Ai cũng từng ngồi trên ghế nhà trường, cũng từng học đủ 13 môn và đặt nhiều câu hỏi điển hình là học cái "quỷ" này để làm gì. Nhưng cái đấy không phải là vấn đề lớn nhất, học cố thì cũng vào thôi. Vào guồng quay rồi cứ thế mà quay (ba năm cấp 3 là kinh khủng nhất đời tui). Nhưng mà đối với một con người "iu nghệ thuật" như mình thì câu hỏi được đặt ra sau mỗi bài kiểm tra Ngữ Văn là: 

Ủa! Phân tích thơ mà không cho thơ, phân tích truyện mà không có truyện. Là sao? Kỳ ghê ta.

Ví dụ như kiểu: Em hãy phân tích vẻ đẹp A trong văn bản B. Hết. Vậy cái văn bản B đâu mà những mầm non tương lai làm, chắc là tự tưởng tượng ra quá. Nói đến đây chắc nhiều bạn sẽ nói là bài này đã học rồi, bài kia trên lớp cô cho ghi rồi....

Ơ thế ra là học vẹt à? Cám ơn bạn đã nhắc mình nhớ trước giờ học văn toàn học theo cảm nhận của bà giáo thôi. Vậy mà đi thi toàn bắt theo cảm nhận của học sinh, lạ.

Có thể bạn sẽ nói mình lười nên kiếm cớ bao biện, nhưng mà mình lười thiệt. Các giáo viên vẫn có thể dạy theo dàn ý của họ, nhưng không phải là kiềm hãm ý tưởng của học sinh. Ngữ Văn là môn học có thể dễ để tư duy nhất trong các môn rồi. 

Nghe một bản nhạc, xem một bộ phim, đọc một cuốn sách. Là những hành động đi đôi với nhau.

Nếu bạn nghĩ học thuộc sáu trang truyện là dễ, hai mươi mấy khổ thơ là đơn giản thì bạn thực sự quá giỏi !




Mấy bạn có suy nghĩ gì về cái câu 5 điểm không?