Chương 1: Làm việc sâu thật đáng giá

Hai khả năng cốt lõi giúp phát triển trong nền kinh tế mới:

1. Khả năng nhanh chóng nắm bắt những vấn đề khó.
2. Khả năng tạo ra sản phẩm ở mức độ cao cấp, xét về cả chất lượng và tốc.
Để nhanh chóng học hỏi những vấn đề hóc búa, bạn phải tập trung cao độ và không được phân tâm. Nói cách khác, học hỏi là một hành động của làm việc sâu. Nếu cảm thấy thoải mái khi chuyên tâm, bạn cũng sẽ thoải mái khi thành thạo các hệ thống và kỹ năng ngày càng phức tạp nhưng cần thiết để tiến xa hơn trong nền kinh tế.
Thành quả của công việc có chất lượng cao = (Thời gian bỏ ra) × (Cường độ tập trung)
Để tạo ra sản phẩm ở mức xuất sắc, bạn cần dồn toàn bộ sự tập trung vào một nhiệm vụ và không được phân tâm trong một thời gian dài. Nói cách khác, hình thức làm việc có thể tối ưu hóa hiệu suất của bạn chính là làm việc sâu.
Tất nhiên nó sẽ không phù hợp với các lãnh đạo doanh nghiệp vì tính chất đặc thù là công việc liên quan đến kỹ năng quản lí hơn là sự chuyên sâu nên họ có thể điều hành nhiều công ty cùng 1 lúc mà không ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Chương 2: Trạng thái làm việc sâu ít khi xuất hiện.

Các văn phòng mở, các trang mạng xã hội hiện nay là mối đe dọa nghiêm trọng đến trạng thái làm việc sâu của mỗi người. Thế giới hiện nay đang yêu cầu sự phản hồi nhanh chóng dẫn đến trạng thái làm việc sâu bị hạn chế đi rất nhiều.
Sự bận rộn đại diện cho hiệu suất: Khi không có những chỉ báo rõ ràng cho biết năng suất và giá trị trong công việc, nhiều người lao động trí óc lại quay lại với chỉ báo năng suất trong ngành công nghiệp: làm thật nhiều việc dễ thấy.
Khi làm việc sâu trở nên hiếm hoi thì giá trị của nó đang tăng lên rất nhiều so với trước.

Chương 3: Làm việc sâu có ý nghĩa

1. Lập luận dựa trên quan điểm thần kinh học về chiều sâu

Việc khéo léo quản lý sự chú ý là điều kiện tiên quyết để có một cuộc sống tốt đẹp, và đó cũng là chìa khóa để thực sự cải thiện mọi khía cạnh trải nghiệm của bạn.
Winifred Gallagher tổng kết: “Việc bạn là ai, bạn nghĩ gì, cảm thấy gì, làm gì và yêu thích điều gì chính là tổng hòa của những gì bạn tập trung.”
Lợi ích tiềm ẩn khác cũng không kém phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sự tập trung suốt một ngày làm việc: Sự tập trung sẽ chặn đứng sự hời hợt và ngăn không cho bạn để tâm đến những điều nhỏ nhặt và không vui – những thứ luôn đeo bám và không ngừng xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta.

2. Lập luận dựa trên quan điểm tâm lý học về chiều sâu

“Những khoảnh khắc đẹp nhất thường xảy ra khi cơ thể hoặc tâm trí của một người bị đẩy tới giới hạn, trong nỗ lực tự nguyện nhằm đạt được những điều vừa khó khăn vừa đáng giá.”
Mihaly Csikszentmihalyi gọi nó là trạng thái dòng chảy (flow). Hầu hết mọi người đều giả sử (và họ vẫn làm vậy) rằng sự thoải mái đó khiến họ hạnh phúc. Chúng ta muốn làm ít hưởng nhiều. Nhưng kết quả từ các nghiên cứu của Csikszentmihalyi cho thấy hầu hết mọi người đều đã sai.
Làm việc thực sự lại dễ chịu và vui vẻ hơn là ở không, bởi các hoạt động dòng chảy có mục tiêu, quy tắc phản hồi và thử thách đều khuyến khích chúng ta gắn bó với công việc, tập trung và đắm mình trong đó. Mặt khác, nhàn rỗi và ở không đều là những việc không có cấu trúc rõ ràng, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn để hình thành thứ gì đó có thể đem lại niềm vui.
Theo các nghiên cứu, trong một tuần, các trải nghiệm dòng chảy xảy ra càng nhiều thì sự hài lòng về cuộc sống của chủ thể càng cao. Có vẻ như, con người sẽ trở nên tốt đẹp nhất khi họ đắm mình trong thứ gì đó đầy thử thách.

Phần 2: Các quy tắc

Quy tắc 1: Làm việc sâu

Một trong những trở ngại chính của việc tập trung sâu: Sự thôi thúc trong việc chuyển sự chú ý sang một số điều hời hợt hơn. => Hầu hết mọi người đều nhận ra sự thôi thúc đó có thể khiến họ khó tập trung vào những việc khó khăn hơn, nhưng họ hầu như không lường được rằng việc đó sẽ diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ đến như vậy.
1. Quyết định mang tính triết lý về khả năng tập trung sâu.
Bạn cần phải có triết lý của riêng mình để áp dụng quá trình làm việc sâu vào công việc. Bạn cũng cần phải cẩn thận lựa chọn triết lý phù hợp với hoàn cảnh của mình, vì sự không phù hợp có thể làm hỏng thói quen làm việc sâu của bạn trước khi nó có cơ hội phát huy tác dụng. Dưới đây là các ví dụ:
2. Triết lý hà khắc khi lập kế hoạch làm việc sâu.
Triết lý này sẽ tối đa hóa nỗ lực chuyên sâu bằng cách loại bỏ hoặc giảm thiểu triệt để các nghĩa vụ hời hợt. Những người thực hiện triết lý này có khuynh hướng theo đuổi mục tiêu chuyên môn đã được xác định rõ và có giá trị cao, ngoài ra, phần lớn thành công trong công việc của họ đều bắt nguồn từ việc áp dụng hiệu quả chiến lược này.
Chính cảm giác thư thái đó đã giúp họ loại bỏ được những mối bận tâm hời hợt đang có xu hướng lấn át những thứ có tuyên bố giá trị đa dạng trong thế giới bận rộn ngày nay.
3. Triết lý phương thức đôi khi lập kế hoạch làm việc sâu.
Triết lý này yêu cầu bạn phải chia thời gian theo một số quy định rõ ràng nhằm theo đuổi sự chuyên sâu và dành thời gian còn lại cho những việc khác.
Trong thời gian chuyên sâu, những người theo triết lý phương thức đôi sẽ tuân theo sự hà khắc – cố gắng tập trung cao độ và liền mạch. Còn trong thời gian làm những việc hời hợt, sự tập trung không còn là ưu tiên hàng đầu. Sự phân chia thời gian giữa sự chuyên sâu và sự hời hợt có thể áp dụng theo nhiều quy mô.
Triết lý phương thức đôi tin rằng công việc chuyên sâu có thể tạo ra năng suất tối đa, nhưng chỉ khi người thực hiện dành đủ thời gian và nỗ lực để có thể đạt tới mức độ nhận thức tối đa – trạng thái xuất hiện những đột phá thực sự. Đây là lý do tại sao đơn vị thời gian tối thiểu để làm việc sâu trong triết lý này thường phải dài ít nhất một ngày
4. Triết lý nhịp nhàng khi lập kế hoạch làm việc sâu.
Phương pháp chuỗi: Quy định ngày nào cần làm việc sâu công việc quan trọng và đánh dấu X lên lịch. Cứ thực hiện như vậy thành một chuỗi X.
Phương pháp quy định thời gian làm việc sâu trong ngày: chọn thời gian mà bộ não có thể tập trung cao độ nhất trong ngày để làm việc sâu và thời gian còn lại có thể làm những việc hời hợt.
Nhược điểm của triết lý nhịp nhàng này là: sẽ không đạt được mức độ tư duy sâu như 2 triết lý trên vì thời gian làm việc sâu không đủ.
5. Triết lý nhà báo khi lập kế hoạch làm việc sâu.
Phương pháp: Cứ hễ có thời gian rảnh là lại làm việc sâu và vùi đầu vào công việc của mình. Ví dụ điển hình: Nhà báo Walter Isaacson.
Phương pháp giúp bạn làm việc sâu ở mọi nơi có thể trong lịch trình của mình. Tên gọi này xuất phát từ thực tế rằng các nhà báo như Walter Isaacson luôn được đào tạo để có thể viết bất kỳ lúc nào do đặc thù nghề nghiệp.
Cách tiếp cận này không dành cho những người mới làm quen với làm việc sâu. Khả năng chuyển đổi tâm trí từ làm việc hời hợt sang làm việc sâu một cách nhanh chóng không phải tự nhiên mà có. Nếu không cẩn thận, quá trình chuyển đổi đó có thể rút cạn nguồn năng lượng hữu hạn của bạn.
