Lời mở đầu, mình là fan của thể loại đua hay biểu diễn xe máy địa hình.
Mình muốn viết một bài tổng quan để các bạn có hứng thú hay quan tâm có cái nhìn tóm tắt nhất về thế giới xe "cào cào".

Models & Terrains (Các mẫu xe và địa hình sử dụng).

Motorcross (Cào cào bay, ở mình hay gọi là cào cào chuyên nghiệp)
Đầu tiên phải nói tới Motorcross, là một loại xe được sản xuất với mục đích để "bay". Các bạn không đọc nhầm đầu, có lẽ một số bạn sẽ thấy hình ảnh những chiếc cào cào bay qua những con dốc trên tivi hồi bé rồi, ở Châu Âu môn thể thao này rất hút khách, vé bán cũng rất chạy.
Motorcross được sử dụng để biểu diễn trong nhà thi đấu, cũng như chạy track ngoài trời. Ưu điểm của dòng xe Motorcross đó là rất nhẹ, trung bình đâu đó cỡ 105kg mà thôi.
Image result for motocross show
Yamaha YZ250 - Biểu diễn trong nhà thi đấu.
Image result for motocross
KTM SX450F - Track ngoài trời.
Enduro (Cào cào chạy địa hình, ở mình hay gọi là cào cào bán chuyên)
Đọc tới đây, chắc các bạn sẽ hỏi tại sao đều là cào cào, mà mình chỉ gọi dòng xe Enduro là xe chạy địa hình, mình sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa Enduro/Motorcross ở phần dưới, vì sẽ đi sâu vào chi tiết.
Dòng xe Enduro được sản xuất với mục đích chạy những cung đường trong rừng, vách núi, ven biển, những cung đường khó đòi hỏi thể lực (Endurance) cao của người lái cũng như sự bền bỉ của chiếc xe.
Về ngoại hình, Enduro sẽ khác với Motorcross ở chỗ là xe có trang bị đèn trước và sau, bao gồm cả xi nhan. Nếu như bạn nghĩ đến việc chạy một chiếc cào cào ở ngoài đường thì chỉ có thể là xe Enduro mà thôi, vì Motorcross không hề có đèn cũng như xi nhan.
Image result for enduro
KTM 450 EXC-F. Chạy đường mòn trong rừng.
Related image
Mình cũng không biết xe gì, well. Giải đấu Redbull Romaniac.
Flat-track (Cào cào lướt, mình gọi vậy, tại sao thì ngay bên dưới đây)
Loại xe này không phổ biến lắm, trên thế giới cũng không được biết đến rộng rãi như 2 thể loại trên.
Đặc điểm của xe Flat-track đó là được trang bị cặp vành 19" trước sau, đồng cỡ nha. Và đặc biệt là không trang bị phanh trước, lí do là trong thi đấu không cần sử dụng phanh trước. Địa hình mà xe Flat-track chạy là đường đất, phẳng, và trơn. Khi bạn theo dõi giải đấu Flat-track tất cả những gì bạn thấy lặp đi lặp lại đó là trượt, trượt và trượt. Đua Flat-track đòi hỏi người lái phải thuần thục khả năng phanh cũng như khả năng vào cua, họ thường nói khi bạn thuần thục Flat-track, bạn chuyển sang các thể loại đua xe đường nhựa sẽ dễ dàng hơn nhiều. 
Fact: Có rất nhiều tay đua người Mỹ tại MotoGP đã bắt đầu sự nghiệp của họ bằng Flat-track.
Related image
American Flat-track.
Dual-sport (Châu chấu, đa địa hình hay còn gọi là cào cào thương mại)
Loại mà các bạn hay gặp ngoài đường nhất là loại này đây, dual-sport hay đa địa hình đó, xe này cho phép bạn chạy 50% off-road và 50% on-road. Khá phù hợp cho phượt thủ, lúc ra quốc lộ lúc chạy vô rừng.
Điều mà khiến cho xe này phổ biến hơn, đó là giá thành thấp hơn các loại xe đua phía trên. Sau đó là đạt tiêu chuẩn khí thải, âm thanh, đầy đủ gương, đèn, còi...v.v... Quan trọng là cũng tiện dụng nữa.
Những yếu tố trên giúp cho việc nhập hải quan những chiếc xe này dễ hơn, hiện tại ở Việt Nam hãng duy nhất có thể nhập xe đua bán chuyên về là KTM.
Image result for dual sport
Yamaha XT250
Dakar Rally (Cào cào chúa, chạy địa hình dài, cực dài)
Loại này gần như các bạn chỉ thấy trên tivi, hoặc có thể trên tivi cũng ít.
Nghe đến cái tên Dakar chắc các bạn thường thấy đua 4 bánh hơn là 2 bánh.
Với những địa hình như cỏ, cát, bùn, đá hỗn hợp, một ngày của những vận động viên Rally sẽ phải chạy khoảng 900km, cỡ 500-600miles trong điều kiện off-road. Nghe đã thấy khá là "điên" rồi đó.
Image result for dakar rally motorcycle
KTM 450 Rally.
Giải đấu Dakar thật sự rất khắc nghiệt, họ có chia ra những phân khúc nghiệp dư và chuyên nghiệp.
Thì trong tổng số vận động viên đăng ký tham gia, nghiệp dư sẽ chiếm cỡ 80%.
Dakar Rally 2020 vừa rồi Paulo Gonçalves, một vận động viên 40 tuổi, đã hoạt động ngót nghét 20 năm trong các thể loại cào cào đã ra đi mãi mãi sau một cú va chạm. Mãi tưởng nhớ đến anh, Paulo.
Image result for Paulo Gonçalves
Paulo Gonçalves, 40

Bonus: dành cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn chút.

Nhiều người hay bị rối khi phân biệt giữa xe Enduro và xe Motorcross vì bề ngoài trông khá là giống nhau, nên mình viết thêm để các bạn có thể phân biệt cũng như lựa chọn xe cho mình.
Các loại cào cào đua trừ loại Dual-sport ra thì đều là xe tính giờ, nghĩa là các bạn sẽ đếm giờ như ngồi chơi ở ngoài quán net vậy.
Thay vì bảo dưỡng sau mỗi 10000km thì sẽ là bảo dưỡng sau một số giờ nhất định. 
Service (bảo dưỡng)
Và sự khác biệt của EnduroMotorcross đến từ chính số giờ sử dụng.
Xe Enduro vì được sử dụng với mục đích bền bỉ hơn, nên thời gian sử dụng cũng như khoảng thời gian cần bảo dưỡng sẽ kéo dài hơn xe Motorcross cỡ 40-50%. 
Image result for dirt bike manual service hour
Một ví dụ về bảo dưỡng theo giờ.

Transmission (bộ truyền động)
Sau đó là tới transmission (bộ truyền động), xe Enduro có wide-ratio transmission, nghĩa là những bánh răng với tỉ lệ cho phép xe có khoảng tốc độ lớn hơn Motorcross, đọc đến đây các bạn hiểu nôm na rằng xe Enduro sẽ chạy ở tốc độ cao ổn định hơn là Motorcross (chạy tốc độ cao rất gằn máy).
Nếu ai đã trải nghiệm thì xe Motorcross chạy tốc độ cao cảm giác như cục máy nó rung và kêu như sắp nổ vậy.

Related image
Transmission

Suspension (hệ thống giảm sóc)
Phuộc trước và sau của xe Enduro sẽ mềm hơn, và phản hồi lại nhanh hơn so với phuộc xe Motorcross, dựa trên điều kiện sử dụng.
Khi đua Enduro phải đối mặt với những cái vớt, hòn đá to cho đến những dải đá hộc, liên tục phải tiếp thụ những lực như vậy nên xe Enduro rất mềm mại, cảm giác chạy rất bồng bềnh êm ái.
Ngược lại, đua Motorcross vì "bay" nhiều nên cần hấp thụ lực cao hơn rất nhiều so với xe Enduro, suy ra phuộc của xe Motorcross thường rất cứng, chạy không đúng địa hình rất nhanh mỏi tay và hao sức. Và việc ôm cua trong track Motorcross cũng cần sự ổn định cao, nên việc phuộc cứng sẽ giúp ổn định hơn.
Bên cạnh đó, mềm và cứng mình mô tả ở trên chỉ phần nào cho các bạn hiểu qua về sự khác biệt giữa hệ thống giảm sóc.
Để đi sâu và chi tiết của mềm- cứng thì sẽ phải xét đến các yếu tố Compression, Rebound & Damping của phuộc. Cái này mình sẽ viết một bài riêng về Suspension (hệ thống giảm sóc)
Image result for Motocross suspension
Phuộc trước và sau của Ohlin.

Về tác giả:
Cá nhân mình đã trải nghiệm nhiều xe cào cào như XTZ125, XR150, CRF150L, KLX150, WR250F, WR250X, CRF250R...
Mình sẵn sàng tư vấn cho các bạn chọn xe theo mục đích sử dụng, tầm tiền.
Không ngại thì "hộp" ngay cho mình tại địa chỉ Facebook: https://www.facebook.com/duaxekiemtien
Cảm ơn các bạn đã đọc.