"Hoặc thua thiệt, hoặc đối chọi" và "Cách bạn đã vô tình biến người yêu thành người tình như thế nào"
Nói nhỏ nhé: Màu hồng ở đây rất ít và bài viết cũng nhạt, và tớ chỉ muốn chia sẻ cái tớ học được từ một cuốn sách tâm lý thôi! Nếu bạn đang mệt, không thích giáo điều, không thích màu xám thì đừng đọc. Còn đang buồn ngủ thì tuyệt vời lắm nhé ^^
Ok, bắt đầu với một câu hỏi.
Vì sao có những công việc bạn thấy rất vui nhưng khi được trả tiền để làm công việc đó thì tự nhiên bạn sẽ cảm thấy không thích hoặc thậm chí là căm thù nó?
Thật gần gũi như việc bạn mua tặng người yêu bạn bó hoa rất đẹp(và số tiền đó là số tiền bạn đi làm thêm vất vả chẳng hạn), bạn âm thầm phóng xe đến và gửi tặng cô bé để tạo sự bất ngờ và cũng là để chứng minh "tình yêu đẹp vãi cả chưởng" mà bạn dành cho cô bé đó. Mọi chuyện sẽ không sao đến khi cô bé đó nhẹ nhàng thỏ thẻ với bạn "bó đấy bao nhiêu, để em gửi tiền", và đó là lần cuối cùng bạn mua hoa tặng bạn gái nhân mấy ngày lễ kỷ niệm(còn nếu vẫn vui như tết thì thì mình chịu rồi). Vì sao nhỉ? Nếu bình tĩnh một chút thì có tiền vẫn sướng hơn không chứ, vậy cái cảm giác khó chịu thậm chí ghet bỏ đấy là do đâu? Và đó là khởi nguồn của 2 quy chuẩn.
Quy chuẩn xã hội bao gồm những yêu cầu thân thiện giữa con người với con người như việc từ thiện, giúp đỡ hoặc chia sẻ nỗi buồn, các quy chuẩn xã hội thường ấm áp nhưng mờ nhạt, bản thân nó không đòi hỏi sự đáp trả ngay lập tức ví dụ giúp người khác kê giúp cái ghế thì mình cũng không cần họ qua nhà vác ghê mình lên và đi, hoặc từ thiện nhà chùa cũng không yêu cầu sư phật phải tới ngay để làm lễ.
Ngược lại với QCXH là quy chuẩn thị trường được quy định bởi lợi ích và lợi ích. Ở quy chuẩn này, sự trao đổi là rất sắc bén giống như việc vừa kê hộ bạn cái bàn là nhờ họ kê lại bàn hộ mình ngay(chẳng hạn thế), lợi ích được cân đó đong đếm rất chi li, và ở đó họ chỉ mong muốn trao đổi để đạt được lợi ích mà mình mong muốn. Không có gì sai cả, quy chuẩn này thể hiện sự sáng tạo của cá nhân nhưng nó cũng ám chỉ lợi ích so sánh và thanh toán tức thời.
Hai quy chuẩn này sẽ không gây bất kỳ bất lợi nào nếu như mỗi hành động của ta đều chỉ tâm niệm theo 1 quy chuẩn nhất định, cơ mà khổ cái là nếu mình làm 1 cái nhưng lại mưu cầu cái kia thì cái rụng hàm nó nằm ở đây...
Lấy ví dụ về chuyện tình dục. Nếu mình và đứa kia đến với nhau theo quy chuẩn xã hội thì nghĩa là mình mến mộ, giúp đỡ, tin tưởng cô đấy và chỉ thế thôi, không quan tâm đến so sánh thiệt hơn gì cả; mặt khác, nếu mình và đứa kia đến với nhau theo quy chuẩn thị trường thì có nghĩa là mình tặng đồ này quà nọ hoặc đơn giản là tiền và đổi lại là tối hôm đấy chết với bố thì bản thân chúng ta sẽ thấy không bực tức gì cả ở cả 2 suy nghĩ trên(đừng nghĩ cái thứ 2 kia là sai nhé, đấy là bạn đang chưa nhập đề thôi kaka). Nhưng nếu 2 quy chuẩn kia chạm nhau(nghĩa là mình thể hiện đó là yêu nhưng thực sự lại là mưu cầu trao đổi) thì cái mà mình có được là mớ rắc rối lớn, bạn sẽ: Mời cô bé đó đi ăn, xem phim, bla bla, nhưng đổi lại đến tối là phải muốn nắm tay nắm chân, rồi cháo đủ kiểu chẳng hạn. Nếu cô bé kia là người ngoan hiền, cô bé đó sẽ mặc nhiên cho rằng những thứ mà bạn cho cô đấy là vì cảm giác muốn tặng chứ k biết đó là cảm giác muốn đổi, và cứ tung tăng ra về without anything...
Bạn éo dám nói gì và bất lực! -> Đấy là cách bạn chọn phần thiệt(như đã nói ở trên) về mình.
Còn nếu bạn phản ứng lại theo cách thô thiển thì tình cảm mất. -> đấy là sự đối chọi.
Còn nếu bạn gợi ý và cô bé kia chấp nhận thì khả năng cao đó là cuộc trao đổi!
Và đấy là "Cách mà bạn đã vô tình biến cô bé nhà lành thành không lành chút nào cả".
Ok. Hiệu ứng tâm lý nhập nhèm giữa 2 quy chuẩn này còn áp dụng vào kinh doanh và bạn bè người thân nữa, nhưng thôi nói ra mất hay, và nói ra cũng khiến mọi người chán nản nữa. Thế thôi ahihi, giúp được gì mọi người thì mình vui rồi, nếu đếch giúp được gì thì chúc bạn đi ngủ vui vẻ nhé ^^