Thói quen này cũng đòi hỏi sự tự tin vào khả năng của bản thân – tin rằng những gì bạn đang làm rất quan trọng và chúng nhất định sẽ mang lại thành công. Niềm tin này thường được xây dựng dựa trên nền tảng thành quả sự nghiệp hiện có.
5. Quá trình nghi thức hóa.
Để tận dụng tối đa các phiên làm việc sâu, hãy tạo ra các nghi thức chặt chẽ. Ví dụ như: sắp xếp phòng làm việc một cách gọn gàng và ngăn nắp theo thứ tự. Hoặc bố trí lịch trình công việc một ngày và lặp lại như thế trở về sau.
Nghi thức giúp chúng ta giảm thiểu các chướng ngại trong quá trình chuyển sang chế độ chuyên sâu, tạo điều kiện cho bản thân dễ dàng tập trung sâu và duy trì trạng thái này lâu hơn. Nếu cứ ngồi chờ cảm hứng xuất hiện mới làm việc nghiêm túc, thì hiệu quả công việc sẽ giảm đi rất nhiều.
Hệ thống hóa như lên lịch trình trước cho 1 tuần hoặc 1 ngày sẽ giúp bộ não giảm mệt mỏi khi phải đưa ra quyết định bản thân nên làm gì lúc này.
6. Quan trọng hóa vấn đề.
Khái niệm này rất đơn giản: Bằng cách tận dụng sự thay đổi căn bản môi trường thông thường của bạn, cùng với việc đầu tư tiền bạc hoặc nỗ lực đáng kể nhằm hỗ trợ làm việc sâu, bạn sẽ nâng tầm quan trọng của nhiệm vụ lên.
Sự nâng tầm này sẽ giúp làm giảm bản năng trì hoãn trong tâm trí bạn và tạo ra động lực cũng như năng lượng làm việc.
Ví dụ: J.K. Rowling đã thuê khách sạn hạng sang để tập trung viết tiểu thuyết khi ở nhà có nhiều sự phiền nhiễu.
7. Không làm việc một mình.
8. Các nguyên tắc thực thi:
Nguyên tắc số 1: Tập trung vào những gì tối quan trọng.
=> Bạn chỉ nên theo đuổi ít tham vọng để có thời gian làm việc sâu.
Nguyên tắc số 2: Làm việc dựa trên các phép đo chỉ dẫn.
Có hai loại phép đo: phép đo trễ và phép đo chỉ dẫn. Phép đo trễ mô tả điều bạn đang cố gắng cải thiện. Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là làm tăng sự hài lòng của khách hàng với tiệm bánh, thì phép đo trễ liên quan là điểm hài lòng của khách hàng.
Vấn đề với phép đo trễ là khi thu về các chỉ số đo lường, đã quá muộn để thay đổi hành vi của bạn.
Trái lại, phép đo chỉ dẫn “đo lường hành vi mới sẽ thúc đẩy thành công dựa trên các phép đo trễ”. Trong ví dụ về tiệm bánh, phép đo chỉ dẫn hiệu quả có thể là số lượng khách hàng nhận hàng dùng thử miễn phí. Đây là con số bạn có thể tăng lên trực tiếp bằng cách đưa ra nhiều mẫu hơn.
Khi bạn gia tăng con số này, phép đo trễ của bạn sẽ được cải thiện. Phép đo chỉ dẫn hướng sự chú ý của bạn sang việc cải thiện hành vi trực tiếp ảnh hưởng đến tương lai gần, thứ sẽ có tác động tích cực đến mục tiêu dài hạn của bạn.
Đối với cá nhân tập trung làm việc sâu, thật dễ dàng để xác định phép đo chỉ dẫn thích hợp: Thời gian ở trạng thái làm việc sâu nhằm hướng tới mục tiêu tối quan trọng.
Nguyên tắc số 3: Duy trì bảng điểm hấp dẫn.
Ghi lại kết quả làm việc hằng ngày và so sánh những ngày còn lại để thúc đẩy động lực làm việc.
Nguyên tắc số 4: Có trách nhiệm giải trình thường xuyên.
Tác giả đã sử dụng đánh giá hằng tuần để xem xét bảng điểm, ghi nhớ những tuần xuất sắc nhằm tìm ra điều gì đã dẫn đến những tuần kém hiệu quả và quan trọng nhất là tìm ra cách đảm bảo có được điểm số cao cho những ngày sắp tới.

Quy tắc 2: Tận dụng sự buồn chán

Đừng nghỉ ngơi sau khi bị phân tâm, mà hãy nghĩ ngơi sau khi tập trung. Thay vì lập kế hoạch thỉnh thoảng nghỉ ngơi nhằm thoát khỏi sự phân tâm để bạn có thể tập trung, bạn nên lập kế hoạch nghỉ ngơi sau khi tập trung để có thể chấp nhận sự phân tâm. Ví dụ: Lên lịch trước khi sử dụng Internet và có thể tránh không sử dụng Internet nhiều hơn số lần quy định.

Suy ngẫm hiệu quả.

Mục tiêu của suy ngẫm hiệu quả là dành một khoảng thời gian tập trung vào thể chất như đi bộ... thay vì tinh thần và tập trung vào một vấn đề chuyên môn rõ ràng.
Nó không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc của bản thân mình mà còn rèn luyện khả tăng tư duy sâu. Bằng cách buộc bạn phải chống lại sự phân tâm và liên tục kéo sự chú ý trở lại với vấn đề trước mắt, suy ngẫm hiệu quả giúp tăng cường khả năng chống lại sự phân tâm và mài giũa sự tập trung hơn nữa.
Để suy ngẫm hiệu quả phát huy tác dụng, bạn cần hiểu rằng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, muốn giỏi thì phải luyện tập.
Chú ý 1: Hãy cảnh giác với những sao lãng và suy nghĩ luẩn quẩn.
Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, tâm trí sẽ cố gắng tránh tiêu hao năng lượng quá mức khi có thể. Nó sẽ tìm cách tránh đi sâu vào vấn đề quan trọng bằng cách xoáy sâu nhiều lần vào những thông tin đã biết.
Bạn phải cảnh giác với kiểu suy nghĩ luẩn quẩn này, vì nó có thể nhanh chóng phá hủy toàn bộ một buổi suy ngẫm hiệu quả.
Chú ý 2: Cấu trúc tư duy sâu
Xây dựng cấu trúc và bộ câu hỏi cần tập trung vào buổi suy ngẫm hiệu quả để tránh bị mất tập trung. Thậm chí có thể ghi nhớ một số thông tin trước buổi suy ngẫm sẽ tốt hơn rất nhiều.

Cải thiện khả năng ghi nhớ.

Rèn luyện trí nhớ là khả năng cải thiện năng lực tập trung của bạn. Sau đó, bạn có thể áp dụng hiệu quả khả năng này vào mọi nhiệm vụ cần làm việc sâu. Ví dụ: bạn có thể tập ghi nhớ bộ bài ngẫu nhiên bằng phương pháp mê cung trí nhớ. Nó sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung bởi vì nó khá khó để thực hiện.

Quy tắc số 3: Thoát khỏi truyền thông xã hội

Quy tắc số 4: Loại bỏ những thứ hời hợt

Con người của chúng ta chỉ có thể tập trung tối đa 4 giờ mỗi ngày, còn hơn 4 giờ mỗi ngày thì cực kỳ hiếm gặp. Chúng ta thường dành phần lớn thời gian trong ngày ở chế độ mất kiểm soát – không chú tâm suy nghĩ đến việc đang làm trước mắt. Đây là một vấn đề.
Ngăn cản những công việc hời hợt lẻn vào lịch biểu của bạn là việc làm rất khó khăn nếu bạn không thẳng thắn đối mặt với cán cân làm việc sâu và làm việc hời hợt hiện tại của mình, sau đó tự hình thành thói quen tạm dừng trước khi hành động và tự hỏi: “Điều gì có ý nghĩa nhất với mình vào lúc này?”

Năng suất lịch trình cố định

Tác giả đã đưa ra mục tiêu chắc chắn về việc không làm việc quá một mốc thời gian cụ thể, sau đó lần ngược trở lại lịch trình để tìm ra các chiến lược hiệu suất cho phép tác giả thỏa mãn tuyên bố này.