Rối loạn nhân cách ái kỉ và những nguy cơ bạn chưa nhận ra
Tôi nghĩ rằng, trong đời sống hàng ngày, có nhiều người có vấn đề về rối nhiễu nhân cách, mà những người xung quanh không tự bảo vệ...
Tôi nghĩ rằng, trong đời sống hàng ngày, có nhiều người có vấn đề về rối nhiễu nhân cách, mà những người xung quanh không tự bảo vệ được do không cho rằng đó là khó khăn, tức là thiếu những trang bị cơ bản về sức khỏe tâm thần. Từ chỗ không tự bảo vệ được đến chỗ có rối nhiễu theo cũng không xa lắm, nhất là khi mình ở trong mối quan hệ thân thiết với người rối nhiễu đó.
Để tìm hiểu thì có nhiều dạng người bệnh lắm, nhưng có lẽ quan trọng nhất là nên tìm hiểu những kiểu người có nguy cơ gây hại nhiều hơn cả, trực tiếp hơn cả. Trong số các rối nhiễu nhân cách, tôi vẫn thấy "nguy hiểm" là dạng rối nhiễu ái kỷ. Nguy hiểm ở chỗ nó tấn công nhưng không lộ diện, thậm chí ẩn nấp trong các mặt nạ khác nhau. Kiểu người này thậm chí còn hấp dẫn người khác, bởi khả năng diễn trò và sự thông minh hoạt bát của họ. Nhưng kiểu người này phá hủy người khác chính bởi sự thiếu vắng cảm giác tội lỗi ở họ và tình huống trở thành nạn nhân tự nguyện của các đối tác của họ. (Rối nhiễu ái kỷ nó có 2 xu hướng, xu hướng là ái kỷ chịu đựng, nhưng người ta thường phân loại sang những dạng rối nhiễu khác như phụ thuộc, né tránh; và xu hướng ái kỷ cao gây chịu đựng và rối loạn cho người khác)
Những người lệch lạc này có nhiều trong cuộc sống thường ngày. Có thể đó là một người phụ nữ, nhưng thường là đàn ông nhiều hơn, một người tình, một vị hôn thê, một ông chủ, một người bạn, và thậm chí là một người hàng xóm, người mà luôn tìm kiếm sự thu hút và sự ảnh hưởng đến những người xung quanh. Cũng có những khuôn mặt khác, những người ái kỷ “quyền lực” là những người lãnh đạo có uy tín, trong tôn giáo, hay trong chính trị, nổi tiếng trong xã hội. Nguy hiểm hơn, đó là những vị hoàng đế, những kẻ độc tài qua các thời đại, những người sống trong sự tôn thờ, quyết định số phận bi thảm của con người.
Đọc thêm:

Chân dung thường thấy của họ: Thói quen của họ là tỏ ra hấp dẫn, quyến rũ, ngay từ đầu đã gây được lòng tin, và nhanh chóng, họ mở rộng sự ảnh hưởng, cai trị lên những người khác. Người ái kỷ rất quyến rũ và có thể cũng rất duyên dáng, hấp dẫn, nhưng đó thường là vì để thu hút sự chú ý của xung quanh, để thu hút sự quý mến, đặc ân của người khác, và cả để khuất phục những người dưới quyền. Tự thuyết phục mình bằng vẻ oai vệ, uy nghi và cả logique của mình, người rối loạn ái kỷ thường cho rằng mình có lý, không chấp nhận việc xem xét lại vấn đề và thể hiện rõ điều đó dưới hình thức không nể nang, xem trọng những người xung quanh. Cạnh tranh, tham vọng, họ thường đưa ra những dự án lớn cho phép họ thể hiện rõ giá trị của những tài năng của họ. Ít bị ảnh hưởng bởi sự tự chỉ trích giúp họ luôn khéo léo sắp đặt để thành công hoặc để phóng đại, khuyếch trương thành tích và công lao của họBởi vì người này không có khả năng thông cảm, đồng cảm với người khác, những người khác chỉ là để phục vụ họ nhằm tôn giá trị của họ hoặc như dạng “công cụ” để làm thỏa mãn những nhu cầu của họ. Những người xung quanh ấy được xem xét và được sử dụng chừng nào họ còn chịu dưới quyền và dưới kiểm soát. Nhưng sức mạnh mang tính tự hào thái quá về bản thân được tự mình phóng đại chỉ là bề mặt, cái vỏ bảo vệ này dễ dàng bị tấn công bởi chỉ trích hoặc sự không thành công. Để luôn được ngưỡng mộ, họ không chấp nhận thất bại, và trong trường hợp thất bại, họ có thể trượt vào trầm cảm.
Đối với người rối loạn nhân cách ái kỷ, các mối quan hệ với những người khác dựa trên những quyền lợi của cá nhân họ. Họ không thể gắn bó với người khác sâu sắc trong một mối quan hệ, và tính tự phụ, tự đại của họ thường cao hơn sự chung thủy. Với những người độc hại này, những người khác chỉ là những con tốt, là phương tiện phục vụ cho việc gia tăng giá trị của họ. Đôi khi dỗ dành, đôi khi tàn bạo, người loạn dục ái kỷ tạo ra một bầu không khí không thoải mái quanh họ, những người xung quanh không biết phải cư xử như thế nào, bởi vì họ bị buộc tội để nhận trách nhiệm. Một vài điểm yếu của người xung quanh bị biến thành trách cứ, bôi nhọ, lên án, bị trả thù, thậm chí bị bạo lực. Việc quyến rũ người khác cũng che giấu ham muốn cai trị và không có khả năng yêu thương người khác.
Đọc thêm:
Mặt khác, những người có những hành vi bệnh lý này, họ không có khả năng tự xem xét lại vấn đề và họ không tìm kiếm việc điều trị. Họ đã phát triển một cơ chế phòng vệ phủ đinh, kiểu như “anh ta luôn có lý”, “anh ta không chịu trách nhiệm, đó là lỗi của những người khác”. Họ cũng có thể sử dụng các cơ chế dồn nén, để trấn áp hành động của mình, và tùy chủ thể, có cả cơ chế phóng chiếu những mục tiêu của họ và những hành vi của họ lên những người khác, cơ chế thông minh hóa / lý trí hóa, cơ chế hợp lý hóa cho các hành động và nhất là cho quyền tuyệt đối của họ. Họ thường xuyên có hành vi nguy cơ, và vì vậy trách nhiệm của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với chủ thể chịu rối loạn nhân cách ái kỷ được thực hiện trước hết bởi lực lượng an ninh, vì những hành vi gây nguy hiểm và tàn bạo.
Mời tham khảo thêm: các tiêu chí chẩn đoán của DSM IV về rối loạn nhân cách kiểu ái kỷ - chủ thể thể hiện sự ngông cuồng hay có những hành vi mang tính anh hùng, có nhu cầu được ngưỡng mộ, thiếu sự đồng cảm, thường có những biểu hiện bệnh lý từ tuổi trưởng thành, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, có ít nhất 5 trong số các dấu hiệu sau đây:
1. Chủ thể có cảm giác rằng tầm quan trọng của họ giống như anh hùng (ví dụ: đánh giá quá cao về việc làm và khả năng của mình, chờ đợi được nổi tiếng như một siêu nhân mà không hoàn thành những công việc cần phải làm một cách thích đáng);
2. Luôn sống trong những ý tưởng về sự thành công không giới hạn, về quyền lực, về sự huy hoàng, về nhan sắc, về tình yêu lý tưởng;
3. Tự tưởng tượng mình là người đặc biệt, duy nhất, chỉ chấp nhận dưới quyền và chỉ được hiểu bởi những người đặc biệt khác, hoặc những cơ quan tối cao;
4. Có nhu cầu không ngừng về việc được ngưỡng mộ;
5. Chủ thể nghĩ rằng tất cả mọi thứ là dành cho anh ta: chờ đợi không có lý do để hưởng sự đối xử đặc biệt nào đó hoặc chờ đợi rằng tất cả mọi nguyện vọng của anh ta sẽ được thỏa mãn một cách tự động;
6. Khai thác người khác trong các mối quan hệ: sử dụng người khác để đạt được mục tiêu của riêng mình;
7. Thiếu sự cảm thông: không thể nhận ra và chia sẻ tình cảm và nhu cầu của người khác;
8. Thường ham muốn người khác và tin rằng người khác đến với mình;
9. Thường thể hiện thái độ và hành vi ngạo nghễ, kiêu kỳ.
Mong sao phác thảo vài nét tính cách về bức tranh con người rất xấu xí này, để mọi người trở nên nhạy cảm hơn trong các mối quan hệ thực, cũng như ra khỏi các ảo ảnh về những thần tượng / người hùng, bởi rất có thể đằng sau những điều được tô vẽ là sự thao túng khiến mụ mị người khác, giữ người khác ở lại trong dốt nát mù lòa, rồi trở thành đồng lõa.
Trích từ trang Tâm lí học tội phạm.
Mời tham khảo thêm: các tiêu chí chẩn đoán của DSM IV về rối loạn nhân cách kiểu ái kỷ - chủ thể thể hiện sự ngông cuồng hay có những hành vi mang tính anh hùng, có nhu cầu được ngưỡng mộ, thiếu sự đồng cảm, thường có những biểu hiện bệnh lý từ tuổi trưởng thành, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, có ít nhất 5 trong số các dấu hiệu sau đây:
1. Chủ thể có cảm giác rằng tầm quan trọng của họ giống như anh hùng (ví dụ: đánh giá quá cao về việc làm và khả năng của mình, chờ đợi được nổi tiếng như một siêu nhân mà không hoàn thành những công việc cần phải làm một cách thích đáng);
2. Luôn sống trong những ý tưởng về sự thành công không giới hạn, về quyền lực, về sự huy hoàng, về nhan sắc, về tình yêu lý tưởng;
3. Tự tưởng tượng mình là người đặc biệt, duy nhất, chỉ chấp nhận dưới quyền và chỉ được hiểu bởi những người đặc biệt khác, hoặc những cơ quan tối cao;
4. Có nhu cầu không ngừng về việc được ngưỡng mộ;
5. Chủ thể nghĩ rằng tất cả mọi thứ là dành cho anh ta: chờ đợi không có lý do để hưởng sự đối xử đặc biệt nào đó hoặc chờ đợi rằng tất cả mọi nguyện vọng của anh ta sẽ được thỏa mãn một cách tự động;
6. Khai thác người khác trong các mối quan hệ: sử dụng người khác để đạt được mục tiêu của riêng mình;
7. Thiếu sự cảm thông: không thể nhận ra và chia sẻ tình cảm và nhu cầu của người khác;
8. Thường ham muốn người khác và tin rằng người khác đến với mình;
9. Thường thể hiện thái độ và hành vi ngạo nghễ, kiêu kỳ.
Mong sao phác thảo vài nét tính cách về bức tranh con người rất xấu xí này, để mọi người trở nên nhạy cảm hơn trong các mối quan hệ thực, cũng như ra khỏi các ảo ảnh về những thần tượng / người hùng, bởi rất có thể đằng sau những điều được tô vẽ là sự thao túng khiến mụ mị người khác, giữ người khác ở lại trong dốt nát mù lòa, rồi trở thành đồng lõa.
Trích từ trang Tâm lí học tội phạm.
***Bình luận của riêng cá nhân mình:
Rối loạn nhân cách ái kỉ tên tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder. Nguồn gốc của từ Narcissistic đến từ huyền thoại về chàng Narcissus trong thần thoại Hi Lạp.
Narcissus là con trai của thần sông Cephisus và nữ thần Lyriopem, chàng được biết đến với vẻ đẹp hoàn hảo. Một lần đi dạo bên hồ, Narcissus cảm thấy khát nên cúi xuống để uống nước. Bất ngờ, chàng nhìn thấy bóng mình dưới nước. Quá ngạc nhiên và say đắm hình ảnh của chính mình, chàng đau khổ tự lao mình xuống sông tự tử do tình yêu chính mình không bao giờ được đáp lại. Khi ở thế giới bên kia, Narcissus vẫn không thôi ngắm mình dưới làn nước của sông mê Styx.
Từ đó cái tên Narcissus được dùng để đặt tên cho những kẻ yêu mình thái quá. Có rất nhiều người yêu bản thân mình, tuy nhiên chỉ có 1 số ít bị rối loạn và đến mức lệch lạc. Những dấu hiệu trên có thể một vài người đọc qua sẽ thấy mình giống 1 vài điểm, tuy nhiên cũng mong rằng các bạn hãy không tự ám mình bị chứng lệch lạc ái kỉ này.
Mình đã gặp người như thế này và cảm thấy thật may mắn khi đã thoát ra khỏi họ. Sau khi thoát ra khỏi họ, họ cũng có dùng những lời lẽ không tốt để bôi xấu mình và đổ tất cả mọi rắc rối cho mình, trong khi người gây rắc rối chính lại là họ. Họ thường là đè thấp người khác xuống để nâng cao giá trị của mình lên.Những người bị chứng này thường không hề muốn được chữa khỏi, họ không thấy bản thân mình có vấn đề gì với việc đó cả, chỉ nạn nhân của họ mới là người phải chịu đựng thôi. Để đối phó với người rối loạn ái kỉ
1. Tự hỏi xem có cần thiết phải đối phó với họ không.
Những người rối loạn ái kỉ thường rất phiền phức bởi họ luôn luôn cho rằng bản thân họ cao hơn tất cả những người khác. Địa vị xã hội của họ càng cao, thì bạn càng nên tránh bởi rất có thể họ sẽ dùng nhiều cách để bôi nhọ hoặc nói xấu bạn nếu như phát hiện ra rằng bạn muốn chống lại họ. Người ái kỷ cho rằng họ biết nhiều hơn người khác, chính vì vậy họ xem quyết định của mình là câu trả lời hợp lý nhất cho mọi vấn đề. Nếu người đó không có mối quan hệ sâu sắc gì với bạn, tốt nhất là bạn nên bỏ qua mối quan hệ này.
2. Tránh đụng độ.
Bạn không có cơ hội thuyết phục người ái kỷ hiểu ra họ sai. Do đó bạn chỉ chọn lúc cần thiết phải đối đầu, không phí sức xử lý một vấn đề nào đó mà có trọng tâm liên quan tới hành vi của anh ta vì hầu như chẳng thể xoay chuyển được nó.
3. Phát huy tối đa khiếu hài hước của bạn
Hãy nghĩ về những thứ funny trong cách hành xử của người ái kỉ, từ đó dùng khiếu hài hước của bạn để giảm thiểu tác động của người ái kỉ đến mình. Hơn nữa, bạn có thể dùng nó để ngầm chỉ ra vấn đề đối với những người xung quanh mình khi đang bị người ái kỉ mê muội. Những người ái kỉ có thể sẽ không nhận ra điều đó, vì họ không cho rằng đấy là hành vi xung đột, mà chỉ coi đó là một câu chuyện cười.
4. "Tảng lờ" thần chưởng.
Mình đã vận dụng chiêu thức này và cho rằng nó khá hiệu quả. Nói tóm lại khi mà người ái kỉ nói gì, bạn hãy coi như là nó không phải đang nói mình, chắc nó chừa mình ra. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn dùng sự tảng lờ của mình để đối phó lại sự tấn công của họ. Tấn công chán thì họ sẽ đi tìm con mồi khác để vùi dập thôi. Đừng để bản thân mình bị ảnh hưởng quá bởi họ, nếu không bạn sẽ dễ dàng bị họ chi phối và điều khiển từ hành vi đến cảm xúc của mình.
Đọc thêm:

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Rawwwr

Oa bài này bạn tự viết à
- Báo cáo

Thiên Thanh
mình có ghi trích từ trang tâm lí học tội phạm ấy, mình chỉ tự viết phần bên dưới thôi bạn ạ. Khi mình đọc được bài này mình khá shock nên mình chia sẻ lên đây. Hi vọng nếu bạn nào có gặp những người như thế này thì sẽ biết và tránh.
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Bạn để giúp mình link bài gốc ở dưới đoạn trích từ TLHTP nhé 

- Báo cáo

Thiên Thanh
okie b
- Báo cáo

mixaomottrunghaixucxich
Đọc đoạn đầu y chang mình vậy
- Báo cáo

Thiên Thanh
mình nghĩ ai cũng sẽ thấy giống mình 1 vài điểm, nhưng chưa chắc bạn đã bị chứng rối loạn ái kỉ này đâu. Cá nhân mình cho rằng cái điểm mấu chốt là bạn còn giữ được sự cảm thông và khoan dung với người khác hay ko
- Báo cáo

Trang Nguyen Thuy
Không phải bạn nhé. Người ái kỷ không bao giờ nhận mình ái kỷ, trái lại nếu ai nói họ ái kỷ/biết họ có những tính xấu và có thể làm họ mất mặt trước người khác sẽ bị họ trả thù đến cùng vì họ coi đó là tấn công cá nhân họ. Họ không có lòng thông cảm và trong quan hệ với họ chỉ có thua mới thắng thôi.
- Báo cáo

Hachane
Những người mắc chứng rối loạn ái kỷ này khác với người bình thường nhưng tự phụ, tự tin quá mức ở chỗ nào nhỉ
- Báo cáo

Thiên Thanh
tớ có gặp 1 ng thì người ấy vô cùng tự tin với kiến thức của mình, luôn cho mình đúng và không coi trọng quan điểm của người khác. Bên cạnh đó còn tưởng tượng ra rằng mình là 1 bậc thánh nhân, rất nhiều kiếp trước từng làm thần và làm vua. Người đó thuyết phục mọi người tin vào điều đó và luôn cho rằng mình đúng. Ng đó cũng tự tin rằng rất nhiều người yêu quý mình, xoắn xuýt lấy mình, thâm chí còn tạo ra 1 thế trận như thể nội cung tranh sủng vậy. Ng ấy luôn nói vs những ng khác vs 1 thái độ chắc nịch, rằng có rất nhiều yêu quý ng đó. Cũng đã nói thẳng vs mọi người rằng coi bạn bè như là quân cờ và để lợi dụng, nhưng vẫn tự hào vì mình là người ngay thẳng. Người nào giúp ích gì cho họ thì họ để lại, không giúp được gì thì họ đá đi...
- Báo cáo
Tnnv88
Nếu người bị ái kỷ là mẹ mình thì sao
mình không muốn bỏ rơi mẹ, cũng không muốn tiếp tục chịu những ảnh hưởng tiêu cực nữa...

- Báo cáo

Trang Nguyen Thuy
Bạn xem kênh Youtube DoctorRamani, bác sĩ chuyên tư vấn về ái kỷ. Đại khái là đừng hy vọng bạn có thể thay đổi được người ái kỷ. Bạn không cần cắt đứt với bố mẹ anh em... ái kỷ, nhưng chỉ giữ quan hệ ở mức xã giao, bề mặt (hời hợt) và có mong đợi thực tế về mối quan hệ. Thực sự đừng lo bỏ rơi mẹ bạn vì mẹ bạn chẳng bận tâm đâu. Họ như một cái giếng cạn không cảm xúc, chỉ có thắng thua, và họ thường thắng nên bạn cần lo cho m hơn là cho người ái kỷ. Nếu đúng mẹ bạn ái kỷ, mẹ bạn sẽ còn ghen tị với con gái, coi bạn như đối thủ nữa ấy. Mọi hành vi của người ái kỷ là những bước tính toán lạnh lùng, họ cực kỳ giỏi lợi dụng người khác, cho nên việc bạn sợ "bỏ rơi" lại chính là điều làm bạn bị "thua" trong mối quan hệ (trong khi bình thường nó làm mối quan hệ bền chặt)...
- Báo cáo
Tin Confident
Quào thật sự là không thể tưởng tượng được có những con người như vậy trong thực tế.
Mình thắc mắc nguyên nhân gì làm nên chứng bệnh này thế
- Báo cáo