[CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO MỘT THẾ GIỚI KHÔNG NHỰA]
Sáng nay mình lướt thấy một cái album về các loại ống hút thay thế cho ống hút nhựa, rất nhiều loại từ ống hút...
Sáng nay mình lướt thấy một cái album về các loại ống hút thay thế cho ống hút nhựa, rất nhiều loại từ ống hút giấy, cỏ, tre, inox, v.v. Lại còn dám phát biểu ống hút nhựa độc hại :v. Tự nhiên mình chợt nghĩ, thật ra vấn đề của cái ống hút nhựa là ở chỗ người ta vứt nó quá bừa bãi khiến nó lọt ra tự nhiên, sông ngòi ao hồ biển cả nhiều quá đến nỗi nó làm hại động thực vật và gây mất mỹ quan.
Ngày xưa ống hút nhựa chỉ là một thứ sản phẩm nhỏ bé, bây giờ nó trở thành một nền kinh doanh sôi động và lớn mạnh với hàng chục công ty ra đời với đủ chủng loại vật liệu, giá thành và chất lượng, kèm theo là lượng lớn đất, nước, máy móc canh tác và sản xuất ra các loại ống hút này để xuất khẩu (vận chuyển bằng đường hàng không, tàu biển) ra nước ngoài với doanh số tỷ tỷ.
--> Đoạn này là để chỉ ra rằng vấn đề cốt lõi không nằm ở vật liệu mà ở công tác quản lý rác yếu kém + ý thức quá tệ của một bộ phận người xem việc xả rác là bình thường. Ví dụ về ống hút nhựa cho thấy vấn đề cốt lõi vẫn chưa được tập trung giải quyết mà chúng ta vẫn đang dùng tư duy "thay thế" để đối phó với nó, cuối cùng tạo ra những vấn đề khác, đi ngược hoàn toàn với giải pháp "reduce" - lấy tiết giảm làm ưu tiên số 1. Khi dùng tư duy "thay thế" để đối phó với nhựa trong các mặt khác của cuộc sống, đặc biệt là trong ngành sản phẩm tiêu dùng, bao bì thực phẩm và đồ dùng 1 lần cho ngành kinh doanh thực phẩm và đồ uống, chúng ta sẽ nhân rộng những gì chúng ta đã làm với mặt hàng ống hút, dẫn tới các tác động cộng thêm như trong báo cáo sau.
Chúng ta đã làm được gì để cải thiện tình hình và giải quyết vấn đề rác-từ-ống hút nhựa?
Năm 2014, tổ chức Trucost – là một công ty, một nhóm các chuyên gia phân tích và định lượng chi phí các tác động môi trường của các hoạt động kinh doanh và sản xuất – có làm một báo cáo đánh giá chi phí môi trường của việc sử dụng nhựa trong các sản phẩm tiêu dùng theo đơn đặt hàng của UNEP (Cơ quan Môi trường LHQ). Vì kết quả toàn là những con số quá khủng khiếp nên nhiều người đã đặt vấn đề rằng phải thay thế nhựa bằng các vật liệu khác “thân thiện môi trường” hơn – hiện tại trở thành trào lưu “Thế giới không nhựa”, “Nhựa độc hại”, “Loài nhựa”, v.v hot hơn bao giờ hết :v. Nên năm 2016, Trucost làm một bản báo cáo nữa (theo đơn đặt hàng của Hội đồng Hóa học Hoa kỳ American Chemistry Council ACC) để đánh giá tác động và chi phí môi trường cho việc thay thế nhựa bằng các vật liệu khác.
Mình xin phép tóm tắt kết quả của báo cáo này, bao gồm các điểm sau:
Mình xin phép tóm tắt kết quả của báo cáo này, bao gồm các điểm sau:
(1) Chi phí môi trường khi thay thế toàn bộ nhựa bằng các vật liệu khác là gấp 3.8 lần khi sử dụng nhựa như bình thường, từ 139 tỷ USD lên 533 tỷ USD. Nếu sử dụng nhựa hợp lý hơn, thực hành bền vững (sustainable plastic) thì chi phí là 98 tỷ USD. Để thay thế nhựa, trung bình người ta phải dùng các vật liệu khác với trọng lượng gấp 4 lần nhựa để thực hiện cùng 1 chức năng, dẫn tới tiêu tốn gấp nhiều lần lượng tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu vận chuyển, sản xuất, v.v
(2) Chi phí môi trường của nhựa hiện tại là 139 tỷ USD, bằng 20% lợi nhuận của ngành sx nhựa. Chi phí này nếu đổ dồn tất cả lên vai nhà sản xuất (being internalized) thì tính sinh lời của ngành nhựa sẽ bị giảm, đe dọa các công ty từ bé đến lớn. Gánh nặng này cần sự chung tay của không chỉ nhà sx nhựa mà còn là ngành hàng tiêu dùng, chính phủ, các tổ chức và người tiêu dùng.
(3) Quá trình sản xuất và vận chuyển nhựa là nguồn phát thải và tạo ra chi phí môi trường lớn nhất. Tác động môi trường có thể hạ thấp nhờ vào các cải tiến trong các quá trình này.
(4) Chuyển hóa sang nền kinh tế tuần hoàn, thu hồi rác thải nhựa trước khi chúng bị lọt ra biển có thể cắt giảm rất nhiều các chi phí môi trường của việc sử dụng nhựa. Nếu tỷ lệ tái chế rác thải nhựa đạt 55% và giảm thiểu chôn lấp (dưới 10%) thì sẽ tiết kiệm được 7.9 tỷ USD chi phí môi trường do cắt giảm chi phí giải quyết rác thải biển và thu hồi giá trị nhựa vào lại nền kinh tế. Nếu rác thải sinh hoạt ở các nước châu Á đạt tỷ lệ thu hồi (collection rate) 80%, lượng rác thải nhựa lọt ra biển có thể được cắt giảm gần 1 nửa (45% – 1.1 triệu tấn/năm) và tiết kiệm 2.1 tỷ USD.
(5) Nhựa có thể tạo ra nhiều lợi ích đáng kể cho môi trường trong quá trình sử dụng, ví dụ như trong các bộ phận xe hơi và các loại bao bì giúp giảm lãng phí thực phẩm do hư thối trước khi được sử dụng. Ví dụ: thay thế nhựa bằng các vật liệu khác có thể tăng lượng nhiên liệu tiêu hao suốt vòng đời (trung bình 13 năm) của các xe hơi cá nhân thêm 336 triệu lít xăng và diesel, tính riêng ở Bắc Mỹ năm 2015, khiến chi phí môi trường do các phát thải này tăng lên khoảng 2.3 tỷ USD.
Tại sao các tác động lại được đo lường bằng tiền? Có phải chúng ta quan trọng tiền bạc hơn sức khỏe hay môi trường hay không?
Báo cáo ở trên là báo cáo của tổ chức Trucost - các tác động môi trường được quy đổi thành giá trị tiền tệ nhằm biến những tác hại vô hình thành hữu hình và thành cái mà mọi người quan tâm: tiền. Tiền phải trả cho những tác động môi trường này không phải chỉ đến từ người giàu, mà còn là tiền thuế của người dân và nợ công của chính phủ mượn từ các nước khác. Chi phí phải bỏ ra để dọn dẹp rác thải, đầu tư vào hệ thống quản lý rác thải từ ngân sách chung của nhà nước. Khi sự cố xảy ra do ô nhiễm môi trường, ví dụ như cá tôm nuôi bè chết hoặc tàu bè đi đánh bắt xa bờ hư hỏng do vướng phải rác thải nhựa sẽ dẫn đến thiệt hại về kinh tế cho người dân. Nguồn nước khi bị nhiễm bẩn, người dân cần được cung cấp nước sạch. Tất cả những chi phí để giải quyết các tình trạng này và thiệt hại kinh tế được quy đổi thành dòng tiền để dễ hình dung và so sánh.
Việc đồ dùng một lần được sử dụng ngày một nhiều hơn do chủ nghĩa tiêu thụ (consumerism) khiến gia tăng sức ép lên tài nguyên và tạo ra nguồn rác thải ngày một lớn, nguyên nhân là do hành vi tiêu dùng, tiêu thụ bừa bãi của con người, xây dựng nên bởi con người, mà nếu ko ai nhận trách nhiệm này mà lại đi đổ lỗi cho nhựa rồi chạy theo thay thế thì sẽ dẫn tới những hậu quả như trong bài. Chi phí này hy vọng rằng bạn hiểu là người giàu ko bao giờ trả, người trả là người dân đóng thuế và gánh nợ công - ít nhất là ở một nước mà người dân ko phải đóng thuế tăng dần theo thu nhập.
Việc đồ dùng một lần được sử dụng ngày một nhiều hơn do chủ nghĩa tiêu thụ (consumerism) khiến gia tăng sức ép lên tài nguyên và tạo ra nguồn rác thải ngày một lớn, nguyên nhân là do hành vi tiêu dùng, tiêu thụ bừa bãi của con người, xây dựng nên bởi con người, mà nếu ko ai nhận trách nhiệm này mà lại đi đổ lỗi cho nhựa rồi chạy theo thay thế thì sẽ dẫn tới những hậu quả như trong bài. Chi phí này hy vọng rằng bạn hiểu là người giàu ko bao giờ trả, người trả là người dân đóng thuế và gánh nợ công - ít nhất là ở một nước mà người dân ko phải đóng thuế tăng dần theo thu nhập.
Dựa vào đây, nhiều đề xuất được đưa ra nhằm cải thiện mô hình kinh tế của ngành nhựa như là:
Xây dựng một nền sản xuất và tiêu thụ nhựa bền vững hơn, sạch hơn và hướng tới mô hình kinh tế tuần hoànThu giữ rác thải nhựa, tránh để lọt ra môi trườngĐầu tư vào các mô hình tái chế và tăng hiệu năng sử dụng vật liệuĐầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải sinh hoạt, bao gồm dịch vụ thu gom và thực hành các biện pháp quản lý, tái chế rác tốt hơn.Các đồ dùng một lần cần được đầu tư thu hồi và tái chế tốt hơn nữa để cắt giảm thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên quý báu này – mỗi năm lượng rác thải nhựa không được thu hồi khiến nền kinh tế mất đi 80 – 120 tỷ USD.Thắt chặt các chính sách kinh tế và quản lý về môi trường để hỗ trợ nhằm tăng tính cạnh tranh và tạo thị trường đầu ra cho ngành tái chế.Nhận định của mình như này: ngồi ở ngoài nhận định, kêu gọi, trách móc hay đòi hỏi thì sẽ thấy rất dễ mà sao không ai làm. Khi bạn xắn tay áo bắt tay vào thực hiện, bạn sẽ nhận ra rằng bất kỳ giải pháp nào cũng có những rào cản và mặt trái của riêng nó mà những người ở ngoài không bao giờ có thể nhận thức được.
Và hãy một lần thử nhìn nhận lại xem vấn đề là ở vật liệu, là do vật liệu đó chưa đủ tốt nên mình phải thay đổi loại vật liệu hay vấn đề nằm ở bản thân chúng ta, cách dùng của chúng ta, cách thải bỏ của chúng ta chưa đủ tốt, ý thức của chúng ta quá tệ hại đến nỗi giải pháp đơn giản như là bỏ rác đúng chỗ, xử lý rác hợp lý cũng không làm được và cũng không ai muốn làm.
Chúng ta còn nợ “loài nhựa” một lời cảm ơn, một lời xin lỗi và một thái độ khác nếu nói tới những gì chúng đã cống hiến cho nhân loại. Loài người thượng tôn thượng đẳng – vui lòng bớt vô ơn với những gì mà nhựa đem lại cũng như bớt vô ơn với những tài nguyên quý giá đã đem lại cho ta cuộc sống ngày nay – bớt tàn phá, bớt hủy hoại tự nhiên đi nhé, và hãy bắt đầu từ chính bản thân mình trước khi đòi hỏi thêm và tạo ra thêm nhiều vấn đề nữa đi nhé.
Nguồn hình và nội dung: Báo cáo Plastics and Sustainability – Trucost July/2016 https://plastics.americanchemistry.com/Plastics-and-Sustainability.pdf
Disclaimer:
"Bài viết và các bài khác của fanpage này không nhằm để kêu gọi mọi người sử dụng thêm nhiều nhựa. Bài viết và các bài viết khác của fanpage không chống lại mục tiêu bảo vệ môi trường. Các bài viết cung cấp thông tin nhằm tháo gỡ định kiến đối với nhựa và chỉ ra những đóng góp của nhựa trong đời sống. Các bài viết cũng sẽ cung cấp thông tin về các mặt trái của các loại vật liệu thay thế nhằm xóa bỏ ảo tưởng về các vật liệu này.
Người viết cung cấp thông tin khoa học cần biết để người đọc tham vấn trước khi ra các chiến dịch hành động bảo vệ môi trường. Người viết tin rằng mỗi loại vật liệu đều có điểm yếu điểm mạnh, hãy để vật liệu thực hiện chức năng của chúng, còn chúng ta cần thực hiện vai trò của mình là tiêu dùng có trách nhiệm, bỏ rác vào thùng, xử lý rác đúng cách và tiết giảm việc tiêu thụ, tiêu dùng không cần thiết các loại vật liệu nói chung chứ không chỉ nhựa."
---
"Bài viết và các bài khác của fanpage này không nhằm để kêu gọi mọi người sử dụng thêm nhiều nhựa. Bài viết và các bài viết khác của fanpage không chống lại mục tiêu bảo vệ môi trường. Các bài viết cung cấp thông tin nhằm tháo gỡ định kiến đối với nhựa và chỉ ra những đóng góp của nhựa trong đời sống. Các bài viết cũng sẽ cung cấp thông tin về các mặt trái của các loại vật liệu thay thế nhằm xóa bỏ ảo tưởng về các vật liệu này.
Người viết cung cấp thông tin khoa học cần biết để người đọc tham vấn trước khi ra các chiến dịch hành động bảo vệ môi trường. Người viết tin rằng mỗi loại vật liệu đều có điểm yếu điểm mạnh, hãy để vật liệu thực hiện chức năng của chúng, còn chúng ta cần thực hiện vai trò của mình là tiêu dùng có trách nhiệm, bỏ rác vào thùng, xử lý rác đúng cách và tiết giảm việc tiêu thụ, tiêu dùng không cần thiết các loại vật liệu nói chung chứ không chỉ nhựa."
---
Bài viết này cùng các bài viết khác mình đăng là mình đã viết từ lâu trên nền tảng wordpress, trong đó có nhiều bài viết khác nữa về chủ đề nhựa, vật liệu và môi trường, nếu có hứng thú, mời bạn vào xem nhé ^^. https://huynhbaongocbk.wordpress.com/
Huỳnh Bảo Ngọc
23.09.2019
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất