Cross-field skillset là gì? Ứng dụng nó trên con đường tự do ý chí, tự do tài chính?
Tự do là đích đến của loài người. Những công trình đại diện cho văn minh đều hướng đến lãnh địa tối cao của sự tự do. Tự do ý chí,...
Tự do là đích đến của loài người. Những công trình đại diện cho văn minh đều hướng đến lãnh địa tối cao của sự tự do. Tự do ý chí, tự do tài chính. Chúng cho phép bạn quyền làm chủ bản thân, làm chủ tình thế xung quanh. Cross-field skillset là cầu nối đưa bạn đến sự tự do.

Thử tưởng tượng bạn là một người làm nghề Quảng cáo được tiếp cận cơ hội làm phim cổ trang. Nhưng bạn không có kiến thức lịch sử. Bạn cũng không thể bắt đầu học về bộ môn này một cách nhanh chóng. Bạn bị mắc kẹt ngay bước đầu tiên do thiếu cross-field skillset.
Những người thuộc top giàu có và thành công trên Thế giới, họ đã đi trên con đường nào? Có một sự may mắn thần kỳ nào đó? Hay do nền tảng gia đình? Thực tế cho thấy có đến 80% triệu phú là tự thân. Như vậy trên con đường dài, thành công hoàn toàn đến từ chủ quan.
Cross-field skillset là bộ tư duy bạn sử dụng để tự học và phát triển bản thân, bất kể trong lĩnh vực nào. Chúng bao gồm các kỹ năng cơ bản như xác định vấn đề, tra cứu thông tin, tư duy phản biện, tư duy đa chiều, tư duy logic, quản lý, tài chính, sử dụng công nghệ, truy cập.

Mô hình 21st century learning.
Một số mô hình học chỉ ra các bộ môn cơ bản cần có để học trong thế kỷ này:
- enthusiasm for learning
- deep understanding
- application of learning
- examination, inquiry, critical thinking and reasoning
- communication – write well, listen effectively, discuss intelligently, be proficient in a foreign language,
- cultural, social, and environmental - understanding and implications
- technology – understand the computer as an information, computation, and communication device, and the world of computers, electronics, and related technologies.
- diverse learning across a broad range - fine arts, performing arts, and vocational
Sự phát triển của tư duy sáng tạo đến từ khả năng phối hợp tốt các cross-field skillset. Bạn định nghĩa được vấn đề khi nhận được công việc, sử dụng tư duy của mình để biết là nên bắt đầu làm từ đâu, tra cứu những gì, nghĩ về điều gì, trao đổi gì cùng nhóm, nhận biết điều gì sai, tìm kiếm lại từ đâu, thay đổi tư duy gì trong đó.
Nhóm kỹ năng này giúp bạn phát triển khả năng tự học, tự phát triển kiến thức, tự ứng dụng kiến thức đã học cho tranh biện, nghiên cứu, áp dụng thực tiễn. Nói cách khác, Bộ kỹ năng này giúp bạn sở hữu những chiếc giắc cắm. Bạn có thể thu nạp mọi nguồn điện vào khi sở hữu chúng. Một lần phát triển, ứng dụng cả đời.
Những sáng tạo nguyên bản nhất của con người được sinh ra từ quá trình thu thập những thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Một người có kiến thức đa dạng từ xã hội, sinh học, lịch sử và nghệ thuật sẽ có xu hướng sáng tạo tốt hơn người chỉ học chuyên ngành về nghệ thuật. Sáng tạo giúp thúc đẩy những tiến bộ vượt bậc của xã hội.
Cross-field skillset cũng giúp mở ra những cánh cửa mới cho nghề nghiệp của bạn. Thay vì chỉ giới hạn những khả năng của nghề trong bản hợp đồng với sếp, bạn hoàn toàn có thể tận dụng kỹ năng nghề để phát triển thêm những ý tưởng khác, kết hợp với những kiến thức trong nhóm sở thích của bạn để tạo nên thứ chưa từng tồn tại.

Những diễn viên thành công bởi Method Acting: Họ sở hữu rất nhiều thứ nằm ngoài khả năng diễn xuất.
Những diễn viên điện ảnh có khả năng nhập tâm vào vai diễn không chỉ bởi họ diễn tốt, họ còn tập luyện cuộc sống nhân vật. Những ngôi sao hành động học cách bắn súng, ép cân để trở thành vận động viên. Trong quá trình diễn xuất, họ thực sự học cách để suy nghĩ, ứng xử và học thức của nhân vật. Điều này biến họ trở thành chính nhân vật.
Các công ty khởi nghiệp cũng ứng dụng hệ thống này cho nhân sự. Sau đó áp dụng cùng hệ quả của thời gian tập luyện với nghề, được gọi là “Da thịt trong cuộc chơi” (Nassim Taleb). Qua thời gian, kiến thức bạn thu nạp kết hợp với quá trình trải nghiệm và vấp ngã sẽ giúp bạn ra được những kết quả hoàn mỹ, như tạo ra một viên ngọc rồi mài rũa nó.
Vậy học những điều này ở đâu? Trên mạng, các khóa học Online. Có những kiến thức free nhưng bạn luôn mất thời gian để tìm kiếm và lọc chúng. Hãy bỏ tiền ra cho những khóa học này và chú tâm vào nó, với niềm tin rằng kiến thức bạn học sẽ được áp dụng cho mọi thứ trong cuộc sống về sau.
Dưới đây là một số skillset mà tôi trang bị cho cuộc sống của mình:
Kỹ năng xử lý vấn đề (Problem Solving)
Nội dung: Kỹ năng xử lý vấn đề bao gồm việc xác định vấn đề, phân loại vấn đề, xếp hạng mức độ quan trọng của vấn đề, tìm phương án giải quyết cho vấn đề. Kỹ năng này áp dụng để mô hình hóa những vấn đề bạn gặp trong cuộc sống, công việc hay cả tình yêu. Dựa trên
Giá trị: Việc xác định rõ trọng tâm vấn đề giúp cho hành động tiếp theo không bị lệch hướng. Bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo, mục tiêu của việc đó là gì, và cần những gì để làm được nó.
Nguồn tham khảo: McKinsey Problem Solving Test.
Mô hình giải quyết vấn đề của Mc Kinsey được mình áp dụng khá lâu trong học tập và phát triển cá nhân.
Kỹ năng phản biệt (Critical Thinking)
Nội dung: Tư duy phản biện là cách tư duy bao gồm phân tích và đánh giá thông tin được nhận. Khi đọc và tra cứu thông tin đến từ mọi nguồn, sở hữu Critical Thinking giúp bạn đặt ra những góc nhìn khác để kiểm chứng lại chúng. Tư duy phản biện sở hữu các quy trình như lắng nghe, phân tích, diễn dịch, suy luận, đánh giá, tự điều chỉnh, tự định nghĩa.
Giá trị: Trong thời đại Fake News khắp nơi, có cho mình tư duy Critial Thinking giúp bạn loại bỏ những thông tin xấu có ảnh hưởng tiêu cực tới bản thân và bạn bè, giúp bạn thoát khỏi những nhóm hay cá nhân độc hại, vụ lợi. Critical thinking giúp bạn nhạy bén và khôn ngoan hơn trong thời đại thông tin tràn ngập. Đây cũng là cầu nối dẫn bạn tới tự do ý chí (free will)
Nguồn tham khảo:
Học Tư duy phản biện và đưa nó vào CV: https://zety.com/blog/critical-thinking-skills
7 cách cải thiện khả năng Critical Thinking. https://collegeinfogeek.com/improve-critical-thinking-skills/
Khóa học về Critical thinking tại eDX: https://www.edx.org/learn/critical-thinking-skills
Kỹ năng tư duy đa chiều (Lateral Thinking)
Nội dung: Một dạng tư duy tự do nơi mà giải pháp cho vấn đề không phải đến từ tính logic mà từ mọi ý tưởng sáng tạo khả dĩ.
Tư duy đa chiều chú trọng vào số trường hợp có thể nghĩ tới thay vì tính thực tế của trường hợp. Điều này thúc đẩy tạo ra những phát kiến mới đột phá, táo bạo hơn và biết đâu thay đổi được thế giới.
Thử tưởng tượng bạn có trong tay một khối tài sản là X và số người cần chia là Y. Nhiệm vụ của bạn là chia đều cho họ với tỉ lệ tương đương. Nhưng trên thực tế bạn không thể dùng phép chia nào cho con số X để tương ứng với Y.
Tư duy đa chiều sẽ cho bạn một phương án đó là cắt Y ra thành nhiều phần nhỏ. Lúc đó bạn có thể chia một phần gia sản cho thân dưới và một phần cho thân trên. Vấn đề được giải quyết.
Hãy nhớ, mấu chốt của tư duy đa chiều là số lượng kết quả khả dĩ, không phải tính đúng đắn của kết quả. Cuối cùng tư duy đa chiều vẫn sẽ dẫn bạn đến đích.
Giá trị: Tư duy đa chiều giúp tạo nên một thế giới quan đột phá, gỡ bỏ những nút thắt thông thường bạn nghĩ là không tồn tại, hay nói cách khác là think “outside the box”.
Tư duy đa chiều còn giúp bạn cải thiện năng khiếu hài hước của mình.
Nguồn tham khảo:
Edward de Bono: Lateral Thinking (1967). Cuốn sách tạo nên gốc rễ tư duy này.
Tư duy ngôn ngữ
Nội dung: Listening, Speaking, Reading,Writing. Chuẩn tư duy ngôn ngữ được áp dụng cho tất cả hướng tiếp cận khi học một ngôn ngữ mới. Bong Joon Ho có nói, khi bạn vượt qua được giao diện 1cm của phụ đề, bạn sẽ bước vào một thế giới hoàn toàn mới. Ngôn ngữ giúp bạn phát triển các góc nhìn văn hóa mới, khai mở tư duy cho bạn.
Chuỗi tư duy mang tính tuần tự từ A->B->C và tìm ra giải pháp dựa trên những suy diễn hợp lý, có tính chính xác. Dựa trên khả năng ngôn ngữ và chiếc máy tính, bạn sẽ mở đường cho hàng vạn thông tin mới mà trước đây bạn chưa hề được tiếp cận.
Giá trị: Hoàn thiện kỹ năng này giúp bạn mở rộng thế giới quan và có trong tay một công cụ hữu ích để tra cứu thông tin.
Nguồn tham khảo:
Rất nhiều khóa học về ngôn ngữ bạn có thể tìm thấy Online hay Offline. Nhưng theo tôi cách học tốt nhất là bắt đầu với mục tiêu công việc của mình. Sau đó tìm ra một mục tiêu được đo lường bằng chứng chỉ.
Tài chính
Nội dung: Học về dòng tiền và cách phân phối của nó. Tiền chính là phản ánh chung nhất của xã hội. Tiền là đại diện tiêu biểu nhất cho giá trị và những thước đo tạo nên thành công. Tài chính là kỹ năng giúp bạn biết cách sử dụng tiền sao cho hợp lý và từ đó, xây dựng được một mô hình cho riêng mình.
Học về tài chính tiền tệ bắt đầu từ những điều cơ bản nhât: Những cuốn sách định hình nên tính cách tài chính, tư duy tài chính, sau đó tới các mô hình cơ bản. Dần dần ứng dụng nó vào cuộc sống với các dự án nhỏ rồi lớn dần lên. Đừng đọc nhiều quá tẩu hỏa nhập ma, nhìn đâu cũng thấy lý thuyết.
Giá trị: Học về lập kế hoạch tài chính và lên dự toán ngân sách giúp bạn cân đối được các khoản chi tiêu, thực hiện đúng lộ trình chi tiêu trong khả năng cho phép, lên kế hoạch cho các khoản vay và phân phối dòng tiền. Học về tài chính giúp bạn quản lý được giới hạn của mình.
Nguồn tham khảo:
Các khóa học Online tại Future Learn: https://www.futurelearn.com/subjects/business-and-management-courses/finance-and-accounting
Khóa Online tại Havard Online School (Phí cao hơn hẳn): https://online-learning.harvard.edu/subject/finance
Tư duy kiếm tiền từ “Trillion Dollars Man” Dan Pena (Thầy cùa hàng trăm triệu phú, tỉ phú trên thế giới) https://www.youtube.com/user/GuthrieGroup
Quản trị.

Nội dung: Quản trị bản thân, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh… Có cả một khoa ngành trong hầu hết các trường đại học dạy về điều đó, nhưng ít có khoa ngành nào thực sự diễn giải được những ứng dụng của nó cho sinh viên, chỉ tới khi họ ra ngoài xã hội và trải nghiệm cảm giác của riêng mình.
Học về quản trị bao gồm việc lập kế hoạch, phân phối, quản lý, xác định mục tiêu, đánh giá và kiểm soát tiến độ cho các hoạt động đó. Như một con tàu cần có hoa tiêu, quản trị ở bất cứ cấp độ nào cũng là kim chỉ nam cho sự thành công của mô hình.
Giá trị: Học quản trị giúp bạn khai thác được khía cạnh tự giác. Ý thức về quản trị giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề, chọn ra được những yếu tố quan trọng trong công việc giúp tối đa năng suất và tối ưu chi phí.
Quản trị giúp bạn tự ý thức và khao khát khám phá, phát triển.
Nguồn tham khảo:
Các khóa Business Management Free tại Futurelearn: https://www.futurelearn.com/subjects/business-and-management-courses
Managing Future Company: https://www.coursera.org/learn/company-future-management?action=enroll&authMode=signup (Bạn có thể học free hoặc mua khóa học kèm chứng chỉ với giá chỉ 49USD).
Kiến thức công nghê.

Nội dung: Thời kỳ của cách mạng công nghệ 4.0 ra đời và du nhập vào trí tuệ con người nhanh hơn chúng ta có thể hình dung. Với thời đại mà công nghệ chiếm giá trị hàng đầu trong sự phát triển, việc am hiểu và thích ức với những kiến thúc công nghệ mới sẽ giúp bạn không bị lạc lối trong những tri thức mà bạn được học.
Có nhiều cuốn sách sẽ dạy bạn về tư duy, nhưng công nghệ giúp bạn áp dụng tư duy đó lên mẫu số lớn, tạo nên đà tăng trưởng cấp số nhân cho những hoạt động bạn làm.
Giá trị: Giúp bạn truy cập vào những nguồn thông tin đắt, rút ngắn thời gian học tập và ứng dụng, vượt qua rào cản công nghệ giúp bạn tiếp cận tới một thế giới mới với nhiều cơ hội phát triển và tích lũy tài chính.
Khả năng truy cập và tra cứu thông tin giúp bạn an toàn trên mạng, nhưng vẫn thu về được những kết quả phục vụ cho mục đích cá nhân của mình.
Nguồn tham khảo:
- 5G and Internet of Things (IoT) 5G.
- Advertising, Entertainment & Content. Entertainment & Content.
- Automotive. Self-Driving Cars.
- Blockchain. Cryptocurrency.
- Health & Wellness. Accessiblity.
- Home & Family. Home Entertainment. ...
- Immersive Entertainment. Augmented & Virtual Reality.
- Product Design & Manufacturing.
https://www.ces.tech/Topics/Tech-Topics.aspx
Tin tức công nghệ: https://www.cnet.com/news/
Chuyên trang khoa học, công nghệ : https://www.theverge.com/tech
- Nền tảng triết học.

Nội dung: Mục tiêu cuộc sống là một dấu hỏi. Và sẽ vô nghĩa nếu như mọi điều chúng ta học và biết đều không dựa trên khao khát của chúng ta về điều gì đó. Triết học giúp bạn hình thành nên tư tưởng và đam mê. Đam mê tạo nên động lực. Động lực học tập. Động lực sáng tạo. Và động lực để làm điều vĩ đại.
Nói cách khác, triết học cho chúng ta những câu hỏi. Và tự chúng ta trả lời chúng dựa trên niềm tin và sự hiểu biết. Rằng thế giới này còn quá nhiều điều để khám phá. Rằng lý do của sự tồn tại này nằm trên những nhu cầu cơ bản của chính bạn. Và rằng cuộc đời có một lần để thử sức trước những điều điên rồ.
Giá trị: Triết học là kim chỉ nam của cuộc sống. Là lý do cho sự tồn tại của chính bạn, ngay lúc này và những ngày sau đó. Biết về triết học để đặt nền móng cho những niềm tin lớn lao của bạn. Những điều bạn chưa dám mơ tới.
Nguồn tham khảo:
Tham gia vào thế giới của triết học qua những điều cơ bản: https://www.reddit.com/r/AskPhilosophyFAQ/comments/4ifqi3/im_interested_in_philosophy_where_should_i_start/
The way of Zen (Thiền định): https://www.goodreads.com/book/show/514210.The_Way_of_Zen
The Problems of Philosophy: http://www.gutenberg.org/files/5827/5827-h/5827-h.htm
Sau đó hãy tự chọn cho mình một con đường triết học phù hợp.
Man conquers the world by conquering himself - Zeno of Citium
Còn rất nhiều kiến thức nền cần học trong quá trình phát triển bản thân như Ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, thương thuyết, thuyết trình… Có trong tay bộ kỹ năng đa ngành này sẽ là khởi đầu của tất cả những thứ tiếp theo. Bạn có thể bắt đầu với một kỹ năng nào đó gây cảm hứng nhất, sau đó phát triển thêm vùng kỹ năng mới và rồi POP!, một cảm hứng xuất hiện.
Trong quá trình học hỏi,hãy liên tục áp dụng nó cho những trải nghiệm. Giờ đây xem một bộ phim bạn hãy tự phản biện chất lượng của nó, đọc một bản thảo dày 200 trang và biết tìm kiếm thông tin bạn cần ở đâu, soi xét những con số trong bản báo cáo và biết đặt câu hỏi ở đoạn nào, dành ra ít hơn 1/10 thời gian cho việc tra cứu một thông tin nào đó hữu ích.

Một ví dụ về việc ứng dụng Cross-field skillset trong việc phát triển bản thân tôi ở tuổi 25. Vì điều kiện học tập và thời gian không cho phép tôi du học, đứng trước những cơ hội cuộc đời ở ngưỡng cửa sau ra trường khiến tôi cân nhắc rất nhiều về việc mình nên và sẽ làm gì cho cuộc đời ở giai đoạn này.
Nền tảng triết học Stoic giúp tôi tự tin hơn trong việc tự tìm kiếm bản thân. Câu hỏi bắt đầu khi tôi đọc về những người thành công khi họ còn trẻ, trong một cuốn sách của blogger Shane Snow. Anh nói rằng có 7 yếu tố để một người sớm tìm ra được lối tắt cho cuộc đời. Chúng bao gồm một người Mentor, khả năng bắt sóng giai đoạn, sự chăm chỉ, kỹ năng đa ngành,… và nhiều thứ khác. Sử dụng kỹ năng phản biện và quản trị bản thân, tôi tự hỏi mình đã có những gì và thiếu những gì?
Tôi vẫn đi tìm kiếm những thứ mình thiếu, ngược lại học cách bỏ đi những thứ mình có thừa. Một người có nói trưởng thành của đàn ông là biết chọn bỏ đi những gì. Tôi như một người bê đồ cứ chất lên mình những thứ đầy ắp của tuổi trẻ đam mê, giờ đây tôi đang từng bước để lại những thứ mà có lẽ chỉ nên còn là kỷ niệm.
Bằng tư duy logic của mình, tôi tự đặt mục tiêu về những thứ cần buông bỏ và chỉ định ra nhược điểm lớn nhất của bản thân. Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng cho tôi biết rằng bạn sẽ không thể cùng lúc bỏ đi tất cả những điểm hạn chế trong con người của bạn. Sự thay đổi phải đến từ những điều nhỏ nhất, và nó kích hoạt thói quen.
Bằng kỹ năng quản trị, tôi thiết lập một hệ thống các hành vi giúp thay đổi bản thân trong thời gian cho phép. Chúng bao gồm các nghi thức buổi sáng, thói quen trong sinh hoạt, việc tập thể dục, ghi chép lại thời gian biểu,… Dần dần, tôi hoàn thiện các hoạt động này và biến chúng thành thói quen.
Sau đó, tôi quyết tâm lựa chọn giải quyết một vấn đề lớn, đó là chỗ đứng của mình trong ngành.
Với kỹ năng tra cứu thông tin và tiếp cận công nghệ, tôi tìm cho mình những lối tắt để mở ra những cơ hội mới, những mối quan hệ mới. Thời đại mà hai người có thể nói chuyện với nhau qua vài cú click, tôi muốn những người giỏi nhất nhìn thấy tôi.
Sử dụng kiến thức về tài chính và sáng tạo, tôi xây dựng nên một ý tưởng lớn để duy trì nguồn thu cho cuộc sống. Thời gian còn lại tôi dành để hoàn thiện bản thân, tiếp cận tới những cơ hội và không ngừng sáng tạo ý tưởng mới.
Bằng cảm quan Logic của mình, tôi cho rằng hướng đi này sẽ giúp tôi được chứng tỏ với những người có thể đánh giá năng lực của mình. Nếu như họ không phản hồi, tức là tôi làm chưa đủ tốt. Còn nếu làm đủ tốt mà họ vẫn chưa phản hồi, tức là họ chưa đủ mạnh.
Cũng như bạn, tôi chỉ là một người trẻ miệt mài, học cách đi trên con đường trở thành tự do tài chính, tự do ý chí. Người bộ hành trong cuốn Nhà giả kim mà người ta hay nhắc tới nhưng tôi chưa có dịp đọc, hay dấu swosh kinh điển của thương hiệu NIKE gắn với những bước chạy không khi nào dừng lại. Tôi gắn chặt mình với tinh thần đó.
Các kỹ năng trên giúp tôi học được nhiều điều trong cuộc sống, ứng dụng nó vào công việc hay các mối quan hệ. Dần dần tôi làm thân với việc học thứ gì đó mới, mỗi ngày. Khát khao học hỏi và đương đầu thử thách như một tách trà mà tôi muốn uống vào buổi sáng
Bạn hoàn toàn có thể theo đuổi nó, như cách mà tôi đang làm trên đôi giày của riêng mình. Trải qua thời gian, tôi mong bạn có được những bứt phá cho cuộc đời mình, vượt trên cả những gì bạn kỳ vọng.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Anonymous
chủ thớt có thể cho tôi xin nguồn định nghĩa hoàn chỉnh, nền tảng, hệ thống và lý luận của bộ Cross-field skillset cũng như ai là người đưa ra những lập luận này được không, tôi thấy bài viết bạn dùng "một số bộ môn cơ bản " và tôi cũng thật sự muốn biết một số bộ môn đó là gì, bản thân tôi đọc tôi cảm nhận nó giống như một đống hỗ lốn và hỗn tạp tất cả những thứ có thể nhét được từ cuộc sống vào ấy, và tôi thấy nó vẫn chỉ là lý thuyết xuông, với những thứ liên quan đến kiến thức, vốn sống đều không được nhắc là bao nhiêu thì mới đủ và bao lâu thì phải refresh lại và nó thiếu rất nhiều dẫn chứng để chứng minh là những gì skillset này có thể sử dụng được trong hoàn cảnh xã hội hiện tại hay trong 100 năm tới
Và tôi cũng muốn hỏi là với một người làm về kinh doanh và đầu tư chuyên về mảng retail và F&B thì có cần phải biết rõ về Blockchains, IOT hay không theo như skillset này hay chỉ cần biết dùng social media và một vài công cụ của microsoft
- Báo cáo

duythinbmt
Mong chờ phản hồi từ OP
- Báo cáo

Nhimtatbat_
Mình đây. Cross field Skillset là cách gọi để mọi người cùng hiểu, là những kiến thúc được áp dụng cho mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Còn áp dụng đến đâu thì do tính chất chuyên môn công việc của bạn khiến bạn phải học hỏi thêm.
Nhưng vì sao lại không phải là "Tôi không làm mảng này, tôi không cần quan tâm đến cái đó". Hãy thử tưởng tượng mỗi lĩnh vực bạn biết là một vòng tròn. Khi bạn đối mặt với một vấn đề A, số lượng vòng tròn bạn có tương ứng với số lượng các giải pháp bạn nghĩ ra. Nếu số lượng vòng tròn ít, bạn có ít giải pháp hơn. Có những giải pháp đột phá mà thậm chí bạn không nghĩ nó tồn tại, vì bạn không có kiến thức về cái đó.
Tôi ví dụ như người làm về FnB, họ có kiến thức về kinh doanh, nhà hàng nhưng tậm tịt ở mảng Công nghệ, khi gặp vấn đề lớn xảy ra (Như CoVid chẳng hạn), họ không thích ứng được với sự thay đổi. Hoặc nếu họ sử dụng một nguồn lực khác (VD thuê đội chạy quảng cáo về) mà lại không biết tí gì về nó, họ sẽ gặp nhiều rủi ro mà chính họ cũng ko biết nó tồn tại.
Vấn đề này gọi là "Da thịt trong cuộc chơi". Hay gọi cách nào theo ý hiểu của bạn thì tuỳ. Có những kiến thức không bao giờ là đủ, nhưng biết bắt đầu từ kiến thức nền (như gợi ý trên bài) sẽ giúp rút ngắn thời gian tìm ra phản hồi. Cuộc sống là đối mặt với các vấn đề, bạn đối mặt với vấn đề càng lớn, cơ hội cho bạn vượt lên càng cao.
Như bạn nói, mọi thứ sẽ là lý thuyết suông nếu bạn không thực hành. Cá nhân mình áp dụng nó để thành lập công ty với doanh thu khoảng 2 tỷ5/năm ở tuổi 25. Với mình giới hạn sẽ chỉ tới khi không có giải pháp thay thế. Có những kiến thức tưởng có vẻ không liên quan nhưng khi áp dụng vào thực tế công việc, lại giúp tạo nên ý tưởng đặc biệt.
Mình coi những cái ở trên là kiến thức nền, vì lĩnh hội được nó giúp mình bắt đầu những thói quen thu nạp kiến thức trong thời gian ngắn, bỏ qua được những lựa chọn sai lầm tiêu tốn thời gian.
Không biết đã đủ ý thắc mắc của bạn ở trên chưa? Mình rất tiếc vì không phản hồi bạn sớm, lần đầu đọc mình đã không hiểu ý phản biện của bạn.
- Báo cáo

as00016715
mình không hiểu đoạn "Tư duy đa chiều sẽ cho bạn một phương án đó là cắt Y ra thành nhiều phần nhỏ. Lúc đó bạn có thể chia một phần gia sản cho thân dưới và một phần cho thân trên. Vấn đề được giải quyết." chắc do mình không có kỹ năng tư duy đa chiều, bạn có thể giải thích ?
- Báo cáo

Eden de Marcus
theo mình nghĩ tư duy đa chiều ở đây là khả năng người ta có thể đồng cảm và suy nghĩ như những người khác, thông qua việc hiểu rõ họ suy nghĩ, cảm thấy như thế nào, những người có tư duy đa chiều sẽ biết đâu là điều người A cần, đâu là điều người B cần, đâu là điều khiến A và B khác biệt với nhau. Từ đấy, người có tư duy đa chiều có thể phân chia từng miếng bánh phù hợp và khác nhau đến từng loại người (hoặc vấn đề). Theo mình hiểu là như thế.
- Báo cáo

Nhimtatbat_
Mình đã không giải thích kỹ hơn phần này. Có thể hiểu tư duy đa chiều là việc dám nghĩ đến những trường hợp mà có thể nghe điên rồ. Nhưng việc nghĩ đến nó sẽ mang đến cơ hội giải quyết đề bài theo 1 cách hoàn toàn mới. Ví dụ như việc cắt nhỏ bọn trẻ ra để chia gia sản cho đều..
1 ví dụ khác gần gũi hơn là vụ "điện thoại cần gì phải có nút bấm đâu nhỉ" của Steve Jobs, là kết quả của tư duy đa chiều.
- Báo cáo

as00016715
Vậy thì, phần này mình có thể hiểu như sau: "nếu không thể chia số di sản thành nhiều phần như phép toán A/B thì có thể chia số người nhận di sản thành nhiều phần như phép toán B/A" .
Vì đoạn trích mình nêu có đoạn hơi khó hiểu tý là "....Lúc đó bạn có thể chia một phần gia sản... " --> miễn sao không chia số di sản cho một số tương đương với Y mà chỉ cần chia X cho một số vd (Y +1) hoặc (Y + 2).... là được nếu sau khi phân phối di sản lại lẻ thì chia tiếp số lẻ cho Y--> vừa chia Y vừa chia X như câu trên làm mình thấy hơi rối.
- Báo cáo

aoi015
Bài viết tổng hợp kỳ công đó ạ. Có các nguồn tham khảo hay ho, em cảm ơn.
Em có chút góp ý đoạn reference câu nói của đạo diễn Bong Joon Ho. Nguyên văn nó là “Once you overcome the one-inch tall barrier of subtitles, you will be introduced to so many more amazing films,”. Ý ông không phải là vượt qua "giao diện" của phụ đề, mà chính xác hơn là "rào cản"; đại ý muốn nhấn mạnh vào sự sẵn lòng, không ngại tiếp xúc với sản phẩm điện ảnh mang ngôn ngữ (và xa hơn là nền văn hóa) khác, chứ không liên quan đến kỹ năng phân tích hay tư duy ngôn ngữ. Ông ấy đang nói đến đối tượng khán giả phổ thông, không phải đến riêng những người thành thục ngoại ngữ (của phim tiếng nước ngoài đó). Vậy nên dùng câu đó trong ngữ cảnh trên của bài bị sai lệch ý nghĩa, không phù hợp và không nhất quán với luận điểm chính của toàn đoạn "Tư duy ngôn ngữ".
- Báo cáo

Wolfff
Cám ơn anh về bài viết hay ạ.
Em đồng quan điểm của anh. Những năm đầu sinh viên, em thấy mình học không giỏi được như các bạn, nhưng em thấy em có khả năng phát triển 1 bộ kỹ năng, có khả năng học hỏi những điều mới mẻ. Bây giờ em sắp ra trường, em vẫn đang luyện bộ kỹ năng. Em vẫn kém và phải học mỗi ngày để các kỹ năng dần hoàn thiện hơn. Nhưng càng ngày em thấy mình tiến bộ, dần tự tin và làm được việc hơn ạ :))
- Báo cáo

Nhimtatbat_
Hãy ứng dụng thử nó cho những thứ liều lĩnh hơn xem, biết đâu lại ra được kết quả.
- Báo cáo

Wolfff
Vâng anh ạ.
- Báo cáo

Nghĩa Đoàn
Cảm ơn anh, đây là bài viết có giá trị nhất em từng đọc.
- Báo cáo