Real focus: kiểm soát và bắt đầu cuộc sống bạn mong muốn...
“Công việc thực sự là công việc định hướng cho những mục đích, tầm nhìn và sự nghiệp của chúng ta.
Công việc bận rộn là những thứ mag chúng ta làm để tránh né công việc thực sự.”
Đây là một quyển sách hay, tổng hợp những phương pháp và khái niệm mới mẻ.
Sách gồm 3 phần:
Phần đầu: khái niệm và những bài test sẽ cho bạn biết khả năng tập trung hiện tại của mình ở mức nào.
Phần hai: nói về những nguyên nhân mất tập trung.
Phần ba: tuy ở hai phần trên đã lồng ghép những phương pháp nhưng ở phần này sẽ tập trung hơn vào việc trả lời cho câu hỏi “làm sao để tập trung hơn?”
Mình sẽ list nhẹ 4 điều mình học áp dụng vô cuộc sống:
1. Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo và những mong đợi phi thực tế để tập trung vào những việc quan trọng nhất
Không thể có được mọi thứ một lúc.
Cho nên phải tập trung vào một việc quan trọng nhất vào mỗi thời điểm.
Đồng thời hạ tiêu chuẩn của mình lại cho những việc kém quan trọng hơn.
2. Không nhận việc/ dự án mới cho tới khi hoàn thành những dự án hiện tại
-> cách áp dụng
+ lập ds 5 việc
+ bất đầu với việc đầu tiên ghi vào, cái nào ghi trước làm trước
+ hoàn thành xong thì gạch đi
+ nếu không hoàn thành xong cũng gạch nhưng đẩy lên đầu danh sách
+ thực hiện lại danh sác trong ngày kế tiếp, không thêm nhiệm vụ tới khi hoàn thành 5 việc ở đầu danh sách.
3. Học cách nói không:
Nếu đó là công việc bạn không muốn làm hay cảm thấy khó chịu khi lỡ đồng ý thì hãy từ chối.(sách có chỉ cách nói không cho lịch sự :v)
Việc này có đáng để mình dành thời gian làm không?
Áp dụng luôn cả với những người “hút năng lượng”, khiến bạn thấy mệt mỏi khi gặp.
“Mỗi khi đồng ý làm những việc mình không muốn, chúng ta lấy đi thời gian dành cho công việc và những người chúng ta yêu thương”.
4. Nắm bắt hệ thống, thay vì kết quả
Đây là phần mình cảm thấy hay nhất.
Hệ thống là việc thực hiện trên 1 nguyên tắc cơ bản, làm tăng chỉ số hạnh phúc của ta trong dài hạn.
Hệ thống là những thói quen.
Tập trung vào hệ thống - tập trung vào những việc ta CÓ THỂ kiểm soát (hành động, nỗ lực) hơn là những điều ta không thể kiểm soát như kết quả hành động.
Cuối cùng, mình sẽ đạt được kết quả mà cũng tận hưởng quá trình.
Bên cạnh tạo hệ thống mới, ta cũng nên xem xét và “kaizen” lại những hệ thống đang có cho hoàn thiện hơn.
Ví dụ về hệ thống giảm cân:
1. ăn theo chế độ Thinsulin
2. uống 3l nước/ ngày
3. chạy bộ 20’/ ngày 5/7 ngày trong tuần
duy trì hệ thống trong 1 tháng chẳng hạn
Ví dụ về cải tiến hệ thống học thi
Hệ thống cũ:
+ ăn chơi, lướt face
+ học bài khi còn 3 ngày tới kì thi
+ share xoài thần qua môn
Hệ thống mới:
+ đặt countdown cho các môn thi
+ học bài và xem tài liệu từ sớm (vd trước 1 tháng)
+ ôn thi 1 tuần
+ vẫn share xoài thần =)))
Trên đây là một số điều mình rút ra, muốn viết thêm nhưng khuôn khổ không cho phép nên bạn hứng thú thì mua sách đọc rồi anh em mình cùng bàn bàn luận thêm nhé!
Lê Phạm Phương Duy
 Link trên blog của mình: