George Washington
George Washington
Trong Chúa Tể của những chiếc nhẫn, JRR Tolkien đã miêu tả sự thèm khát vô độ của con người đối với những chiếc nhẫn đầy quyền lực. Như khi Gandalf thốt lên: "Hãy luôn nhớ đấy, Frodo, chiếc nhẫn đang cố gắng trở về với chủ nhân thật sự của nó. Nó muốn chính nó được tìm thấy".
Khi Frodo đưa chiếc nhẫn cho Gandalf, Gandalf đã quở trách anh: "Đừng cám dỗ tôi Frodo, tôi không dám nhận nó, thậm chí tôi chẳng thể giữ cho nó được an toàn. Hiểu cho tôi, Frodo. Tôi sẽ sử dụng chiếc nhẫn này với mong muốn làm những điều tốt... Nhưng qua tôi, nó sẽ mang một sức mạnh rất lớn và khủng khiếp, đến mức không thể tưởng tượng được".
Quyền lực muốn tập trung (quyền lực tập trung vào một nhóm người thay vì quần chúng). Thánh Augustinô gọi đó là "libido dominandi” - ham muốn thống trị.
Thượng nghị sĩ La Mã Gaius Cornelius Tacitus (56-117) đã viết trong quyển "Biên niên sử" quyển 15, chương 53 rằng:
"Dục vọng về một thứ quyền lực tuyệt đối còn cháy bỏng hơn mọi đam mê"
Biên niên sử
Trong quyển "Cộng Hoà" (380 TCN), Plato kể lại một huyền thoại cổ xưa về chiếc nhẫn Gyges: Một người chăn cừu ở Lydia tên là Gyges phát hiện một hang động trên cánh đồng nơi anh chăn cừu. Khi khám phá hang động, anh tìm được một chiếc nhẫn vàng đeo trên tay của một vị vua được chôn cất ở đó. Đeo chiếc nhẫn vào, anh phát hiện rằng chiếc nhẫn có thể khiến anh trở nên vô hình, nhưng vì vậy nó cũng cho phép anh thực hiện những hành vi vô đạo và tàn nhẫn mà chẳng ai có thể phát giác. Gyges lẻn vào cung điện nhà vua, dụ dỗ hoàng hậu, giết nhà vua và chiếm lấy ngai vàng.
Cũng trong quyển Cộng Hoà, Plato viết rằng: "Giả sử bây giờ tồn tại những chiếc nhẫn như vậy. Ai mà tưởng tượng nổi sẽ có một người đàn ông với bản chất sắt đá đến mức vẫn đứng vững trước công lý. Không người đàn ông nào có thể rời tay khỏi những thứ không phải của mình, khi anh ta có thể lấy những thứ anh ta thích khỏi chợ một cách an toàn, hoặc vào nhà nằm với bất kỳ ai mà anh ta muốn, hoặc giết, hoặc thả những người bị cầm tù. Và dưới mọi sự tôn trọng, nó sẽ giống như một vị thần hiện diện giữa loài người. Khi đó, hành động của người công chính cũng chẳng khác nào hành động của một kẻ bất công, cuối cùng, cả hai sẽ đi đến cùng một điểm."
"Chúa tể của những chiếc nhẫn" của Tolkien và "Chiếc nhẫn Gyges" của Plato là những phép ẩn dụ cho sức hút từ việc trở nên vô hình, khiến một cá nhân được nắm giữ quyền lực - người chắc chắn sẽ bị nó làm cho trở nên tha hoá.
Chính trị gia người Anh - Lord Acton đã viết cho Giám mục Anh giáo Creighton, (1887):
"Quyền lực có xu hướng dẫn đến tham nhũng và quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến việc tha hoá hoàn toàn... điều chắc chắn là tham nhũng được gây ra bởi quyền lực".
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã viết trong một bản ghi nhớ của ông, 16/04/1950 rằng: "Quyền lực có sức hấp dẫn. Nó có thể thấm vào máu con người, giống như cờ bạc và ham muốn tiền bạc mà chúng ta vẫn thường biết."
Tổng thống William Henry Harrison đã tuyên bố trong bài phát biểu nhậm chức ngày 4 tháng 4 năm 1841 rằng: "Tình yêu quyền lực... Khi niềm đam mê xấu xa này chiếm hữu tâm trí của con người, giống như tình yêu với vàng, nó sẽ trở nên vô độ. Nó là thứ không bao giờ chết, nó cắm rễ sâu trong lòng, lớn lên... và mạnh mẽ lên theo cùng năm tháng suy tàn của nạn nhân..."

Theo một góc nhìn rất thực tế, George Washington đã hai lần nắm giữ "Chiếc nhẫn quyền lực" và cũng đã hai lần từ bỏ nó.

Lần đầu tiên, là khi Washington từ bỏ chức Tổng tư lệnh lục quân vào năm 1783. Một hoạ sĩ người Mỹ Benjamin West, khi đang vẽ chân dung cho vua George Đệ Tam, nhà vua đã hỏi Benjamin về dự định của Washington sau khi thắng trận, Benjamin West trả lời rằng: "Họ nói rằng anh ấy sẽ trở về trang trại của mình". Và vua George đã phải thốt lên:"
"Nếu làm được điều đó, ông ấy sẽ là người đàn ông vĩ đại nhất thế giới".
George III nhận xét về George Washington
Nhà vua tỏ vẻ không tin, vì hành động của Washington hoàn toàn trái ngược với những vị vua trong suốt chiều dài lịch sử: giết người để giành quyền lực và giết người để giữ quyền lực.
Lần thứ hai mà George Washington đã từ bỏ quyền lực là khi ông kiên quyết chỉ làm hai nhiệm kỳ tổng thống. Khi nhiệm kỳ thứ hai kết thúc, ông trở về trang trại Mount Vernon của mình. Tấm gương chỉ phục vụ hai nhiệm kỳ này của ông đã được các đời tổng thống sau noi theo, cho đến khi Franklin D. Roosevelt đắc cử bốn lần.
Nhận thấy mối nguy hiểm của việc cố thủ quyền lực cho riêng cá nhân, sau FRD, bản sửa đổi thứ 22 đã được phê chuẩn vào năm 1951: hạn chế vĩnh viễn các đời tổng thống tương lai chỉ được làm 2 nhiệm kỳ.

Cuộc đời của George Washington cũng tương tự như cuộc đời của Cincinnatus, một nhà lãnh đạo thời Cộng hoà La Mã.

Cincinnatus đã lãnh đạo người La Mã giành chiến thắng trong trận chiến vào năm 458 TCN, sau đó ông cũng từ bỏ quyền lực và trở về trang trại của mình. Một lần nữa, vào năm 439 TCN, Cincinnatus được trao toàn quyền lãnh đạo Roma và ông đã dẫn dắt đất nước đi đến chiến thắng. Sau đó, ông chống lại sự cám dỗ quyền lực trở thành độc tài suốt đời và trở về trang trại của mình.
Tương tự, thế giới đã kinh ngạc khi tổng thống George Washington từ bỏ quyền lực. Nhà thơ Robert Frost đã viết rằng:
" Tôi thường nhắc đến George Washington như một người hiếm hoi trong lịch sử thế giới không bị dòng chảy quyền lực cuốn đi."
Robert Frost
"Washington and his generals," Alexander H. Ritchie, 1871. (Anne S. K. Brown Military Collection, Brown University Library)
"Washington and his generals," Alexander H. Ritchie, 1871. (Anne S. K. Brown Military Collection, Brown University Library)
Vào ngày 19, tháng 9, năm 1796, bài diễn văn chia tay của tổng thống George Washington được đăng trên tờ America Daily Advertiser.
Năm 1837, tổng thống Andrew Jackson đã bình luận về nó: "Những lời nói trong bài diễn văn của người cha đất nước - Washington, tựa như một lời tiên tri về những sự kiện báo trước và cảnh báo chúng ta về những điều không tốt sắp xảy đến...
Ai cũng biết rằng trong chúng ta có những người luôn muốn bành trướng quyền lực chính phủ... để vượt qua lằn ranh mà Hiến pháp đã vạch ra".

Trong bài diễn văn, Washington cảnh báo về những mối nguy hiểm và Hoa Kỳ phải đối mặt "những kẻ vô kỷ luật, chiếm đoạt quyền lực của chính phủ".

Washington cảnh báo: "Có một xu hướng tai hại đó là đặt chí hướng của một đảng vào chí hướng của quốc gia - thường là một thiểu số nhỏ, nhưng là những kẻ đầy gian trí và dám nghĩ dám làm... Rất có thể, dần dà theo thời gian và những sự kiện, nó trở thành những động cơ mạnh mẽ. Qua đó, những kẻ xảo quyệt, đầy tham vọng và vô nguyên tắc, có thể lật đổ Quyền lực Nhân dân và giành quyền cai trị Chính phủ, sau đó dựa vào sự cai trị bất công sẽ tiêu diệt chính những gì đã nâng đỡ họ."
Washington tiếp tục cảnh báo: "Hãy để tôi cảnh báo bạn về việc chống lại thứ gọi là "tinh thần đảng phái"... Nhưng thật không may, tinh thần này không thể tách rời khỏi bản chất chúng ta, nó bắt nguồn từ những đam mê mạnh mẽ nhất của Đảng. Tâm trí con người - thứ được xem là cấp bậc cao nhất và thật sự là kẻ thù tồi tệ nhất của họ. Sự thống trị của phe này với phe khác, được mài giũa bởi tinh thần trả thù tự nhiên đến sự chia rẽ của đảng phái, mà ở các thời đại và các quốc gia khác nhau đã gây nên sự chia rẽ này. Những sự tàn phá khủng khiếp nhất, bản thân nó là một chế độ chuyên quyền khủng khiếp..."
"Những điều này sẽ dẫn đến một chế độ chuyên quyền chính thức và kéo dài. Hậu quả theo đó là những rối loạn và đau khổ dần dần, khiến tâm trí con người tìm kiếm sự an toàn và đặt mình trong quyền lực tuyệt đối của một cá nhân... nhằm nâng cao bản thân, dựa trên sự tàn phá của Tự do cộng đồng... Những ghen tị vô căn cứ và báo động sai lầm, khơi dậy sự thù địch của bè phái này với bè phái khác, đôi khi còn kích động cả bạo động và nổi dậy...".
"Thói quen suy nghĩ ở một Quốc gia Tự do sẽ truyền cảm hứng cho những người được giao quyền quản lý đất nước sự thận trọng, biết tự giới hạn mình trong phạm vi hiến pháp, tránh việc thực thi quyền lực của Bộ này để xâm phạm quyền của Bộ khác..."
Chúng ta đều có thể thấy rõ rằng, cách duy nhất để ngăn chặn việc quyền lực chính trị tập trung vào một tổ chức hay một cá nhân chính là phân chia quyền lực, các nhóm đối lập có thể kiềm hãm quyền lực lẫn nhau và người dân có thể thấy được một cách khách quan nhất về những lãnh đạo đất nước.
Việc các chính trị gia có thể tự giác buông xuống "Chiếc nhẫn quyền lực" cũng là một việc tốt, nếu không muốn nói thì đó là việc hết sức phi thường, để thể hiện rằng chẳng có ai là "thiên sứ cứu tinh" hay "anh hùng đất nước" cả, tất cả mọi người dù là lãnh đạo cấp cao hay nông dân cũng đều có trách nhiệm phải cống hiến, bảo vệ và phát huy.
Nguồn tham khảo: