Intro
Rắn là loài động vật thuộc giới animalia, nghành chordata, bộ squamata.
                                                                              Rắn vảy gai-<i>Atheris hispida                                                                                           nguồn:24h</i>
Rắn vảy gai-Atheris hispida nguồn:24h
Tuy được gọi là rắn nhưng thực tế chúng khá là dẻo dai và linh hoạt . Chúng có kha khá nhiều chủng loài và đây là ví dụ mình lấy từ wikipedia.
<i>Lưu ý: Biểu đồ này chỉ chỉ ra các mối quan hệ chứ không chỉ ra khoảng thời gian tạo nhánh tiến hóa  nguồn: Wikipedia </i>
Lưu ý: Biểu đồ này chỉ chỉ ra các mối quan hệ chứ không chỉ ra khoảng thời gian tạo nhánh tiến hóa nguồn: Wikipedia
.
Các giác quan
Thị lực Thị lực của các loài rắn nói chung không đồng nhất, dao động từ mức chỉ đủ phân biệt sáng tối cho tới mức có thị lực cao, nhưng xu hướng chung là thị lực của chúng mặc dù không thực sự sắc bén nhưng là đủ để cho phép chúng có thể theo dõi các chuyển động . Nói chung, thị lực của rắn tốt nhất ở các loài sống trên cây và kém nhất ở các loài đào bới. Một vài loài rắn, như rắn roi châu Á (chi Ahaetulla), có thị giác hai mắt, với cả hai mắt có khả năng tập trung vào cùng một điểm. Phần lớn các loài rắn nhìn tập trung vào một chỗ nào đó bằng cách di chuyển thủy tinh thể tới và lui so với võng mạc, trong khi ở các nhóm động vật có màng ối khác thì thủy tinh thể bị giãn ra.Khứu giác Rắn sử dụng mùi để theo dõi con mồi của nó. Rắn ngửi mùi bằng cách dùng lưỡi chẻ của nó để thu thập các hạt có trong không trung, sau đó chuyển chúng cho cơ quan xương lá mía-mũi hay cơ quan Jacobson trong miệng để kiểm tra. Cái lưỡi chẻ đôi giúp cho rắn đồng thời cảm nhận trực tiếp cả mùi lẫn vị. Các loài rắn luôn luôn duy trì lưỡi ở trạng thái chuyển động, lấy mẫu các hạt từ không khí, đất và nước, phân tích các hóa chất tìm thấy và xác định sự hiện diện của con mồi hay kẻ săn mồi trong môi trường khu vực. Ở các loài rắn sống trong nước, như trăn anaconda (Eunectes), lưỡi hoạt động có hiệu quả ở dưới nước. Nói tóm lại là khứu giác của chúng rất tốt
Nọc Độc
Rắn hổ, rắn lục và các loài họ hàng gần của chúng sử dụng nọc để làm tê liệt hay giết chết con mồi. Nọc của chúng thực tế là nước bọt đã biến đổi, được tiết ra theo các răng nọc. Các răng nọc của các loài rắn có nọc độc 'bậc cao' như rắn lục hay rắn hổ là các răng rỗng để tiêm nọc hiệu quả hơn, trong khi răng nọc của các loài rắn với răng nọc ở phía sau như rắn cây châu Phi (Dispholidus typus) đơn giản chỉ là một khía rãnh trên rìa sau để nọc chảy vào vết thương. Nọc rắn là đặc trưng chủ yếu dành cho săn mồi—vai trò của nó trong phòng vệ chỉ là thứ cấp.
Nọc, cũng giống như các loại dịch tiết dạng nước bọt khác, là chất tiền tiêu hóa để bắt đầu sự phân tách thức ăn thành các hợp chất hòa tan, hỗ trợ cho sự tiêu hóa. Ngay cả những cú cắn của rắn không có nọc độc (giống như của cú cắn của bất kỳ động vật nào) đều gây ra tổn thương mô.
Một số loài chim, thú hay rắn (chẳng hạn như rắn vua (Lampropeltis)) nhất định với con mồi là những con rắn có nọc đều phát triển khả năng đề kháng hay thậm chí là miễn nhiễm với một số loại nọc độc nhất định. Các loài rắn có nọc nằm trong 3-4 họ rắn, nhưng chúng không và không thể hợp lại thành một nhóm phân loại chính thức nào để dùng trong phân loại học.
Thuật ngữ rắn độc đa phần là thiếu chính xác. Chất độc (hay độc tố) là những chất được hít hay nuốt vào, trong khi nọc được tiêm vào.Tuy nhiên ở đây vẫn có 2 ngoại lệ: Rắn hoa cỏ (Rhabdophis) cô lập các chất độc từ những con cóc mà nó ăn, sau đó tiết các chất độc này từ các tuyến gáy để ngăn cản những kẻ săn mồi, và một quần thể nhỏ rắn garter (Thamnophis) ở Oregon duy trì đủ lượng độc tố trong gan của chúng từ cá cóc/sa giông (Pleurodelinae) mà chúng ăn vào để tự bản thân trở thành đủ độc đối với những kẻ săn mồi nhỏ bé tại khu vực này (như quạ hay cáo).
Nọc rắn là các hỗn hợp phức tạp của các protein, và được lưu trữ trong các tuyến độc ở phía sau đầu. Ở tất cả các loài rắn có nọc, các tuyến này đổ thông qua các ống dẫn vào các răng rỗng hay răng có khía ở hàm trên. Các protein này có thể là hỗn hợp thuộc các nhóm neurotoxin (tác động thần kinh), hemotoxin (tác động hệ tuần hoàn), cytotoxin (tác động tế bào), bungarotoxin (độc tố cạp nia) và nhiều loại độc tố khác có tác động tới cơ thể theo cách thức khác nhau. Gần như tất cả các loại nọc rắn đều chứa hyaluronidaza, một enzym đảm bảo sự khuếch tán nhanh của nọc.
Các loại rắn có nọc sử dụng độc tố hoại máu (hemotoxin) thường có các răng nọc ở phía trước miệng chúng, giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiêm nọc vào nạn nhân của chúng. Một số loài rắn sử dụng neurotoxin, như rắn rào cây (Boiga dendrophila) có các răng nọc ở phía sau miệng chúng với các răng này uốn cong ngược về phía sau. Điều này gây khó khăn cho cả con rắn trong việc sử dụng nọc của nó lẫn cho các nhà khoa học trong việc lấy nọc rắn. Tuy nhiên, các loài rắn hổ, như rắn hổ mang hay cạp nia lại là xẻ khía trước— ở hàm trên của chúng có răng nọc rỗng trỏ xuống phía dưới nhưng không thể dựng đứng lên để hướng về phía trước miệng của chúng, và không thể "đâm" như rắn lục/rắn vipe. Chúng phải thực sự cắn nạn nhân.
Gần đây người ta đề xuất cho rằng tất cả các loài rắn đều có thể là rắn có nọc ở một mức độ nào đó, với các loài rắn vô hại có nọc yếu và không có răng nọc. Phần lớn các loài rắn hiện tại được gán nhãn "không độc" có thể vẫn được coi là vô hại theo thuyết này, do chúng hoặc là không có phương thức truyền nọc hoặc là không đủ khả năng truyền một lượng nọc đủ để gây nguy hiểm cho con người. Thuyết này đưa ra định đề rằng rắn có thể đã tiến hóa từ một tổ tiên chung là động vật dạng thằn lằn có nọc—và rằng các loài thằn lằn có nọc như thằn lằn độc Gila (Heloderma suspectum), thằn lằn độc Mexico (Heloderma horridum), kỳ đà (Varanidae), cũng như thương long đã tuyệt chủng cũng có thể đã chuyển hóa. Chúng chia sẻ cùng một nhánh có nọc này với nhiều loài bò sát hai cung khác trong nhánh Sauria.
xử lý khi bị rắn cắn
Có khoảng 3.000 loài rắn trên thế giới, chỉ có 15% – 20% loài có nọc độc hoặc chất tiết nước bọt độc hại cho con người. Đấy là trên thế giới còn ở Việt Nam thì có khoảng 140 loài rắn, trong đó chỉ có khoảng 18 loài rắn độc ở đất liền và 13 loại rắn độc ở biển vậy nên khi đang ngồi chill chill mà có bị một con rắn cắn thì hãy cứ từ từ bình tĩnh và xem xem có những đặc điểm sau hay không
-Đầu hình tam giác, phủ bằng các vảy nhỏ, phân biệt rõ ràng với thân mình, có hố má ở hai bên đầu – giữa mắt và mũi.
-Mặt bên đầu thiếu vảy má, vảy trước tiếp xúc với vảy mũi.
-Vảy đuôi đơn.
-Có hai móc độc dài, phân biệt rõ với răng. Mỗi móc độc có 1 ống độc hoặc rãnh, do đó nọc độc có thể đưa sâu vào mô nạn nhân. Riêng rắn hổ có thể phóng nọc thành đám bụi trực tiếp vào mắt con mồi và gây độc.
Nếu thấy các dấu hiệu trên thì xin chúc mừng bạn đã được một vé đi gặp bác sĩ.
Nọc rắn độc gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men và độc tố polypeptide; tùy loại rắn mà thành phần chất độc cũng khác nhau.
Nếu bị rắn độc cắn, nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, người thực hiện sơ cứu nên tuân theo các bước sau:
-Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
-Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
-Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
-Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn).
-Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
-Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.
Bài viết đến đây cũng khá dài rồi và đây cũng là bài viết đầu tiên của mình có gì sai sót cứ mạnh tay comment xuống phía bên dưới để mình có thể ra được những bài viết hay hơn<3.