùng gia đình, cũng chưa chắc đã giống nhau 100% bởi các biến dị về kiểu hình gọi là "thường biến". Vậy thì, bạn hãy phấn đấu và làm tốt nhất có thể trong khả năng của mình, vì không có ai, kể cả cha mẹ có thể biết được tiềm năng của mình bằng chính mình. Nhưng hãy nhớ rằng, "duy nhất" không có nghĩa là phải luôn khác biệt, ích kỷ, đặt cái tôi cá nhân của mình lên trên mọi lợi ích chung hay quyền lợi của người khác.
Các bạn trẻ lên mạng xã hội, rồi livestream có những phát ngôn thiếu tôn trọng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác và cho rằng đó là quyền tự do cá nhân hay dũng cảm dám nói lên suy nghĩ của chính mình. Thế có nên chăng? Muốn xã hội, đất nước phát triển, văn minh, thì bản thân của bạn (một trong các mắc xích của tổng thể đó) phải là yếu tố then chốt, phải tiến bộ, hãy văn minh đã, chưa làm được gì cho bản thân, thì đừng đòi người khác phải làm gì cho mình, đòi hỏi trường học phải hiện đại, đất nước phải giàu có bằng cường quốc năm châu!
Trong lúc các lực lượng y tế, an ninh-quốc phòng và các cơ quan hữu quan đang gồng mình chống dịch, bạn hãy dành thời gian ở nhà học tập hay làm gì mà không gây hại cho ai là được. Bởi lẽ, theo mình, tự hào dân tộc và tin tưởng vào các quyết sách của Chính phủ là việc nên làm để cùng chung tay bảo vệ sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Nhưng thể hiện thái độ và nói năng thế nào là điều mà chúng ta cần cân nhắc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn có hệ luỵ đến hình ảnh đẹp về Việt Nam mà nhiều người đang cố gắng xây dựng trong đại dịch.
Tóm lại là, so sánh hay làm gì mà không vi phạm pháp luật là quyền tự do, nhưng hãy giữ ở trong lòng, trong nhà, còn khi đã truyền tín hiệu ra thế giới bên ngoài, bằng bất kỳ phương tiện nào thì cũng ít nhiều ảnh hưởng đến người khác, nhất là những tín hiệu tiêu cực. Hãy nhớ rằng, chỉ nên làm việc có lợi cho mình, nhưng không gây hại cho thế giới xung quanh mình (kể cả con người và môi trường).
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất