Lời tựa:
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                              
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.
                               
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 26

Bạn thân mến!
Không lâu trước đây tôi có phàn nàn với bạn về tuổi già của mình. Giờ thậm chí tôi sợ rằng tôi đã để tuổi già lại sau lưng. Năm tháng của tôi, và chắc chắn là cả thân thể này, cho rằng chúng cần một cái định nghĩa khác. Bởi vì tuổi già là từ để chỉ năm tháng xuống dốc, chứ không phải khi đã rệu rã. Vậy nên hãy tính tôi trong đám người hom hem đã gần đất xa trời.
Dù có thế nào, tôi cũng sẽ cám ơn bản thân mình, có sự làm chứng của bạn, vì tôi chưa nhận thấy một sự sút kém nào trong tâm trí, cho dù thân thể tôi đã rệu rã lắm rồi. Chỉ có những thói xấu của tôi là già đi, và những phần trong cơ thể khuyến khích những thói ấy. Còn tâm trí tôi vẫn luôn minh mẫn và biết tìm niềm vui cho nó mà không chịu chút ảnh hưởng nào từ thân thể. Nó đã bỏ lại hầu hết mọi gánh nặng, và luôn luôn tỉnh táo. Nó tranh biện với tôi về tuổi già, cho rằng đó là những năm tháng rực rỡ nhất của nó. Vậy hãy tin điều đó, và để nó sử dụng sự thăng hoa đó một cách chuẩn mực và hiệu quả nhất.
Tâm trí tôi nói tôi nên cân nhắc về vấn đề và câu hỏi rằng những điều tốt đẹp ấy, sự thanh thản trong cuộc sống, và những thói quen vừa phải tôi có được ấy, là do sự thông thái hay do kinh nghiệm của cuộc đời. Đồng thời, nó cẩn thận phân biệt giữa những thứ tôi không thể làm và những thứ tôi không muốn mình làm. Mục đích của điều này là nếu như tôi mừng vì không thể làm gì đó, tôi sẽ coi nó như thứ tôi không muốn làm. Điều gì cần phải phàn nàn ở đây? Liệu có phải là vấn đề nếu như một thứ cần phải kết thúc lại chính nó đang tiến đến cái kết thúc ấy.
“Đó là cả một vấn đề”, bạn nói, “khi một người héo mòn và bị hủy hoại dần dần và - nếu tôi có thể nói chính xác - tan chảy. Vì ta không bị đánh một cú để nằm thẳng, mà thay vào đó, chúng ta phải từ giã đời mình mỗi lúc một chút, mỗi ngày đều lấy đi một chút sức mạnh của ta”. Nhưng liệu có cách kết thúc nào tốt hơn là từ từ đi xuống theo dòng chảy tự nhiên hay không? Có lẽ có những sự đau đớn trong một cái chết đột ngột, vậy nên cách ấy có vẻ dễ dàng hơn: từ từ cơ thể ta tự tìm đến cái chết theo tuổi tác và tự nhiên. 
Còn tôi, tôi kiểm tra bản thân mình khi thời gian chẳng còn, như thể cái ngày để vượt qua mọi đánh giá cho cả cuộc đời tôi đã đến. Tôi nói với bản thân mình: “Lời nói và hành động của ta tính đến thời điểm này không có nghĩa lý gì. Những thứ ta đã đối mặt chỉ toàn là thử thách nhỏ cho sự dũng cảm, nhưng ta lại để mình được bao bọc bởi hàng đống những lời tán dương nịnh nọt. Cái chết sẽ cho ta thấy khả năng thực sự của mình”. Vậy nên tôi không sợ, vì tôi đã chuẩn bị cho ngày ấy, khi mà mọi sự giả tạo và dối trá đều sẽ bị lột bỏ, để tôi có thể nhìn thấy sức mạnh thực sự của mình. Liệu có phải chỉ là những bài nói hùng hồn, hay tôi thực sự có thể hành động như những gì tôi đã nói? Liệu những lời nói thách thức số mệnh và may mắn trước đây của tôi là thực, hay đó chỉ là diễn mà thôi?

Hãy tránh xa sự đánh giá của người ngoài: họ không đáng tin và luôn tự mâu thuẫn. Tránh xa cả kế hoạch phát triển dài hạn: sớm thôi, cái chết sẽ đến với bạn, và thử thách bạn. Đó là thứ tôi muốn nói với bạn. Những bài giảng, buổi thảo luận chọn lọc của triết gia, những sự kiện, hội thảo tri thức, trớ trêu là chúng sẽ chẳng bao giờ cho thấy sức mạnh thực sự của tâm trí. Bởi vì một bài nói có thể rất ấn tượng, ngay cả khi diễn giả là một trong những kẻ tầm thường nhất. Những thứ ta đạt được chỉ có thể được thể hiện trong giờ phút cuối cùng. Bằng việc liệu ta có thể nói rằng mình chấp nhận, và sẽ không tranh cãi khi nó đến”.

MỘT BÀI NÓI CÓ THỂ RẤT ẤN TƯỢNG, NGAY CẢ KHI DIỄN GIẢ LÀ MỘT TRONG NHỮNG KẺ TẦM THƯỜNG NHẤT

Đó là những thứ tôi tự nói với bản thân, nhưng hãy nghĩ như tôi nói với bạn vậy. Bạn trẻ hơn tôi, nhưng điều đó có ý nghĩa gì không? Số năm mỗi người có được đâu phải hạn mức. Không cách nào biết được khi nào cái chết đến với mình, vậy nên hãy tập cách đợi nó trong từng giây phút ta còn sống.
Tôi đã muốn dừng thư, tay đã định nghỉ, nhưng cần có chút gì đó làm quà đúng không? Giả sử tôi không nói nó đến từ đâu, bạn vẫn biết nguồn gốc của nó. Cho tôi một chút thời gian, và quà sẽ đến từ bản thân tôi và Stoicism. Nhưng, từ giờ đến lúc đó, Epicurus sẽ thay tôi. Ông ta đã nói:
Hãy diễn tập cái chết của mình
Hay một cách rõ ràng hơn:
Sẽ rất tốt nếu có thể suy xét cặn kẽ và toàn diện về cái chết.
Có lẽ bạn sẽ nghĩ sao phải tốn thời gian nghiên cứu một thứ mà ta chỉ đối mặt một lần duy nhất trong đời. Nhưng đó chính là lý do tại sao: nếu ta không thể kiểm tra liệu ta có biết về nó, ta nên nghiên cứu về nó luôn luôn. "Hãy diễn tập cái chết", ai nói vậy với ta tức là đang bảo ta diễn tập sự tự do của mình. Vì khi đã tìm hiểu về cái chết, một người sẽ không còn lo về việc bị đày đọa, vì cái chết có quyền lực trên tất cả những tù đày, xiềng xích hay phòng giam. Nó mở ra sự tự do tuyệt đối cho cuộc sống. Thực ra chỉ có duy nhất một sợi xích giữ ta lại: tình yêu cuộc sống. Đúng là ta không nên xem nhẹ nó, nhưng cũng nên nới lỏng nó, để không thứ gì ngăn cản ta khi hoàn cảnh bắt buộc, hay làm yếu nhuệ khí của ta khi ta phải đối mặt với một thứ mà sớm muộn gì cũng sẽ đến mà thôi.
Tạm biệt! 
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Not long ago I was telling you that I had old age in sight; now I fear I have left old age behind. Now my years, and certainly my body, merit a different term. Since “old” is the word for advanced age, not for the age of disintegration, count me among those decrepit ones who are very near the end. All the same, I give thanks to myself, in your presence, that I do not sense any impairment in my mind, even though I do in my body. 2 Only my faults have grown old, and those parts of me that pay service to my faults. My mind is vigorous and rejoices to have little to do with my body. It has shed a great deal of its burden; it is on a romp, and raises a dispute with me concerning old age, which it says is its time of flourishing. Let’s believe it! And let it make use of the good that is proper to it.
3 My mind tells me to ponder the matter and to discern what of my tranquility and moderate habits I owe to wisdom and what to my time of life; also, to distinguish carefully between things I cannot do and things I do not want to do. The purpose of this is that if there is something I am glad not to be able to do, I will regard it as something I don’t want. What is there to complain about? Is it a problem if what needed to be over has come to an end?
4 “It is a very big problem,” you say, “for a person to wither and perish and—if I may speak accurately—to melt away. For we are not knocked flat all at once; rather, we waste away a little at a time, as each day erodes our strength.” So our nature is slackening toward its resolution: is there some better way out? Not that a sudden blow, an immediate departure from life, is a bad thing; but this is the easy road, to just slip away.
As for me, I scrutinize myself as if the time of trial were drawing near, as if that day which is to pass judgment on all my years were at hand. 5 I say to myself, “My words and actions up to this point do not prove anything. Those are slight and deceptive pledges of courage, wrapped up in a great lot of blarney. Death will disclose to me what progress I have made.” Thus I am unafraid as I prepare myself for that day when the artifices and disguises will be stripped away and I shall make judgment of myself. Is it just brave talk, or do I mean what I say? Were they for real, those defiant words I spoke against fortune, or were they just theater—just acting a part?
6 “Away with the assessments of other people: they are always unreliable and contradictory. Away with lifelong programs of study: soon, now, death will pass its judgment on you. That’s just what I mean. Lectures and learned seminars and sayings culled from the teachings of philosophers and educated conversation do not reveal the mind’s real strength. For speech is bold even where the speaker is among the most timorous. What you have achieved will be revealed only when you breathe your last. I accept the terms; I do not quail before the judgment.”
7 Those are the things I say to myself; but imagine that I have said them to you as well. You are younger than I, but what does it matter? Years are not given out by quota. There’s no way to know the point where death lies waiting for you, so you must wait for death at every point.
8 Well, I wanted to stop here; my hand was preparing to sign off , but I must settle accounts and give this letter its travel money. Suppose I don’t say where I will take out my loan—you know whose money box I use. Give me a little time, and the payment will come from home; meanwhile, Epicurus will provide. He says, 
Rehearse for death.
Or if the thought can be conveyed better to us in a fuller expression:
It is a fine thing to learn death thoroughly.
9 Perhaps you think it is a waste of time to learn something you will need to use only once. But that is the very reason we ought to rehearse: if we cannot test whether we know it, we should be learning it always. 10 “Rehearse for death”: he who says this is telling us to rehearse our freedom. One who has learned death has unlearned slavery, for death is above all powers, and certainly beyond all. What does death care for prison, for shackle and for cell? Its gate is ever at liberty. There is but one chain that binds us: the love of life. That, admittedly, we may not discard; yet we must lessen it, lest anything detain us when commanded by our situation, or hinder us from readiness to do at once what must be done someday.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: