Lời tựa: 
     
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                           
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.  

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.      
                                    
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 33

Bạn thân mến!
Bạn đề nghị tôi nên tiếp tục kết thư bằng một vài câu nói hay, và tôi nên trích chúng từ những người đứng đầu trường phái của mình (Stoicism). Nhưng họ đâu có làm mình bận rộn với những câu nói văn hoa, mà thay vào đó họ chỉ tập trung vào những giá trị đích thực. Bạn biết đấy, sự chênh lệch chỉ xuất hiện khi một vài thứ được chú ý hơn những thứ khác. Nhưng một cái cây thì đâu thể được chú ý khi nó ở cạnh một rừng cây với chiều cao tương tự.
Thơ ca có đầy những câu nói văn hoa như ý bạn, và cả trong những văn bản lịch sử nữa. Vậy nên tôi không muốn bạn nghĩ chúng chỉ thuộc về Epicurus: chúng là tài sản của nhân loại, tức là của chính chúng ta. Nhưng ở ông ta chúng thu hút nhiều hơn sự chú ý, chỉ bởi chúng xuất hiện không thường xuyên, và bởi đó là một sự ngạc nhiên thú vị khi những phẩm cách được nhấn mạnh bởi một người đề cao những thoải mái tiện nghi trong cuộc sống (trường phái Epicurean cho rằng thoải mái tiện nghi là đích cuối cùng của cuộc sống, chính là trường phái đối lập với Stoicism). Đó, chí ít, là điều mà mọi người thường nghĩ về ổng; chứ với tôi, Epicurus thực sự là một người dũng cảm, ngay cả nếu ông ta mặc áo dài tay (thời ấy đàn ông ít ai mặc áo có tay). Dũng cảm, chấp nhận khó khăn, và một tâm trí vững vàng như thể đối mặt với chiến tranh, ta có thể tìm thấy chúng ở những người dân Ba Tư (với tay áo dài) giống như ở những người xắn tay áo lên mà lao vào công việc của chúng ta.  
Vậy nên đâu có lý do gì để bạn yêu cầu những câu trích ấy. Những thứ nổi bật từ các tác giả khác có thể được tìm thấy dễ dàng trong bất cứ đoạn nào từ các tác phẩm của Stoicism. Vậy nên không giống như bạn tưởng, chúng tôi không luyện cho mắt mình thói quen chú ý đến những câu nói như vậy. Bởi với chúng tôi, người mua không thể bị thất vọng vì khi đi vào cửa hàng lại không tìm thấy những thứ có giá trị như những thứ được treo bên ngoài. Chúng tôi để họ lựa hàng từ mọi góc của cửa hàng, cũng giống như từ mỗi đoạn mà họ chọn đọc. Cứ cho là chúng tôi muốn giới thiệu cho họ vài đoạn riêng biệt: ai là người chúng tôi sẽ chọn? Zeno? Cleanthes? Chrysippus? Posidonius? Panaetius? Dù cùng trường phái nhưng mỗi người chúng tôi có sự tự do thể hiện quan điểm của riêng mình (tức là không ai trên ai, không ai dưới ai cả). Trong trường phái Epicurean, bất cứ thứ gì Hermarchus, hay Metrodorus nói, thường được gán cho tên tuổi của Epicurus - người đứng đầu trường phái, như cách họ tri ân sự dạy dỗ và che chở của ông ta. Chúng tôi, ngược lại, có rất nhiều tên tuổi, và tất cả đều giá trị như nhau, khiến chúng tôi không thể chỉ giới thiệu một người riêng biệt, ngay cả khi có cố nghĩ nên chọn ai. Tôi nhắc lại, chúng tôi không thể:
"Chỉ có người nghèo mới đếm số con vật trong đàn của mình".
Bất cứ khi nào bạn ngó qua, bạn sẽ đọc được một vài thứ đáng suy ngẫm nếu không nói rằng những thứ khác cũng như vậy. Bởi vậy, bạn cần phải từ bỏ hy vọng rằng bạn sẽ có thể nghiên cứu nhanh một phần tác phẩm của những người vĩ đại. Bạn cần phải đọc toàn bộ tác phẩm, và dồn toàn bộ công sức mình cho việc đó. Chủ đề được bàn luận trong cả tác phẩm, và những tác phẩm quan trọng như thế được viết mà không thể bị thiếu một phần nào. 

Tuy nhiên, tôi không có vấn đề gì với việc bạn sẽ tìm hiểu từng ý chính của từng người, miễn là bạn phải nhớ đến hoàn cảnh và tính cách của người ấy trong khi suy xét. Một người đàn bà đẹp không phải là người mà cái mắt cá chân nho nhỏ hay đôi vai thon được ngợi ca, mà là người có mọi thứ cân xứng đến nỗi sự cân xứng ấy khiến ta không thể chú ý đến chi tiết.

Nhưng nếu bạn cứ kiên quyết, tôi sẽ không quá khó khăn với bạn, và sẽ đưa chúng ra hàng loạt. Có một đống những câu như thế, một người chỉ cần nhặt chúng ra, mà chẳng cần phải tổng hợp. Chúng không phải ở chỗ này chỗ nọ để cần phải chú ý, mà có một sự thống nhất và liền mạch.
Tôi chắc chắn chúng có ảnh hưởng lớn đến những người mới bắt đầu hay những người từ ngoài trường phái đến nghe. Bởi những câu nói ấy được dễ dàng chấp nhận khi chúng được tách ra và trích dẫn. Chính vì lý do đó mà chúng ta cho bọn trẻ học những câu nói hay để ghi nhớ. Chúng là những thứ mà đầu óc của một đứa trẻ cũng có thể hấp thụ, vì chưa có đủ tiềm lực cho những thứ lớn hơn. Nhưng thật đáng xấu hổ khi một người đàn ông trưởng thành, có đủ mọi năng lực lại phải tìm trong trí nhớ những câu nói văn hoa, được nhiều người biết đến. Hãy để ông ta đứng trên chính đôi chân của mình. Hãy để ổng tự nói những điều như thế. Thật hổ thẹn, khi một ông già mà còn phải dẫn chứng về sự thông thái của mình bằng cách lục tìm trong sách vở. "Đây là thứ Zeno đã nói" - vậy chứ ông nói gì? "Cleanthes đã nói" - vậy còn chính ông? Đến bao giờ ông mới thôi trích dẫn người khác? Hãy nhận lấy trách nhiệm vinh quang ấy: nói những thứ đáng được ghi nhớ, truyền lại cho đời những thứ từ chính bản thân mình.

Vậy nên tôi cảm thấy tất cả những người không bao giờ tự nói tự viết ra điều gì, nhưng luôn chỉ diễn dịch, núp dưới những cái bóng to lớn, không có chút gì đáng quý ở họ, bởi họ không bao giờ dám chuyển hóa những thứ họ đã học được thành sản phẩm của chính họ. Họ đã huấn luyện trí nhớ theo ngôn từ của người khác, nhưng nên nhớ rằng việc ghi nhớ giỏi là một chuyện, biết (và áp dụng được) lại là chuyện khác. Ghi nhớ giỏi là khi biết cách đặt những thứ mình cảm thấy có giá trị vào trong đầu; hiểu biết và áp dụng, ngược lại, là làm cho những thứ đó trở thành của ta, không cần phải dựa vào một hình mẫu, hay tìm kiếm người thầy nào cả. Zeno nói thế này, Cleanthes nói thế nọ. Hãy cho phép có khoảng cách giữa bạn và những cuốn sách ấy. Đến bao giờ bạn mới thôi là một cậu học trò? Đã đến lúc trở thành một người thầy. Tại sao tôi phải nghe những thứ tôi có thể đọc? “Vì nó thực sự khác biệt khi những thứ đó được nói ra”, bạn nói. Điều đó không đúng, khi mà người nói chúng ra chỉ là mượn từ người khác mà thôi.

Và một vấn đề nữa với những người như thế, những người không bao giờ nắm quyền tự chủ đời mình: họ bắt đầu bằng cách đi theo những người đứng đầu trong một phạm trù mà ai cũng cho rằng những người ấy là đỉnh nhất, rồi sau đó tiếp tục theo họ trong những phạm trù còn nghi vấn. Không gì sẽ được làm sáng tỏ hơn nếu chúng ta chỉ mãi theo những thứ đã được tìm thấy. 

Vì kẻ đi theo thì sẽ chẳng thể thấy gì mới, không, họ còn chẳng có ý định tìm thứ gì mới.

“Vậy, ý ông là phải thế nào? Chẳng lẽ ta không nên đi theo con đường của tiền nhân?”. Không, ý tôi là ta vẫn sẽ đi theo con đường ấy, nhưng nếu ta tìm thấy một lối khác vẫn đúng hướng mà lại nhẹ nhàng ít chông gai hơn, hãy mạnh dạn đi theo nó. Những người đã làm nên lối mòn không phải là thầy ta (tức là ta phải nghe theo họ tất cả mọi thứ), mà chỉ là người đưa đường dẫn lối. Chân lý rộng mở cho bất cứ ai. Nó chưa, và chắc sẽ chẳng bao giờ được hoàn toàn tìm thấy. Còn rất nhiều điều cần làm cho những người đến sau.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You request that I should close these letters, as I did the earlier ones, with quotations, and that I should take them from the leaders of our own school. Th ey did not busy themselves with fl owery bits of speech: their entire fabric is masculine.* Where what is noteworthy stands out from the rest, you can be sure the quality is uneven. A single tree excites no wonder when the entire forest rises to the same height.
2 Poems are stuff ed with sayings of that sort, and historical writings too. So I do not want you to think of them as belonging to Epicurus: they are public property, and especially our property. But in him they attract more attention, just because they occur infrequently, because they are unexpected, because it is surprising that anything courageous should be said by a man who professed eff eminacy. That, at least, is what most people think about him; to my mind, though, Epicurus is indeed brave, even if he did wear sleeves.* Courage, hard work, and a mind fi t for war can be found among the Persians just as well as among those who wear a belt.
3 And so you have no cause to demand excerpts and quotations. The kind of remark that is excerpted from other authors can be found without intermission in the writings of our school. Thus we do not have the eye-catchers you have in mind; with us, the buyers are not disappointed by entering the shop and fi nding nothing more than was hung up outside. We let them choose the display items from any point in the text they happen to prefer. 4 Just suppose we did want to separate a few individual sayings from the throng: To whom would we attribute them? To Zeno? To Cleanthes? To Chrysippus? To Posidonius? To Panaetius? We are not under a monarch. Each of us asserts his own freedom. Among the Epicureans, anything Hermarchus said, or Metrodorus, is attributed solely to one individual; in that camp everything anyone says is said under the guidance and auspices of one man.* We, however, have such a number of resources, all equally fine, that we cannot separate out just one, even if we try.
I repeat, we cannot:
only the pauper keeps count of his herd.
Wherever you cast your eyes, you will read something that could have been outstanding if the remainder were not equally good. 5 For this reason, you must give up hope that you will ever be able to take just a quick sampling from the works of the greatest men. You must read them as wholes, come to grips with them as wholes. The subject matter is treated along the lines that are proper to it, and an intellectual product is devised from which nothing can be removed without a collapse. Still, I have no objection to your studying the individual limbs, provided you retain the actual person. A beautiful woman is not the one whose ankle or shoulder is praised but the one whose overall appearance steals our admiration away from the individual parts.
6 But if you insist, I will not be stingy with you, but will deal them out by the fi stful. Th ere are piles of them lying about; one only has to pick them up; there is no need to collect them. They come not by dribs and drabs but in a steady flow, all interconnected. I’m sure these do a great deal for beginners and for listeners from outside the school. For individual sayings take hold more easily when they are isolated and rounded off like bits of verse. 7 Th at is why we give children proverbs to memorize, and what the Greeks call chreiai: they are what a child’s mind is able to encompass, not yet having room for anything larger.* It is shameful, though, when a man who is making defi nite progress seizes on fl owery bits or props himself up with a handful of commonplaces he has memorized. Let him stand on his own feet! Let him say these things for himself, not recall what he has memorized. For shame, that an old person, or one nearly old, should get his wisdom from a textbook! “Th is is what Zeno said”: what do you say? “Cleanthes said this”: what do you? How long will you march under another’s command? Take charge: say something memorable on your own account; bring forth something from your own store.
8 So I feel that all those people who are never authors but always interpreters, concealing themselves in the shadow of another, have nothing noble in them, for they have never dared to put into action what they have been so long in learning. They have trained their memories on other people’s words; but remembering is one thing, knowing is something else. Remembering is keeping track of something you have committed to memory; knowing, by contrast, is making all those things your own, not having to depend on a model or to keep looking to your teacher for instructions. 9 “Zeno said this, and Cleanthes that.” Let there be some distance between you and the book! How long will you be a pupil? Now, be a teacher as well. Why should I listen to things I can read? “It makes a big difference when things are spoken aloud,” he says. Not when the speaker is only borrowing someone else’s words, as a copyist might do!
10 And there is another issue concerning these people who never take charge of their own lives: they begin by following their leaders on subjects where everyone else has declared independence; then they follow them in matters that are still subject to investigation. Nothing will ever be found out if we rest content with what has been found out already! Anyway, followers never fi nd anything; no, they never even look for anything.
11 How about it, then? Will I not walk in the footsteps of my predecessors? I will indeed use the ancient road—but if I find another route that is more direct and has fewer ups and downs, I will stake out that one. Those who advanced these doctrines before us are not our masters but our guides. Th e truth lies open to all; it has not yet been taken over. Much is left also for those yet to come.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: