Chào các bạn, mình là Ngọc. Mình vừa đến với Spiderum qua một lời giới thiệu của một anh bạn. Mình thích viết về các vấn đề vật liệu vs môi trường và mong nhận được sự quan tâm, tranh luận của các bạn. Bài viết đầu tiên xin dành để kể cho các bạn nghe vì đâu mà đồ dùng 1 lần ra đời và giải thích xem đó là điều đó là tốt hay xấu nhé.
Trong bối cảnh thế giới thì đối mặt với các thảm họa môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm rác thải nhựa và mọi người đang cuống quýt tìm cách trì hoãn hậu quả của biến đối khí hậu đang đuổi tới đít mình. Một vài người đòi tẩy chay đồ nhựa, một vài người khác theo đuổi lối sống Không rác thải – Zero Waste, một vài người cố gắng xác định đâu là vấn đề, và lên án nhựa và các tập đoàn tiêu dùng đã dùng quá nhiều nhựa.

Xử Nữ sạch sẽ – chút thông tin vui cho các bạn thích horoscope như mình :v

Trước hết, mình xin giới thiệu cho các bạn một người rất vui tính, thú vị – Samuel J. Crumbine (1862 – 1954) – nguồn cơn của cốc giấy dùng một lần[1]. Samuel sinh ngày 17.09.1862 (mình sinh ngày 19.09, hí hí – Xử Nữ – những con người thích sạch sẽ :v) – là một bác sĩ và là nhà tiên phong trong việc cải cách y tế công cộng (public health) của bang Kansas và sau đó là Mỹ.

Đọc thêm:

Đọc về bác sĩ Samuel mình thấy rất vui :v vì tính cách của ông và những mục tiêu ông theo đuổi – với số đông thì ông như một cái gai trong mắt (a pain-in-the-ass) :v vì ông luôn đứng lên đẩy lùi những thói quen xấu (người ta bảo ông “ăn hiếp” bệnh nhân của mình và ép họ phải thực hành những thói quen giữ gìn sức khỏe tốt :v) và thúc đẩy những thay đổi lớn trong cộng đồng, nhưng nhờ vậy mà chúng ta mới giảm được dịch bệnh và được sống trong môi trường sạch sẽ hơn ngày xưa. Bác sĩ Samuel cũng là cha đẻ của cây đập ruồi (Fly swatter) và là người thúc đẩy việc kiểm soát chất lượng thuốc, dùng các chai nhỏ để đựng sữa riêng cho từng người thay vì dùng chung trong bình lớn, xóa sổ những trại dịch (pesthouse) và ban hành lệnh cấm khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng, v.v. để hình thành nên hệ thống sức khỏe công cộng tốt – bảo đảm vệ sinh cho cộng đồng.
 Sau khi xóa sổ các trại dịch (pesthouse), ông được bổ nhiệm lên đứng đầu Ủy ban Y tế Công cộng bang Kansas và bắt đầu các chiến dịch thanh tra và kiểm định thực phẩm và thuốc cũng như xác minh những lời đồn thổi về các loại “thần dược” hoặc “phương thuốc dân gian” + “chữa được bá bệnh”. Ông gởi mẫu cho các nhà hóa học phân tích và phát hiện ra “thuốc chữa chứng lo lắng” có chứa 75% cồn, hay thuốc được quảng cáo chữa được 18 loại bệnh thực ra là nhựa thông turpentine. Những chiến dịch này là những viên gạch đầu tiên giúp xây dựng nên hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm và dược phẩm sau này của Mỹ. Sau đó ông bắt đầu chiến đấu với các vấn nạn khác nhằm tiếp tục nâng cao vệ sinh cộng đồng như ra khẩu hiệu đập ruồi, dẫn đến sự ra đời của cây đập ruồi fly swatter sau này.
Rồi sau đó ông bắt đầu để mắt tới mục tiêu kế tiếp: bệnh lao phổi (tuberculosis). Tại thời điểm đó, năm 1908, số người mắc lao phổi tăng nhanh mặc cho nhiều nỗ lực ngăn ngừa điều đó. Một hôm, trên một chuyến tàu chở bệnh nhân lao phổi đến những khu vực có khí hậu khô hơn để chữa bệnh lao, ông đã để ý thấy một điều khủng khiếp (Sorry các bạn, hơi drama chút :v). Những bệnh nhân lao này chuyền tay nhau và dùng chung một cái cốc để uống nước. Vấn đề ở đây là cái cốc này được dùng chung bởi tất cả mọi người từ khỏe mạnh đến cả bệnh nhân lao cũng dùng luôn. Và rồi khi ông thấy một cô bé khỏe mạnh cũng lấy cái cốc đấy uống nước luôn thì ông nổi giận, nhảy xổm lên và tuyên bố rằng mấy kiểu cốc nước và bình nước chung đó sẽ bị cấm. Và rồi cấm thiệc luôn mấy bạn ạ.
Thế là vì bị cấm nên là một thanh niên khác tên là Hugh Moore đã sáng chế ra cốc giấy như một giải pháp cho lệnh cấm dùng cốc chung tại nơi công cộng và như thế các thứ cốc, dĩa, muỗng nĩa dùng một lần đã ra đời.
Bonus: Bác sĩ Samuel cũng bắt đầu các chiến dịch chống khạc nhổ ở vỉa hè và nơi công cộng, mặc dù bị phản đối, nhưng nhờ một thanh niên đã đi khắc lên gạch khắp các con đường dòng chữ “Không khạc nhổ” mà người ta đã được nhắc nhở không nên làm điều đó.  Nhờ những động thái, chiến dịch và chính sách của ông mà hệ thống y tế công cộng được cải thiện và bệnh dịch được kiểm soát tốt và đẩy lùi.

Đọc thêm:

Nguyên nhân sâu xa của đế chế đồ dùng một lần :v

Các loại đồ dùng một lần ra đời với mục đích ban đầu là để bảo đảm vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm lây lan do thói quen dùng chung đồ trước đây. Cũng như những sản phẩm hằng ngày khác như bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, bông ngoáy tai, tã giấy em bé, hay nhưng sản phẩm y khoa như kim tiêm, ống truyền, túi máu, v.v., chúng ra đời trước hết là vì để bảo đảm vệ sinh cá nhân. Không ai muốn uống trong cốc mà người khác đã uống, bị tiêm bởi một cây kim tiêm đã qua sử dụng, hay dùng lại chỉ nha khoa mà mình đã dùng hôm qua cả.
Các sản phẩm như cốc, dĩa, dao nĩa dùng một lần này cũng rất hữu ích trong các trường hợp cần cung cấp suất ăn cho công nhân làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh như các mỏ khai khoáng, quân đội, trường học hay bệnh viện mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Khi các thảm họa tự nhiên như bão lụt, động đất xảy ra thì đây cũng là một trong những phương thức cung cấp thực phẩm khẩn cấp cho người dân vùng bị ảnh hưởng.[2]
Các bạn có thể cho rằng các loại chén dĩa sành sứ, kim loại, đũa gỗ, v.v. cũng rất vệ sinh, tại sao phải ăn trong mấy thứ đồ dùng một lần đấy. Tuy nhiên, không phải thứ gì được rửa thì cũng sạch. Điển hình là các hàng quán lề đường, hoặc ngay cả các nhà hàng sang trọng nhé, nếu họ rửa chén sơ sài thì đồ dùng cũng không thể sạch hết các thứ vi khuẩn, vi trùng, cặn bã trên chén dĩa, muỗng đũa được.
Và sạch ở đây tức là sạch vi khuẩn, vi trùng gây bệnh chứ không phải là cảm giác sạch thôi nhen. Muốn sạch như thế thì phải rửa kỹ, dùng nước ấm/nóng hoặc/và các loại chất tẩy rửa mạnh. (Tới đây lại có các bạn vào nói không nên dùng hóa chất tẩy rửa mà phải dùng các thứ tự nhiên như giấm, như bột mì, v.v. để bảo vệ môi trường :v). Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đâu mà nhức nhối bằng ở VN :v nơi không có các phương án bảo quản thực phẩm tốt, người người bài trừ các thể loại bao bì/thực phẩm “kém tự nhiên” nhưng lại chuộng ăn hàng, ăn bẩn, uống bẩn miễn ăn ngon là được :v và cơ quan quản lý cũng không thể nào kiểm soát nổi hết nguồn gốc, chất lượng thực phẩm + cách xử lý, sử dụng và phục vụ thực phẩm của các đơn vị kinh doanh.
Image result for thực phẩm bẩn ở các hàng quán


Đọc thêm:

Nhiều bạn cứ la oai oái về việc dùng ống hút nhựa còn một số nhà hàng thì dùng ống hút thủy tinh để dùng lại cho nhiều khách, mình thì rất quan ngại các nhà hàng rửa có sạch hay không.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm tốt và bảo đảm sức khỏe cộng đồng tốt cũng là một việc làm tốt giúp bảo vệ môi trường, tránh các tổn thất về kinh tế, xã hội, giảm thiểu các bệnh phòng tránh được và sức ép lên hệ thống y tế nói chung.
Trong nghiên cứu khoa học và các phòng thí nghiệm (PTN), rất nhiều sản phẩm dùng một lần được sử dụng nhằm hạn chế sai lệch kết quả do mẫu thử nghiệm bị nhiễm tạp chất và bảo đảm an toàn cho kỹ thuật viên PTN.
Như vậy, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa lây lan các bệnh lây qua đường ăn uống, tiếp xúc và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, tạp chất là nguyên nhân sâu xa, hay còn gọi là lợi ích đầu tiên của đồ dùng một lần.

Nguyên nhân trực tiếp của đế chế đồ dùng một lần :v

Mọi chuyện vẫn bình thường, nằm trong tầm kiểm soát cho tới khi fast food, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn mang về bùng nổ :v nhằm phục vụ cho lối sống tiện lợi, nhịp sống hiện đại bận rộn và lượng người thích sống một mình gia tăng. Bước ngoặt xảy ra khi nhà hàng McDonald’s bắt đầu thay đổi phương thức phục vụ đồ ăn của mình bằng cách thay các đồ dùng truyền thống như đĩa sứ, ly tách, dao, nĩa thép bằng đồ dùng một lần để giải quyết các vấn đề về chi phí/nhân sự/không gian sắp đặt hệ thống rửa chén dĩa, kho chứa, đổ vỡ đồ, và việc khách hàng ăn cắp các đồ dùng này. Sau 6 tháng đóng cửa để xây dựng menu mới năm 1948, McDonald’s đã không còn dùng đĩa sứ cùng các loại dao nĩa truyền thống mà phục vụ đồ ăn bằng các loại đồ dùng một lần này – cho phép thực khách mang đồ ăn + dao nĩa về nhà luôn (McDonald’s: thích lấy thì cho tụi bây luôn :v), thậm chí mua đồ ăn mà không cần phải bước xuống xe (drive-in).
Image result for mcdonald's history drive in
Nguồn: Pinterest
Dân số bùng nổ trong những thập niên qua cùng với sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân – nhiều người thích sống một mình và xây dựng gia đình nhỏ hơn là gia đình to, nhiều thế hệ, và lối sống tiện lợi, đồ ăn đem đi, người người nhà nhà bận rộn kiếm tiền không còn thời gian để nghỉ ngơi, nấu ăn, rửa chén. Phụ nữ không còn ngồi nhà nội trợ nhiều nữa mà còn phải ra ngoài kiếm tiền nhưng vẫn phải gồng gánh trách nhiệm lau dọn nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ, chăm con khiến nhiều chị em phải nhờ đến “cơm tiệm” làm cứu cánh. Suốt ngày cứ nghe nói “đến năm 2050 là nhựa nhiều hơn cá”, “sản lượng nhựa tăng gấp đôi trong mấy chục năm qua” làm mình cứ buồn ỉa (sorry các bạn :v). Các bạn nhìn nhẹ vào biểu đồ dân số hộ mình cái nhé.
Overpopulation - Kurzgesagt – In a Nutshell

