Chắc bạn đã biết nghe nhiều về nghề bếp hay làm trong bếp, cái nghề mang đến sự no bụng, hưởng thụ, hoài niệm,… Vì món ăn ngon sẽ đem đến cho người thưởng thức những hương vị đặc biệt của món ăn và kèm theo đó là những cảm xúc, kỉ niệm, sự liên tưởng,… Vd: phim Ratatouille (2007) về chú chuột nấu ăn, bạn sẽ hiểu nếu bạn đã xem phim.
          Ở đây, tôi nói lên quan điểm chia sẻ cá nhân về những trải nghiệm tôi đã trải qua trong quá trình tôi học đại học chuyên ngành thủy lợi, tôi đã đi làm phụ bếp ở Lẩu Bò Sài Gòn, King BBQ, Panda BBQ, Cơm tấm Phúc Lộc Thọ. Và tôi đã từng học bếp tại Hướng nghiệp Á Âu.
          Tại sao là nghề bếp? Cái nghề mà sau này nếu con tôi có xin đi học đi làm thì tôi sẽ hỏi “Con chắc chưa?”.
          Nghề bếp, cái nghề mọi người hay gọi là đầu bếp. Đầu bếp là bếp trưởng, bếp phó, người trực tiếp nấu ra món ăn.
          Nghề bếp lại phân ra: bếp nóng, bếp lạnh, bếp bánh. Mỗi bếp có vai trò khác nhau. Tôi chỉ nói sơ qua cho bạn hiểu:
- Bếp nóng: người đầu bếp sẽ làm các món qua nhiệt độ. Vd: các món chiên, xào,…
- Bếp lạnh: người đầu bếp sẽ làm các món không qua nhiệt độ. Vd: các món gỏi, salad,…
- Bếp bánh: người đầu bếp chuyên làm về bánh. Vd: Bánh mì, bánh ngọt,…
        Trong bếp lại phân ra các khâu:
- Tiếp nhận, kiểm tra, bảo quản nguyên liệu thực phẩm
- Sơ chế thực phẩm
- Chế biến thực phẩm thành món ăn
- Hoàn thành món ăn: trang trí, trình bày
Đây chỉ là bộ khung sườn của nghề bếp. Ở mỗi loại bếp sẽ khác nhau đôi chút ví dụ: bếp Buffet khác bếp nấu bình thường ở quầy trình bày món ăn và cách ra món như người nấu Buffet phải canh chạy ra chạy vào canh quầy trình bày món ăn xem món nào sắp hết (tùy theo tình hình khách đông hay vắng nhưng thường là 1/3) thì chăm món thêm hoặc để cho hết để thay món khác và để ý khách hàng ăn như thế nào; còn người đầu bếp thường sẽ làm như quy trình trên đôi lúc họ sẽ ra ngoài nhìn thực khách ăn như thế nào để đánh giá độ hài lòng thực khách.
        Nghề bếp là cái nghề chua lắm. Tại sao tôi lại nói vậy?
- Môi trường làm việc: Nóng nếu bếp lạnh, bếp bánh đỡ hơn. Tùy bếp mà độ thoáng sẽ khác nhau. Sạch sẽ hay dơ là người làm bếp.
- Thời gian làm việc: Sáng sớm đến tối đóng cửa hàng. Có chia ca nhưng nhiều khi phải làm thêm giờ vì khách đông hoặc không đủ người. Ngày nghỉ lễ tết cũng đi làm.
- Sức khỏe: Khỏe mạnh, dẻo dai vì công việc nặng khiên đồ với đứng nấu trong nhiều giờ và nhanh nhẹn để chạy theo món khi đông và để khách hàng không chờ lâu.
- Giới tính: Nam nữ đều được nhưng nữ thì vào những ngày ấy phải cắn răng chịu đựng đi làm đi tới đi lui trong bếp, khiên đồ và mang thai sẽ thêm cực.
- Tính cách: Tỉ mỉ, tinh tế, cẩn thận, chịu khó, kiên nhẫn là đức tính phải cần có.
- Vệ sinh: Luôn phải sạch sẽ ở cách sinh hoạt lẫn làm bếp vì an toàn vệ sinh thực phẩm là trên hết.
- Thái độ: sẵn sàng trong công việc ở mọi vị trí phải đảm nhận, có thể bạn sẽ phải đang sơ chế nhưng phải nhảy qua nấu nướng hoặc nhảy ra đi phục vụ khách. Luôn học hỏi từ cái nhỏ nhặt ví dụ từ cách dọn vệ sinh, mố cống, đổ rác ra sao để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chăm chú quan sát món ăn từng li từng tí từ khi sơ chế đến khi hoàn thành.
- Pháp lý: Chịu trách nhiệm, tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy (PCCC),…
- Các quy tắc phải học: First In First Out (FIFO), First Expired First Out (FEFO), bảo quản thực phẩm đúng quy tắc (tránh lây nhiễm chéo, nhiệt độ,…),…
        Thì nhìn qua nghề bếp cũng cần bình thường có gì chua đâu cũng chịu cực như bao ngành khác có gì phải nói đâu! Chắc nhiều bạn sẽ nói như vậy, nhưng nếu các bạn đã đi làm nghề bếp chưa? Tôi nói một các tôi đã làm các bạn thử rửa dưa leo đi nha vài trái thì không sao, nhưng giờ phải rửa 10 – 20kg dưa leo hoặc hơn cho thật sạch thì sao? Với cái bồn rủa thực phẩm thì các bạn đổ dưa leo rửa xả nước thêm miếng muối vô rửa rửa vài trái rồi xả nước tiếp thì đã sạch sao? Nếu muốn sạch thì các bạn phải kì từng trái dưa leo, rồi rửa 1,2,3 nước thì sao? Nếu muốn nhanh thì các bạn có thể dùng bột năn đổ vào rửa thì bột sẽ hút các chất dơ nhưng bột ở đâu ra bạn bỏ tiền túi hay chủ (cấp trên) cho; đa số thì chủ (cấp trên) sẽ ít bao giờ bỏ tiền cho những khoảng đó.
         Vì tính tôi không thích dơ dáy trong môi trường làm việc nên tôi hay tự bỏ tiền túi mua bột giặt về giặt mấy cái khăn bếp vì nước rửa chén nó giặt không sạch mà công ty không cấp cho bột giặt.
         Trên đây là một phần tôi nghĩ về nghề bếp còn nhiều cái để nói lắm nhưng tới đây thôi. Các bạn có quan điểm thì cứ chia sẻ, chúng ta sẽ bàn luận phân tích để hiểu rõ hơn.