Review sách Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ: một tiêu đề nghe có vẻ rất văn học, nếu như bạn không biết cuốn sách này là của Đặng Hoàng Giang....
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ: một tiêu đề nghe có vẻ rất văn học, nếu như bạn không biết cuốn sách này là của Đặng Hoàng Giang. Mình coi đây là một cuốn sách về nhận thức tìm hiểu bản thân nhưng được viết như một cuốn sách tâm lý. Tại sao vậy? Nghe có giống một cuốn sách self-help. Thực tế mình nghĩ xét về một khía cạnh nào đó đây là một cuốn sách self-help. Cuốn sách này đưa ra trải nghiệm thực tế của các cá nhân, và một tập hợp các cá nhân trong một tổng thể (một gia đình). Cụ thể ở đây như tác giả đề cập là:
“Những người trẻ trong cuốn sách này đều trên dưới hai mươi tuổi, cá biệt có người mười lăm, và có người hai mươi tư tuổi. Tương ứng với khái niệm late adolescence (thiếu niên muộn) trong tiếng anh, đây là quãng tuổi đời tôi gọi là “hậu tuổi thơ”, thời kỳ mà người ta đã để lại tuổi thơ ở đằng sau, nhưng chưa hoàn toàn bước vào thế giới của người lớn, theo nghĩa đã đi làm, lập gia đình, độc lập về tài chính.”
Nhưng xét trên một khía cạnh nào đó, mình nghĩ đây cũng là một cuốn sách về tâm lý học cho những người trẻ “đã và đang lớn” về nhiều mặt, tinh thần, cơ thể, trí tuệ, đạo đức…cũng là một cuốn sách đáng đọc cho bất cứ bậc làm cha mẹ nào muốn hiểu về con hơn, đặc biệt khi những đứa trẻ trước hoặc trong thời kỳ hậu tuổi thơ.
Cuốn sách đưa ra trải nghiệm của những người mà tác giả đã dành nhiều thời gian để gặp, trò chuyện, lắng nghe. Mỗi câu chuyện đều được viết rất cuốn hút, dùng nhiều từ và nhận định rất đắt giá dưới ngòi bút của Đặng Hoàng Giang. Sau mỗi câu chuyện tác giả sẽ gọi tên những trải nghiệm bằng những dẫn chứng tâm lý học đã được nghiên cứu. Bằng cách gọi tên này, tác giả đi sâu phân tích từng lời kể của các nhân vật để giúp người đọc nhận thức được hiện tượng và hiểu sơ lược về các hiện tượng tâm lý ít nhiều có trong các gia đình. Bản thân mình khi đọc cuốn này, mình gai người vì thấy mình trong đó, và mình nghĩ ít nhiều mỗi chúng ta sẽ cảm thấy một chút hình bóng của mình sau những câu chuyện. Tuy nhiên, mỗi người đọc nên tự nhận thức về bản thân mình và hiểu rõ rằng mình không ở trong một chuỗi trạng thái cảm xúc hay tình cảnh tồi tệ nào dẫn đến hiện tượng tâm lý được nhắc đến. Ví dụ như đoạn:
“Giờ đây tôi vẫn vin được vào tuổi trẻ để thấy mình có giá trị, để được người lớn ngưỡng mộ và ghen tị. Người ta vẫn nhìn vào tuổi hai mươi của tôi và nói tôi còn nhiều cơ hội. Nhưng rồi tuổi sẽ tàn lụi, sẽ đến lúc không còn ai gọi tôi là một cô gái trẻ dũng cảm, có nhiều cơ hội nữa. Lúc đó tôi sẽ chỉ là một kẻ xa nhà bơ vơ trong cuộc đời.”
Sau khi tập hợp những câu chuyện về nhiều người trẻ với những hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đều gặp vấn đề về tâm lý với gia đình như: Việc đổi vai giữa bố mẹ và con cái, con cái không được yêu thương, con cái được yêu thương quá mức và không đúng cách, tác giả đưa ra 3 vấn đề cơ bản người trẻ cần giải quyết để “Có thể bước vào cuộc sống của người lớn, để có thể coi là trưởng thành”.
Câu chuyện cuối cùng cũng là câu chuyện mình thấy ấn tượng nhất, vì cả người mẹ và con trai mình đều đã được chữa lành. Đây cũng là câu chuyện đã lấy đi nước mắt của mình. Và lời bình cuối cùng để khép lại cuốn sách của tác giả cũng là Hành trình chữa lành.
Cuối cùng với mình cuốn sách này nên được đến với đúng người, đúng nơi nó cần đến. Có những người không thuộc hai nhóm người ở trên mình nghĩ chưa nên đọc cuốn này, vì có thể rơi vào trạng thái hoang mang, sợ hãi và không tự nhận thức được do trải nghiệm của những người trong truyện sẽ mang đến những ám ảnh về xã hội mà theo mình đang không chiếm đa số. Ngược lại nếu đến được đúng người, đây có thể là một cuốn sách giúp nhận thức, chữa lành, và phát triển.
Video review cuốn sách này của mình, nếu các bạn thấy hay thì subcribe ủng hộ mình nhé: youtube.com/channel/UCethxsxAxkwDr-m1S1kiRUA
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất