Minh họa
Minh họa
"Let me take you down, 'cause I'm going to Strawberry fields Nothing is real And nothing to get hung about Strawberry fields forever" "Để tôi dẫn em theo cùng, vì tôi cũng về những cánh đồng dâu Nơi không có gì là thật Và không có gì để mà luyến tiếc Cánh đồng dâu mãi mãi" Đó là lời bài hát của The Beatle, có hình ảnh cánh đồng dâu, xem ra không có họ hàng với loại quả sắp được giới thiệu, nhưng có sự trùng hợp trong đoạn ngay sau đó: “Không có gì là thật” với ý tưởng của một nhà triết học đã từng nhận xét: “Tôi nhìn thấy quả anh đào này, sờ thấy nó, nếm nó và nó có thật. Gạt bỏ cảm giác mềm dịu, mát, đắng, màu đỏ tức là tiêu diệt quả anh đào. Tôi khẳng định quả anh đào chẳng qua chỉ là sự kết hợp những ấn tượng hay biểu tượng cảm tính do các giác quan biết được, những biểu tượng ấy được lý trí kết hợp thành một sự vật (hay có một cái tên nào đấy), vì rằng mỗi biểu tượng đều được quan sát kèm theo với một biểu tượng khác” Đó chính là nhà triết học người Ireland, George Berkeley (1685 - 1753). Ông được bầu làm giám mục ở một nhà thờ Anh Giáo năm 1710. Thành tựu triết học chính của ông là việc đưa ra một học thuyết mà ông gọi là "chủ nghĩa phi vật chất”. Có thể khái quát ý tưởng của ông qua tam đoạn luận sau: (1) Chúng ta đứng ra tiếp nhận những vật thể thông thường (căn nhà, ngọn núi, cái cây, v.v) (2) Chúng ta chỉ tiếp nhận ý tưởng (3) Thế nên tất cả vật chất đều chỉ là ý tưởng Ông phủ nhận việc toàn bộ vật chất đều tồn tại độc lập với ý thức, độc lập có nghĩa là chúng vẫn, đã và sẽ luôn tồn tại dẫu có bất kỳ một ý thức nào nhận thức dược sự tồn tại của chúng hay không. Ông cho rằng công nhận điều trên sẽ dẫn đến hai hệ lụy + Chủ nghĩa hoài nghi: Vì thiếu sự cảm quan sẽ dẫn ta đến những hiểu biết sai lệch về bản chất của vật chất + Chủ nghĩa vô thần: Vì khi ấy thế giới vật chất có khả năng tự vận hành mà không cần bàn tay của Thượng đế Berkeley phê phán sự tồn tại độc lập ấy và củng cố triết lý của mình bằng câu Latin nổi tiếng: “Esse est percipi - to be is to perceived - tồn tại nghĩa là được nhận thức bằng tri giác” Sau khi đã có cái nhìn sơ khai về ý tưởng của Berkeley, ta có thể rút ra: I. Không có vật chất • Berkeley không chấp nhận sự tồn tại của thế giới vật chất • Những giác quan trải nghiệm bên trong và ngoài cơ thể của chúng ta cùng tồn tại song song (màu đỏ tách ra từ quả anh đào hay vị đắng từ bên trong trái anh đào, mọi tính chất mà ta cảm thấy đều đến trong cùng một trải nghiệm) • Trải nghiệm thế giới quan đều chỉ là sản phẩm của trí não Vậy nếu mọi thứ ta biết đều là trí tưởng tượng, làm sao ta có thể biết ý tưởng nào miêu tả chính xác thứ ta muốn đề cập, làm sao chúng ta có thể so sánh nó với cái thực tế nếu ta chỉ có thể tiếp cận được bản sao của chúng? Chúng ta không thể, Berkeley nói, mọi hành động chỉ có nghĩa dưới ánh sáng của trải nghiệm của một cá nhân và trải nghiệm thì luôn là những ý tưởng • Tại sao Thượng đế phải tạo ra những thứ vô dụng, không thể trải nghiệm được? “Nếu những tính chất đặc trưng vốn có của sự vật có thể được chia nhỏ và hợp nhất với những cảm quan tương ứng về những tính chất ấy, và thậm chí chưa cần phải ở dạng ý nghĩ, thì chúng chỉ có thể tồn tại trong trí tưởng tượng mà thôi” II. Không có sự trừu tượng • Tất cả suy nghĩ đều yêu cầu cái cụ thể • Những khái niệm thực chất được cấu thành một cách phức tạp từ một loạt những cái cụ thể Khái niệm một trăm cái bàn được hình thành trong trí óc như 100 cái đơn lẻ không có mối liên quan ràng buộc nhau cùng xuất hiện “Có phải là bất khả thi khi nhìn hoặc cảm nhận bất kì thứ gì mà không dược dùng đến giác quan, vậy thì tôi cũng không thể tiếp nhận và suy nghĩ về bất cứ thứ gì nằm ngoài và chưa được thông qua trực giác của tôi” III. “Esse est percipi” - Tồn tại là nhận thức bằng tri giác • Vật chất chỉ tồn tại chừng nào ta còn cảm quan được về chúng (Ví dụ, nếu ta nhìn vào một cái bàn trong phòng làm việc thì nó chỉ tồn tại khi nó còn được ta quan sát nhưng khi ta rời khỏi căn phòng, nó dừng tồn tại) • Có thể tưởng tượng về những vật chất mà ta chưa có cảm quan, nhưng chúng vẫn chỉ là tưởng tượng nên không tồn tại • Thử thách mọi người rằng nói vật chất có thật mang ý nghĩa gì? (Trở lại ví dụ chiếc bàn, mọi thứ tôi có thể nói hoặc suy nghĩ về cái bàn đều là tưởng tượng từ trải nghiệm. Không có gì về chiếc bàn đó nằm ngoài trải nghiệm của tôi) • Mọi thứ tôi nói hoặc tôi suy nghĩ về một thứ đều là một phần của trải nghiệm Nhưng có người sẽ phản biện: Nhưng tôi vừa đá vào chiếc bàn kia và tôi thấy nó cứng, nhọn, làm từ gỗ và nó làm dau ngón chân tôi. Này Berkeley, ông cũng cho rằng độ cứng, tính chất làm bằng gỗ và sự đau cũng tương đương với tưởng tượng sao? “Tôi tin vào một thế giới thực, không phải một thế giới vật chất. Tôi không bàn cãi tính hiện hữu của bất kì thứ gì tôi có thể cảm nhận bằng trực giác hay sự phản ảnh. Chừng nào những thứ mà tôi có thể nhìn bằng mắt và chạm bằng tay thì chừng ấy chúng tồn tại, tôi sẽ không đặt câu hỏi nào về việc đó.” IV. Vậy thì cái gì tồn tại? • Thứ vật chất duy nhất tồn tại là linh hồn nhận thức Có phải một vật sẽ ngừng tồn tại khi tôi ngừng nhận thức về nó hay không? Thực tế thì không cần phải vậy vì một ai đó có thể đang nhận thức cái vật đó ngay cả khi tôi không. Bởi thế nên không có chuyện tôi can thiệp vào cái tồn tại của vật đó. Nhưng giả sử như không có ai nhìn hay suy nghĩ về vật đó vậy thì nó có ngừng tồn tại không? Nếu điều đó xảy ra thì Berkeley phải rút lại ý tưởng của mình. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng ông ta là một giám mục và ông đưa ra câu trả lời bằng cách công nhận Thượng đế là Đấng trí tuệ toàn năng, nguồn nhận thức duy nhất, là mang đến và duy trì sự tồn tại cho mọi vật chất. Nên khi không ai nhận thức về một vật thì vẫn còn có nhận thức của Thượng đế, Thượng đế cũng chính là người trao cho ta nhận thức. Và nhận thức, ý tưởng của chúng ta không phụ thuộc vào ý chí tự do Còn có các ý tưởng khác về phủ nhận tồn tại độc lập của vật chất và ý thức. Ta có thể tìm hiểu thêm ở chủ nghĩa cấu trúc. Thay vì cho rằng vật chất chỉ tồn tại trong tâm trí, của Berkeley, chủ nghĩa này còn phát biểu: “Không có gì là thật, mọi thứ chỉ là sự suy diễn. Jacques Derrida từng chất vấn, phải chăng bản chất của thế giới chỉ là văn bản? Khi định nghĩa một khái niệm, phải luôn định nghĩa bằng nhiều khái niệm khác, vì thế mọi thứ sẽ kết nối lại với nhau và suy ra không thể nắm bắt được một chân lý toàn vẹn nào mà không phải ghim xuống trang giấy. Như vậy thực hành nghiên cứu chân lý là thực hành nghiên cứu về văn bản” Cho nên lần tới nếu có cơ hội được ăn anh đào, các bạn hãy dành dăm ba phút (hoặc nhiều hơn nếu muốn) để chiêm nghiệm. Xin cảm ơn!