Nguồn: Video “Overpopulation – The Human Explosion Explained” – Kurzgesagt – In a Nutshell
Số lượng người sống trên Trái Đất này đã tăng gấp đôi trong mấy chục năm qua rồi này. Chính dân số tăng nhanh cùng các thể loại lối sống, thói quen của con người mới chính là cái động cơ đằng sau sự phát triển chóng mặt của hệ thống hàng quán và đồ dùng một lần, cùng với rất nhiều sản phẩm khác, không chỉ là nhựa. Đùa chứ dân số thì đông, sản xuất không tăng thì lấy gì mà phục vụ cho 7 8 tỷ con người trên thế giới và 90 triệu dân của VN?

Ý kiến cá nhân

Hôm trước khi trả lời ý kiến của một bạn, bạn ấy bảo như này: “Những chất liệu khác như giấy, tre… đồng ý là cần phải có điều kiện nhất định mới phân huỷ được, nhưng ít nhất là còn có cách làm, chứ không phải là vô cách như đối với plastic”.
Mình trả lời bạn ấy như này: “Điều này sai về mặt kỹ thuật và cả mặt tiếp cận vấn đề. Về mặt kỹ thuật: Thực ra nhựa đã được thu gom và tái chế ở các vựa ve chai ở VN và một số nước và ở nước ngoài họ cũng đã đầu tư phân loại và tái chế nhựa, chỉ là tái chế nhựa không hiệu quả về mặt đầu tư như dùng nhựa nguyên sinh (nhựa mới) nên tỉ lệ tái chế còn thấp. Về bản chất, nhựa hoàn toàn có thể được tái sử dụng nhiều lần, tái chế nhiều lần, nếu ko thể thì cũng có thể được đốt để thu hồi năng lượng.
Về mặt tiếp cận vấn đề: phân hủy hay không phân hủy không phải là vấn đề. Con người ta quá tham lam khi cố gắng mơ tưởng tới những thứ vật liệu có thể phục vụ cho cuộc sống tiện nghi của mình và rồi khi dùng xong thì vứt bừa bãi ra khắp sông ngòi kênh rạch đường sá bãi biển và ngồi hy vọng là chúng sẽ biến mất/phân hủy mà mình không cần bận tâm tới. Nhưng thực chất, làm gì mà dễ như vậy, người tiêu dùng muốn có đồ dùng để phục vụ cho mình, muốn nó vừa tiện vừa rẻ, vật liệu phải tốt, bền, nếu nó hư hỏng trong lúc dùng thì chê không thèm dùng nữa, nhưng dùng xong thì vứt đầy đường không có ý thức giữ gìn vệ sinh gì cả, dùng môi trường làm bãi rác cho mình, thậm chí có người dùng cửa nhà người khác làm bãi rác của mình. Rồi khi hậu quả đập vào mặt thì bắt đầu la mắng chửi bới rằng nhựa kia sao không phân hủy đi, nhựa thật độc hại tùm lum.”
Image result for greed


Thay vì ngồi chê bai và đổ lỗi cho nhựa, các bạn nào thực sự muốn bảo vệ môi trường và muốn còn không khí sạch để thở, nước sạch để dùng, đất sạch để ở, thịt thà cá tôm rau củ quả sạch để ăn thì trước hết, hãy thay đổi lối sống của mình đi đã và hãy thúc đẩy các chính sách bảo vệ môi trường, cải thiện hạ tầng xử lý rác thải, khí thải, đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mà hiện thân là chủ nghĩa tiêu dùng vô lối, vứt rác bừa bãi, vô trách nhiệm trước đi đã nhé. Hãy học cách biết ơn những gì bạn đang có và sử dụng chúng một cách thông minh hơn thay vì tẩy chay lung tung beng đi nhe.
[2] SINGLE-USE FOODSERVICE PACKAGING: A TUTORIAL, Foodservice Packaging Institute, Inc., Falls Church, VA, USA. 2007