Trong thời gian cả thế giới đang gặp rắc rối với dịch bệnh. Kinh tế trì trệ, mọi người cũng hạn chế hết sức có thể để ra khỏi nhà. Chính vì thế không khó hiểu khi thấy hình thức dạy học online đang trở nên ngày càng phổ biến.
Nhưng sẽ luôn có những vấn đề và lỗ hổng trong việc áp dụng một phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Bằng chứng là hiện nay không ít học sinh sử dụng lỗ hổng đó để phát tán những video, nội dung liên quan tới giang hồ, hay những hình ảnh, nội dung nhạy cảm, sai lệnh với đạo đức xã hội nhằm phá hoại buổi học. Tại sao lại có vấn đề này ? Vấn đề này tồn tại lâu chưa ?Tại sao lại là những nội dung vô văn hóa như vậy ? Ai là người chịu trách nhiệm ?.
Bức xúc việc học sinh phá lớp học online của giáo viên bằng clip ...


Đầu tiên phải khẳng định một điều rằng rất ít học sinh muốn tới trường để học. Chúng đến trường vì ở đó có bạn bè cùng trang lứa, trường học là nơi để học sinh chia sẻ, giao tiếp, và học những điều mới, ở Việt Nam có quan niệm rất phổ biến đó là : Những kiến thức không có trong sách vở thì chung quy lại với một chữ “ Chơi”. Tất cả những gì nằm ngoài hành động ngồi trên bàn và cắm mặt vào sách đều là “ chơi”.  Chính vì những quan điểm sai lệnh mà phổ biến đó mà học sinh bị cấm đoán làm những việc mình thích, bị hạn chế hoặc cấm nói lên suy nghĩ của bản thân mình. Nếu có một tư tưởng hay suy nghĩ nào khác đi với suy nghĩ của thầy cô, chúng sẽ bị coi là sai và nếu học sinh đó tìm cách tranh luận thì có thể bị quy vào tội hỗn láo với thầy cô hoặc tệ hơn là bị giáo viên đó trù dập. Áp lực điểm số, áp lực từ gia đình, áp lực từ thầy cô giáo khiến cho những mầm non kia chẳng có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình. Tất nhiên là có mâu thuẫn thì có đấu tranh. Để trả lời cho câu hỏi “ Vấn đề này tồn tại lâu chưa ?”
Xin trả lời rằng : - Nó đã tồn tại từ rất lâu rồi !
Học sinh lên mạng bàn tán, nói chuyện với bạn bè, bình luận ý kiến của mình về thầy cô giáo, thể hiện sự bất bình và không đồng tình với giáo viên vì đơn giản không gian mạng là một môi trường ảo, không ai biết ai là ai cả, hôm trước chúng lên mạng chửi vài câu rồi hôm sau lại đến trường để làm học sinh ngoan. Một vòng tuần hoàn cứ thế diễn ra. Cho tới một ngày học sinh được học trên mạng. Học trong chính cái môi trường mà chúng có thể thoải mái thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, và những thù hằn cá nhân đối với giáo viên, môn học hoặc chính cái nền giáo dục khiến học sinh cảm thấy mình bị kìm hãm, giam cầm.
Vậy thì ai là người chịu trách nhiệm ?
Chính những phụ huynh, giáo viên, môi trường giáo dục không tạo điều kiện cho học sinh nói lên suy nghĩ, quan điểm của bản thân và trên hết không làm cho học sinh cảm thấy được tôn trọng. Cũng như sự độc đoán, thích kiểm soát của phụ huynh và giáo viên chính là nguyên nhân dẫn đến hành động học sinh thể hiện cảm xúc lệch lạc của bản thân lên mạng vì chính những suy nghĩ đó không được thể hiện trong cuộc sống thường ngày. Hành động đó không khác gì nói thẳng với giáo viên rằng “ Cô ơi cô giảng chán quá, làm ơn giải thích cho chúng em biết làm thế nào để chúng em có thể kiếm tiền bằng đống kiến thức hàn lâm vô dụng này !”
Thực chất đó là một lời cầu cứu hơn là những gì người ta có thể đơn thuần nghĩ về nó.  
Vậy nên thay vì cứ nhồi nhét kiến thức một cách vô tội vạ, làm ơn hãy giải thích cho học sinh một cách nghiêm túc và chấp nhận rằng mỗi người có một sở trường riêng, nên không thể ép mọi học sinh học giỏi toán, lý hay hóa…
Quay trở lại những câu hỏi.
Vậy thì tại sao học sinh lại hâm mộ những hình ảnh giang hồ hay thích xem những thứ văn hóa lệch lạc ?
Đơn giản thôi vì tò mò ?
Tất cả những thông tin hình ảnh đó thay vì được người lớn giải thích một cách cặn kẽ, những bố mẹ, giáo viên, xã hội độc đoán, thích kiểm soát con cái, lại bị cấm đoán. Chính vì cấm đoán nên học sinh trở nên tò mò với những điều như thế.
Sách dịch] Cha mẹ độc hại (Toxic parents): Chương 2.1


  • Tại sao bố mẹ và thầy cô lại cấm mình xem những thứ như thế này ?
  • Chúng có nội dung thế nào ?
  • Chúng có hay không ?
  • Nếu chúng không tốt thì không tốt ở điểm nào ?
Không một ai giải thích cho con em và học sinh của mình mà thay vào đó là những câu chuyện về lòng tốt quá nhiều, vẽ ra một xã hội tươi đẹp, khác xa so với xã hội thực tế. Không may ở cái độ tuổi dậy thì thích nổi loạn và thích thể hiện bản thân, học sinh lại được tiếp cận với những thông tin như thế kiến chúng cảm thấy bị lừa dối, cảm thấy rằng môi trường mà người lớn vẽ ra cho chúng thật giả tạo.
Hành động tung những thông tin nhảm nhí nhằm phá hoại lớp học chính là muốn thể hiện bản thân ở cái độ tuổi nổi loạn này và để tuyên bố rằng “ Đây mới là cuộc đời, đây mới là xã hội mà bọn em phải đối mặt, vậy thì làm ơn hãy giải thích và hướng dẫn bọn em sống sót trong cái xã hội này”
Khi tôi còn là một học sinh ở phổ thông, tôi đã cảm thấy nếu như những giáo viên đứng trên bục kia thể hiện một điều gì đó giống với người bình thường, ngưng thể hiện ra hình ảnh một người hoàn hảo hay thần thánh thì có thể tôi đã muốn chia sẻ nhiều hơn về ý kiến, quan điểm của mình.
Giáo viên hài hước, xì tin trên bục giảng | Hình | Kienthuc.net.vn


Để tôi đoán nhé, không nhiều trường THPT có những buổi giáo dục giới tính đúng không ? Thậm chí là những thông tin chính thống về những vấn đề tế nhị đó ? Hoặc nếu có thì cũng chỉ làm cho có. Tôi có thể khẳng định như vậy.
Pháp Luật Plus - Bài học đắt giá về giáo dục giới tính


Không !! Tất cả những gì đa phần phụ huynh và giáo viên làm đó là “ CẤM ”
Giống như việc thích ngửi mùi xăng hay khói xe vậy. Tôi đoán tôi sẽ chẳng bao giờ dừng lại cái hành động ngu ngốc đó nếu như không có ai đó giải thích cặn kẽ về tác hại của hành động ấy.
Nguyên lý áp dụng tương tự với hành động sai trái của học sinh nêu ở bên trên.
 Vậy thì thay vì chửi bới rằng đó là mất dạy, rồi dùng mọi lý thuyết, giáo điều, ca giao tục ngữ để lên án hành động của một đứa trẻ chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm với hành động của nó. Dù sao đó cũng là sản phẩm của giáo dục từ gia đình và nhà trường, chúng ta không thể vứt bỏ một con người, cũng không thể mãi cấm đoán, ép buộc, mà chỉ có thể định hướng lại suy nghĩ, cải thiện phương pháp giảng dạy, tạo môi trường giải quyết các nhu cầu của học sinh, để học sinh cảm thấy được tôn trọng và được giáo dục môt cách đúng đắn, có ích.