Ranh giới nào cho món ăn tuyệt đỉnh tinh tế và tàn bạo tận cùng
Người Pháp sở hữu nền văn hóa ẩm thực đáng tự hào trên thế giới, nhưng cũng là điểm khởi đầu cho những tranh cãi về nhân tính không...
Người Pháp sở hữu nền văn hóa ẩm thực đáng tự hào trên thế giới, nhưng cũng là điểm khởi đầu cho những tranh cãi về nhân tính không ngớt. Từ câu chuyện rùng mình về loài ngỗng bị cưỡng ăn qua ống kim loại cứng luồn thẳng vào cổ họng nhằm có buồng gan lớn, đến những chú chim họa mi căng phồng không tự chủ,... tất cả đều để phục vụ thú ăn chơi xa hoa luôn song hành cùng những lời khen ngợi hoa mỹ về sự tinh tế trong thưởng thức.
Sau đây chúng ta sẽ điểm qua lịch sử của 5 món ăn vô-nhân-tính của loài người
1. Chim họa mi
Chim họa mi là món ăn được mệnh danh là ngon nhất nước Pháp
Theo truyền thống, thực khách thường phải che đầu bằng khăn ăn khi thưởng thức chim họa mi nướng, để né tránh khỏi đôi mắt của Chúa về hành động của mình.
Chim họa mi kiểu Pháp được chế biến cầu kì. Làn da bóng như vỏ ô liu, thịt thơm ngọt vì được ướp trong rượu Armagnac. Họa mi nướng vẫn giữ nguyên độ căng tròn béo núc, thể hiện trình độ đỉnh cao trong chế biến và lựa chọn nguyên liệu của người Pháp.
Thưởng thức chim họa mi không phải theo cách thông thường là xẻ nhỏ với dao và nĩa. Thực khách sẽ ngậm trọn thân con vật sao cho phần đầu hướng ra bên ngoài. Từ từ, từng chút một, họ nhai trọn vẹn (bao gồm cả nội tạng) của một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp. Chim họa mi nướng kiểu Pháp được coi là cách thưởng thức chất béo tinh tế và cầu kì bậc nhất thế giới.
Bởi cách thức thực hiện chim họa mi béo kiểu Pháp, từ những bước đầu tiên, đã gây nhiều tranh cãi về sự nhẫn tâm.
Chuyện những chú chim họa mi sống trong tối và chìm trong rượu
Họa mi không được gây giống nhân tạo mà hoàn toàn săn bắt từ tự nhiên rồi trải qua điều kiện nuôi nhốt từ 12-28 ngày để vỗ béo. Số chim đã bắt bị can thiệp gây mù mắt mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoặc lèn chặt cứng trong lồng hoàn toàn tối tăm, nơi chúng được cho ăn kê liên tục, bất kể có nhu cầu hay không. Một số được vỗ béo đến tận lúc bị ăn thịt, một số dừng lại hai ngày trước 'giờ phán quyết'.
Thông thường, đến lúc chế biến, họa mi đã tăng 2-4 lần kích cỡ ban đầu. Chúng bị ngâm chìm trong rượu armagnac hoặc nhỏ từng giọt rượu qua họng (cũng gây tử vong). Phần lông còn lại được rút cẩn thận để đảm bảo những chất béo tốt nhất không thể thoát ra ngoài. Chỉ cần thêm 5-7 phút nướng nhiệt độ cao là câu chuyện về tấm khăn ăn che mắt Chúa đã thực sự bắt đầu.
2. Óc khỉ sống
Đây có lẽ là món ăn tàn ác nhất mà loài người từng biết tới
Khỉ săn được, thường bị thịt như thịt chó, đem nấu cao và hãi hùng nhất là làm món óc khỉ.
Hồi nhỏ tôi đã tò mò đi xem người ta ăn óc khỉ, để rồi bị ám ảnh tới bây giờ.
Người ta trói con khỉ, để xuống dưới mặt bàn có khoét một lỗ vừa đủ cho chỏm đầu con khỉ nhô lên. Sau đó dùng một con dao thật sắc phạt một nhát ngang chỏm đầu con khỉ. Người ta vắt chanh, bỏ hạt tiêu vô đó rồi dùng muỗng múc óc còn tươi lẫn máu ăn với rau răm, húng…
Mới đầu con khỉ vẫn còn sống, kêu la thảm thiết. Một lúc sau nó lịm đi và rơi vào cái chết trong tột cùng đau đớn.
Nó nhỏ thó chừng vài kg, nhìn không khác gì một đứa trẻ.
Hãy nói không với óc khỉ nếu bạn là một con người có hiểu biết và lương tri!
3. Yến sào
Trong thiên nhiên hoang dã, có lẽ Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ, nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người chỉ vì lợi nhuận muốn có hồng yến để bán giá cao hơn, nên khi lấy tổ yến đã cố tình chừa lại một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Thậm chí chim mẹ còn lao đầu vào vách đá để kết liễu đời mình, vì đã mất con và chỗ ở.
Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Có lẽ chính bởi vì thế mà món yến sào cũng là thức ăn mà mọi người tranh luận về nhân tính nhiều nhất.
Những sinh vật đòi lại thức ăn và chỗ ở thì bị người cho là động vật có hại, rồi bị con người sát hại bằng những cách tàn ác nhất. Những sinh vật quy thuận con người hoặc còn giá trị lợi dụng thì được cho là sinh vật có lợi và bị giết thịt một cách đau đớn. Bởi vậy, những món ăn tưởng chừng như rất có giá trị dinh dưỡng đó, lại luôn ẩn chứa nhiều tranh luận trái chiều về lòng nhân của con người.
4. Gan ngỗng
Gan ngỗng vị ngậy béo như bơ, tan chảy trong miệng và có hương vị tuyệt hảo. món ăn có lịch sử lâu đời, từ năm 2500 trước Công nguyên ở Ai Cập cổ đại. Ngày nay, nó được coi là một món ăn Pháp và được phục vụ trong các nhà hàng cao cấp.
Foie gras (gan ngỗng béo) là một trong những món ăn tinh tế, đẳng cấp nhất của ẩm thực Pháp. Món này thường được phục vụ ở các nhà hàng cao cấp, xuất hiện trong danh sách những món ăn đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn lại ẩn chứa nhiều sự thật gây tranh cãi.
"Địa ngục" của những con ngỗng vỗ béo
Để có miếng gan béo, những con ngỗng bị ép ăn một cách tàn nhẫn. Ba lần một ngày, người nuôi banh miệng, cắm ống thức ăn vào cổ họng ngỗng đực để đổ hơn 2kg hạt ngũ cốc mỗi lần ép chúng ăn. Việc ép ăn này sẽ khiến gan ngỗng sinh mỡ, to hơn gấp 10 lần gan một con ngỗng bình thường. Lá gan béo phì khiến chúng thở, đi lại rất khó khăn. Nhiều con quá béo không thể di chuyển, căng thẳng, trở nên hung hăng, tự xé lông mình và tấn công các con khác.
Những con ngỗng tội nghiệp bị nhốt trong các lồng nhỏ, chen chúc chỉ đủ chỗ cựa quậy mình. Chúng không được xuống ao hồ tắm táp hay rỉa lông khiến lớp dầu tránh thấm nước của loài ngỗng bít kín cơ thể chúng. Theo phóng viên tờ Newsweek, đàn ngỗng ở một trang trại foie gras trông "bơ phờ" và "thường bị què bởi nhiễm trùng bàn chân do phải đứng trên lưới kim loại trong quá trình ép ăn bằng ống". Ngoài ra, chúng thường bị tổn thương thực quản do lượng thức ăn quá tải đổ xuống họng, gãy xương ức, nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan và rất căng thẳng. Một số con chết vì viêm phổi hoặc nghẹn khi nuốt hạt. Theo kết quả nghiên cứu, những con ngỗng vỗ béo có tỉ lệ chết cao gấp 20 lần so với ngỗng không bị ép ăn.
Ngoài ra, để có foie gras hoàn hảo nhất, người ta chỉ lấy gan ngỗng đực vỗ béo. Bởi vậy, mỗi năm ở Pháp, có hơn 40 triệu con ngỗng cái bị ném vào máy xay sống làm phân bón hoặc thức ăn cho mèo.
5. Sashimi ếch
Người Nhật thường quan niêm những món ăn tươi sống sẽ mang đến nhiều chất dinh dưỡng hơn cho người thưởng thức, thế nhưng những món ăn như thế này thì cần phải xem xét lại.
Ngay khi có khách gọi món ăn này, các đầu bếp của nhà hàng sẽ sơ chế con ếch sống bằng cách lột da và bỏ nội tạng của nó. Khi món ăn được đặt lên bàn, các “thượng đế” có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch vẫn còn sống, vẫn thở phập phồng và đôi mắt chớp chớp như thường.
Phần da và nội tạng của con ếch sẽ được ninh nhỏ lửa để tạo thành món súp cho khách hàng ăn tráng miệng sau khi đã ăn món sashimi.
Đối với tôi, ăn thịt động vật, ăn thịt Chó chưa hẳn là vô nhân tính. Nhưng để có được món ăn ngon mà phải hành hạ chúng tàn nhẫn đến mức này thì thực sự vô nhân tính!
Các bạn đã từng thử hay muốn thử một trong các món trên?
Nguồn tham khảo: Vnexpress, Kenh14, bestie, pose
/quan-diem-tranh-luan
- Hot nhất
- Mới nhất