Rối loạn đa nhân cách - Hay ho để bắt chước hay là ...?
Xin chào, nếu bạn là người thích các bộ phim tâm lý, và đặc biệt là các thể loại nói về tâm thần học như thế này thì "Rối loạn đa nhân...
Xin chào, nếu bạn là người thích các bộ phim tâm lý, và đặc biệt là các thể loại nói về tâm thần học như thế này thì "Rối loạn đa nhân cách" hẳn là cụm từ khó mà xa lạ với các bạn. Vậy mình sẽ nói về cái gì? (Không có bất cứ 1 review phim nào ở đây đâu nhen).
1. Rối loạn đa nhân cách là một bệnh phong trào.
2. Những Slide tiếng anh nói ngắn gọn về Rối loạn đa nhân cách theo góc độ Y khoa và tâm lý học, có phiên dịch tiếng Việt của mình ở dưới (Do không thể sửa Slides vì lý do bản quyền).
3. Thực tế và phim ảnh.
4. Lời khuyên, giới thiệu sách và nguồn hay, chính đáng nhất để đọc.
2. Những Slide tiếng anh nói ngắn gọn về Rối loạn đa nhân cách theo góc độ Y khoa và tâm lý học, có phiên dịch tiếng Việt của mình ở dưới (Do không thể sửa Slides vì lý do bản quyền).
3. Thực tế và phim ảnh.
4. Lời khuyên, giới thiệu sách và nguồn hay, chính đáng nhất để đọc.
1. Rối loạn đa nhân cách là một bệnh phong trào.
Rối loạn đa nhân cách chưa chắc đã được coi là bệnh, nhưng bắt chước theo Rối loạn đa nhân cách là một bệnh. Tôi gọi nó là bệnh Đú trend.
Bệnh Đú trend này tưởng thì không đâu xa, mới xuất hiện gần đây trên mạng xã hội nhưng thật ra nó đã có từ rất rất lâu rồi. Câu chuyện đại loại là thế này.
"Sybil" là một bộ phim có giới thiệu về Rối loạn đa nhân cách được phát sóng vào năm 1976. Trước đó thì Rối loạn đa nhân cách được chẩn đoán trên toàn thế giới vào khoảng 100 người và... ngay khi năm 1980, APA chấp nhận nó là một bệnh thì con số này tăng đến hàng ngàn người và có xu hướng tăng cao vọt :) Và rồi đến năm 1990, sau chục năm mà phim Sybil ra mắt thì con số này lại giảm xuống nhanh chóng. Điều lạ đáng nói ở đây đó là cho tới bây giờ 2020, phương pháp điều trị vẫn còn phải nghiên cứu. Vậy thì bằng một cách thần kì nào đó năm 1990, phương thuốc chữa trị nào đó đã ra đời và bị ém giấu tới tận bây giờ. Hay đó chỉ là biểu hiện của việc nhanh thèm chóng chán của một bộ phận người coi. Well, mình sẽ có lời khuyên về bệnh này ở dưới.
Một câu chuyện thú vị khác mà mình đọc được đó là một tên tội phạm giết 27 mạng người. Hắn giả vờ như không biết chuyện đó và nói là không nhớ gì cả. Toà không tin nhưng vẫn cho bác sĩ tâm lý kiểm tra. Ông ta kết luận tên tội phạm mắc Rối loạn 2 nhân cách, là một nhân cách khác chứ không phải ông ta làm điều đó. Một ông nào đó mới bẫy tên tội phạm bằng cách nói với hắn là thường thì Rối loạn này sẽ có thêm một nhân cách thứ 3. Và hắn đã dính bẫy. Hắn tự tạo thêm cho mình 1 nhân cách thứ ba giả tạo. Và ai cũng nhìn hắn với con mắt khinh bỉ :) Bị kết án giết người.
2. Khoa học về Rối loạn đa nhan cách
Rồi vậy thì Rối loạn đa nhân cách nên gọi chính xác là Rối loạn phân ly nhân cách (DID). Tiêu chuẩn chẩn đoán thì theo DSM-5 (Link ở dưới luôn).
Do các slides này thuộc bài giảng y khoa có bản quyền nên mình không thể chèn tiếng việt vào slides được nên mình sẽ có một bản phiên dịch những thứ cần hiểu, còn lại thì các bạn có thể tự tìm hiểu nếu biết Tiếng Anh (Tiếng Anh của mình chỉ band 5.0 thoy nha :<)
Sau đây là slides về DID chi tiết hơn (Bên trên chỉ là Rối loạn phân ly, DID là nhánh của nó)
- Nhiều nhân cách (biểu hiện giống Rối loạn ranh giới nhân cách)
- Đang gây tranh cãi về tiêu chuẩn chẩn đoán
- 2 hoặc nhiều nhân cách làm xáo trội cuộc sống bằng hành vi, suy nghĩ riêng của nhân cách đó
- Khi một nhân cách này đang hiện hữu, nó sẽ không thể biết được nhân cách trước đó đã làm những gì.
- Đang gây tranh cãi về tiêu chuẩn chẩn đoán
- 2 hoặc nhiều nhân cách làm xáo trội cuộc sống bằng hành vi, suy nghĩ riêng của nhân cách đó
- Khi một nhân cách này đang hiện hữu, nó sẽ không thể biết được nhân cách trước đó đã làm những gì.
- Trong tổng bệnh nhân thì NỮ chiếm 90%
- 1% dân số TG
- Tuổi trung bình khi các bệnh nhân này được bác sĩ chẩn đoán lúc đó đã là 30 tuổi
- 1% dân số TG
- Tuổi trung bình khi các bệnh nhân này được bác sĩ chẩn đoán lúc đó đã là 30 tuổi
- Thường ở giai đoạn sớm tuổi đời sẽ có dạng cơ chế theo nguyên nhân bị tổn thương
- Bệnh nhân sẽ được điều trị theo cách thấu hiểu và dung hợp nhân cách.
- DID được tin rằng là tạo dựng bởi những con người nhiễm phim ảnh, sách truyện
- Bệnh nhân sẽ được điều trị theo cách thấu hiểu và dung hợp nhân cách.
- DID được tin rằng là tạo dựng bởi những con người nhiễm phim ảnh, sách truyện
Chẩn đoán:
A. Hiện diện của 2 hoặc nhiều nhân cách
B. Không thể biết được tất cả sự kiện đã diễn ra một cách đầy đủ, không nhớ được thông tin cá nhân chính xác, hoặc xảy ra tổn thương
C. Trầm cảm nghiêm trọng hoặc xáo trộn mối quan hệ xã hội, công việc
D. Không liên quan đến văn hoá và tôn giáo
E. Không sử dụng thuốc và liên quan y khoa
B. Không thể biết được tất cả sự kiện đã diễn ra một cách đầy đủ, không nhớ được thông tin cá nhân chính xác, hoặc xảy ra tổn thương
C. Trầm cảm nghiêm trọng hoặc xáo trộn mối quan hệ xã hội, công việc
D. Không liên quan đến văn hoá và tôn giáo
E. Không sử dụng thuốc và liên quan y khoa
Điều trị hiện nay bằng thuốc là không có, nhưng do sự kết hợp với các rối loạn tâm lý khác mà bệnh nhân DID vẫn dùng thuốc điều trị những bệnh riêng biệt. Điều trị chính chủ yếu là tìm ra nguyên nhân của sự phân ly nhân cách, chấp nhận nó để dung hoà nhân cách làm một.
3. Thực tế và phim ảnh
Đã là phim thì phải hút khách, mà muốn hút khách thì phải kịch tính, không có gì sai cả. Tuy nhiên, không chỉ DID mà rất nhiều rối loạn tâm lý khác cũng bị truyền thông thổi phồng lên bằng những yếu tố như kinh dị, giật gân, hành động, bí ẩn,... Vậy nên mình cũng khá thích coi.
Nếu bạn nào quan tâm về những điều dễ bị thổi phồng bởi truyền thông thì :
https://youtu.be/opEgnpyqGwU
Nếu bạn nào quan tâm về những điều dễ bị thổi phồng bởi truyền thông thì :
https://youtu.be/opEgnpyqGwU
Vậy có những điểm gì khác biệt giữa phim ảnh và thực tế?
- DID bị nhầm tưởng là tâm thần phân liệt. Không sao cả. Trước đây vốn dĩ DID bị xếp chung nhóm với tâm thần phân liệt nhưng ngày nay thì khác. Tâm thần phân liệt có liên quan tới sự thay đổi hormone thần kinh trong chúng ta trong khi DID không hề liên quan đến sự thay đổi sinh lý cơ thể nào cả.
Tại sao nó bị nhầm lẫn? Bởi vì Tâm thần phân liệt có một triệu chứng là nghe âm thanh trong đầu. Và điều đó làm cho nhiều người hiểu nhầm rằng đó thực chất là một nhân cách khác. Nhưng thực tế DID không thể có chuyện các nhân cách tự do trao đổi với nhau trong đầu. Các nhân cách trong DID sẽ thay phiên nhau xuất hiện.
Tại sao nó bị nhầm lẫn? Bởi vì Tâm thần phân liệt có một triệu chứng là nghe âm thanh trong đầu. Và điều đó làm cho nhiều người hiểu nhầm rằng đó thực chất là một nhân cách khác. Nhưng thực tế DID không thể có chuyện các nhân cách tự do trao đổi với nhau trong đầu. Các nhân cách trong DID sẽ thay phiên nhau xuất hiện.
- DID là bệnh của những tên giết người. No. Người bệnh không phải là kẻ giết người hay bí ẩn gì ở đây hết. Như ở trên, bệnh nhân trải qua một tổn thương quá khó đỡ, khó chấp nhận. Bệnh nhân tự tạo ra cho mình những nhân cách khác nhau để bảo vệ cho cái bản thể yếu kém không thể đối diện với sự thật. Vì thế bản thật chính thường được mô tả là những tên yếu đuối, trong khi nhân cách phụ lại hung hăng hơn.
- DID là quá dễ để nhận biết. Không như những gì thấy trên phim Split, ngay từ đầu phim là chúng ta dễ dàng biết được bệnh nhân Kevin mắc DID. Nhưng thực tế ra cần tốn một thơi gian rất dài để các bác sĩ tâm lý có thể chẩn đoán chính xác bệnh này. Vài năm là một con số còn rất ít. Và trong vài năm đó, bệnh nhân cần phải thăm khám tâm lý thường xuyên. DID rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tâm lý khác nếu được chẩn đoán trong thời gian ngắn.
Tại sao DID lại được phim ảnh khai thác nhiều? Vì nó bí ẩn, nó là chưa khoa học. Chưa ai tìm ra nguyên nhân cụ thể, chính xác nhất để đích danh nó. Vì thế nó là một miếng đất màu mỡ cho các tác giả làm phim, viết sách. Vốn dĩ con người thích thú với những thứ ít được hiểu biết.
Kết hợp ở phần 1 đã nói, có nghiên cứu chỉ rằng DID là có thật, nhưng cũng có nghiên cứu nói nó là sự ảo tưởng của bệnh nhân, là do tác động của bác sĩ điều trị. Bác sĩ điều trị bằng cách hỏi những câu như: Anh có bị mất những ký ức nào đó? Đây là câu hỏi dẫn dắt. Là một trong những câu hỏi chẩn đoán cần tránh nhất trong y học lâm sàng theo sau câu hỏi đóng. Bệnh nhân có thể tự định hướng câu trả lời của mình theo những thứ bác sĩ nói ra và sắp xếp chúng theo ý hắn muốn. Vì thế chẩn đoán DID thật sự rất khó khăn. Một số người còn tự sắp xếp và tạo ra ký ức giả cho riêng mình.
4. Lời khuyên, giới thiệu sách và nguồn
Lời khuyên là đa nhân cách không có các triệu chứng như sau: Sáng nắng chiều mưa, lúc vui lúc buồn, hai mặt, lật mặt như bánh tráng, quên nhiều thứ trong cuộc sống. Hãy gặp bác sĩ tâm thần ở bệnh viện tâm thần nếu bạn thật sự cho là mình có thể mắc DID. Không biết là DID có thật hay không, nhưng bạn nghĩ cuộc sống của một bệnh nhân DID vui và cool ngầu lắm sao, đến nỗi có thể tự chẩn đoán nó mà không có chỉ định?
Nguồn & sách
- https://www.lecturio.com/magazine/dissociative-identity-disorder/?appview=1&utm_source=app&utm_medium=topicreview
- https://dhss.delaware.gov/dsamh/files/si2013_dsm5foraddictionsmhandcriminaljustice.pdf
- Lecturio slides
- https://www.webmd.com/mental-health/dissociative-identity-disorder-multiple-personality-disorder#1
- Tâm lý học trong nháy mắt - Tập 4 - Tâm lý học dị thường - BeautifulMindVietNam & EzPsychology
- https://www.lecturio.com/magazine/dissociative-identity-disorder/?appview=1&utm_source=app&utm_medium=topicreview
- https://dhss.delaware.gov/dsamh/files/si2013_dsm5foraddictionsmhandcriminaljustice.pdf
- Lecturio slides
- https://www.webmd.com/mental-health/dissociative-identity-disorder-multiple-personality-disorder#1
- Tâm lý học trong nháy mắt - Tập 4 - Tâm lý học dị thường - BeautifulMindVietNam & EzPsychology
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất