1/ Defence mechanism:

Con người ta có hai trạng thái tâm lý đặc trưng: Trạng thái phòng vệ "Flight or fight" và trạng thái thư giãn "Relaxation" thường diễn ra khi ngủ. Trạng thái phòng vệ từ thời cổ đại chỉ giản đơn là sự cảnh giác trước mối đe dọa từ thiên nhiên từ đó cơ thể hình thành các chuỗi phản ứng như lo lắng, tim đập nhanh bơm máu cho các cơ quan để đối đầu với nguy hiểm, não bộ được kích thích để giữ cho ta luôn tỉnh táo, tránh cảm giác buồn ngủ. Đó là cơ chế về mặt sinh lý. Với xã hội hiện đại ngày nay, con người đối mặt với nhiều loại căng thẳng khác, không chỉ giản đơn là sự tấn công vũ lực mà còn là sự công kích tinh thần, áp lực, ... Và cơ chế thứ hai được hình thành nhầm bảo vệ sức khỏe tinh thần của ta. Đó chính là "Defence mechanism". Đây là các cơ chế phòng vệ phổ biến bảo vệ tinh thần khỏi những lời nói tiêu cực, áp lực vô hình bên ngoài.
*"Defence mechanism" được hình thành bởi sự tương tác của các yếu tố sau:

* Nature:

Cơ chế phòng về được hình thành từ khí chất, tính cách bẩm sinh của một con người. Đây không phải là tính cách cố định mà như là một xu hướng của tính cách hơn ví dụ như có bé sẽ dễ dỗ dành hơn, có bé sẽ dễ khóc, dễ lo sợ hơn.

*Nurture:

Những môi trường áp lực buộc ta phải hình thành các cơ chế đặc thù khi cần phải đối diện chúng. Từng loại công kích tâm lý khác nhau sẽ thúc đẩy quá trình hình thành cơ chế phòng vệ khác nhau. Đồng thời, bằng những trải nghiệm và quan sát từ chính cha mẹ, người thân xung quanh, ta dần hình thành cơ chế giống như họ. Sau một lần nói dối và tránh được sự la rầy của thầy cô, ta rút kinh nghiệm và từ đó dùng việc nói dối như công cụ phòng vệ mỗi khi ta phạm sai lầm. Không những thế, việc uống rượu bia và trốn tránh thực tại cũng là một trong biểu hiện của cơ chế phòng vệ và một đứa trẻ có thể quan sát và phát triển cơ chế tương tự như ba mẹ.
Vì đây là cơ chế phòng vệ rất tự nhiên, ta thường không quan tâm đến nó và làm một cách vô thức. Như khi ta lập tực tìm ra lý do để đỗ thừa cho một ai đó sau khi vừa phạm lỗi, như khi ta lập tức không thừa nhận trách nhiệm cho việc mình làm.
Và một trong cơ chế phòng vệ khá phổ biến chính là:

2/ Projection "Sự phóng chiếu".

Sự phóng chiếu là sự nhầm lẫn giữa các giá trị bên trong và bên ngoài. Ta chối bỏ và phủ nhận một phần con người của chúng ta và gán ghép nó lên những người khác. Ta câm ghét con người nhạy cảm của bản thân để rồi luôn xem thường những người như thế. Ta bắt nạt cũng vì muốn thể hiện cảm giác dễ bị tổn thương lên kẻ khác. Cha mẹ trách mắng con khi phạm phải sai lầm của chính bản thân họ. Hay nói cách khác, như Bray từng viết : "Kẻ tổn thương lại muốn tổn thương người khác", hay câu quote nổi tiếng : "Những kẻ nói đạo lý thường sống như...". Và vì đã phủ nhận những điểm xấu trong tính cách, ta "lờ" đi những tật xấu, tự cho mình là một con người thanh cao, cao thượng để rồi nhìn người khác với ánh mắt khinh thường.
Ở một múc độ lành mạnh, sự phóng chiếu như cách để ta thấu hiểu người khác. Việc phóng chiếu cảm giác của bản thân lên nỗi đau của người khác như "Nếu mình như bạn, mình sẽ như thế nào, sẽ tức giận, sẽ suy sụp hay sẽ bình tĩnh". Cũng vì đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác, ta có cái nhìn đồng cảm hơn.
The Babylonian Talmud (500 AD) notes the human tendency toward projection and warns against it: "Do not taunt your neighbour with the blemish you yourself have" (nguồn: Wikipedia)
Từ sự phóng chiếu ấy, ta có cái nhìn đầy phán xét về người khác, ta cười nhạo những người đang hát, ta dễ soi mói vào đời tư của những người bạn và ta cũng dễ để "body-shaming" một ai đó có những đặc điểm cơ thể như mình. Cũng kì lạ thay, ta phản ứng thái quá với việc đó, ta dễ giận dữ, dễ nổi cáu với sai lầm của người khác bởi lẽ sự giận dữ ấy đến từ việc chối bỏ bản thân. Đó là lý do tại sao ta thường dễ tính với bản thân mà lại luôn khắt khe với những người xung quanh.
* "Thôi chuyện chút xíu cũng buồn" - một sự phóng chiếu.
Sự phóng chiếu vừa mang con người lại gần nhau vừa khiến con người ta xem nhẹ những nỗi niềm của người khác. Chỉ vì đã trải qua một cách nhẹ nhàng, ta phóng chiếu và nghĩ rằng họ cũng trải qua những năm tháng khó khăn nhẹ nhàng như ta. Như bố mẹ lấy lý do hồi bé phải chịu cơ cực, khó khăn để rồi trách cứ sao con cái lại yếu đuối, lại áp lực. Sau đó, họ không hiểu nỗi lý do tại sao con họ càng ngày càng khóc thật nhiều. Thay vì lắng nghe chia sẻ, họ chỉ nói rằng tính con bé này yêu đuối hay con trai gì mà hay khóc, toàn những cái cớ để họ đay nghiến, họ ghét bỏ.
* "Cuộc sống bất công quá" - Khi sự phóng chiếu lan tỏa điều tiêu cực.
Sự phóng chiếu lên người khác trong thời gian dài có thể hình thành niềm tin của ta trong họ. Như những con người sau đã trải qua nhiêu va vấp, nhiều những dở dang trong cuộc đời, họ có cho mình cái niềm tin tiêu cực rằng "cuộc đời thật bất công", rằng "có cố gắng mấy cũng bằng thừa" và họ áp đặt niềm tin ấy lên những đứa con, những đứa cháu trong gia đình. Khi lắng nghe đủ lâu, những đứa trẻ ấy dần có niêm tin độc hại ấy dù chưa trải qua khó khăn. Đó là lý do tại sao có những người con lập lại những hành vi như ba mẹ. Một ba mẹ bạo hành sẽ làm ra một thế hệ chỉ biết nóng giận và vũ lực. Một ba mẹ nghiện ngập sẽ dẫn đến một đứa con phá thân thể. Ngược lại, một niềm tin tích cự như "Sau cơn mưa trời lại sáng" lại có thể lan tỏa một góc nhìn mới đến người khác.

3/ Biểu hiện

Vì là một cơ chế phòng vệ rất tự nhiên, rất khó để ta xác nhận mình đang đỗ dồn sự bất an của mình lên người khác. Điều quan trọng nhất chính là sự nhạy cảm bất thường với lời nói và hành động của người khác. Ta có cảm giác sợ hãi, nóng giận và muốn được bảo vệ khi nghe ai đó nói vu vơ hoặc tự mặc nhiên những gì người khác miêu tả là chính mình. Nếu ta không có lời giải thích hợp lý cho sự cáu gắt của bản thân thì khả năng cao ta đang phóng chiếu điều tiêu cực của mình lên người khác. Những phản ứng này đến một cách tự động, không suy tính trước. Không những thế, ta có thể tự nhìn nhận mình có học theo phản ứng của một người nào đó hay không.
Điều quan trọng nhất để xác định cơ chế phòng vệ này là ta phải nhận ra những điều ta câm ghét có phải là một phần trong tính cách của con người mình hay không. Bởi suy cho cùng, cơ chế ấy được hình thành từ sự phủ nhận cái tôi cá nhân của bản thân.
Và chấp nhận bản thân, hiểu cả những điểm mạnh lẫn phần chưa trọn vẹn của bản thân. Chỉ có hiểu thì ta mới đón nhận nó một cách nhẹ nhàng mà không ghen tị, không phóng chiếu lên người khác. Điều này viết ra rất đơn giản nhưng để thực hiện cần một sự nỗ lực rất lớn, xin cùng đồng hạnh với nhau trong việc này.
Cảm ơn các bạn !!!