Sáng ngày 02/05, là ngày mà tôi kết thúc môn học đàn bầu của mình tại trường. Sau hai tháng lăn lộn với môn học ấy, trong đầu tôi có nhiều suy nghĩ khác lạ về trải nghiệm này.
Điều đầu tiên nhảy bật lên trong não dĩ nhiên là cái cảm giác một chút hãnh diện. Hãnh diện vì mình đang được học và chơi nhạc cụ âm nhạc Việt Nam, dành một chút sự quan tâm, thời gian và nỗ lực cho âm hạc dân tộc. Đồng thời, xen lẫn chút tự hào vì thay vì chỉ đơn giản là nghe thì mình đã có thể đánh được câu đàn bầu – một thứ mà từ trước tới giờ chưa làm được.
Thế nhưng tấm lòng hãnh diện và tự hào ấy chỉ tồn tại cho đến khi bắt đầu vào những tiết đầu tiên. Khởi đầu thì đơn giản lắm, chỉ là học cao độ (Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si), trường độ (Nốt tròn, nốt đen, nốt trắng,…). Dĩ nhiên, rõ ràng điều đó không có gì khó, chỉ đơn giản là học thuộc và nắm những cái cơ bản là hiểu. Điều khó khăn thực sự chính là thực hành mà ở đây khó khăn ấy là đánh đàn bầu.
Giai đoạn có lẽ đánh dấu giai đoạn chuyển sang "bất ổn" đến lúc này đã bắt đầu nhen nhóm. Đầu tiên trước hết là phải đánh được đàn bầu cây đàn bầu lên tiếng. Bắt đầu ở tay phải, cầm que đàn ở 3 ngón ở tay phải– cái, trỏ, giữa. Rồi gãy trên dây những điểm đàn (những điểm gãy lên được âm thanh). Do đàn bầu chỉ có 6 điểm đàn nên không có khả năng thể hiện hết tất cả các âm tiết. Vì vậy, để chơi đầy đủ tất cả âm tiết phải kết hợp linh động giữa giữa tay phải gãy các điểm, và tay trái điều khiển cần.
Nói về cái cần một tí, ở khả năng của tớ, nó chỉ có hai nhiệm vụ: (1) Đẩy ra hoặc đẩy vào để tạo ra đầy đủ các âm tiết (2) Luyến. Việc đẩy dây ra hay vào tác động đến độ căng của dây đàn, từ đó khiến âm thanh cao hơn hay thấp hơn, chẳng hạn điểm Son thì sẽ tạo ra La khi đẩy ra hoặc Fa khi đẩy vào. Luyến thì cũng thế, vẫn là đẩy cần ra hay vào, chỉ khác là chỉ đơn giản là đẩy thay vì phải vừa đẩy và phải gãy. Phần khó nhất của đàn bầu với mình chính là cái phần cần này.
Chính phần này, chính nó là thứ có thể dễ dàng với những người khác. Nhưng với mình, đấy là một thử thách, một sự đánh dấu cho quá trình "bất ổn", từ pass với điểm cao sang chỉ cần pass môn là được.
Nói về cây cần, điều làm nên cái thử thách ở chỗ đẩy phải vừa lực, và phải giữ cần chắc. Không đẩy đúng lực hay giữ không chắc sẽ làm cho nhạc không ra đúng nốt hoặc lệch nốt. Dĩ nhiên, bài nhạc sẽ chẳng có quái gì hay cả.
Dĩ nhiên bản thân mình không phải người sinh ra để chơi nhạc. Thế nên với mình, để chinh phục được đàn bầu là một việc khó, mà vì khó nên có lẽ mới thấy chơi được đàn là một cái thú vị. Cái thú nhất khi nhất khi đánh đàn bầu là đầu tiên nó có một dây nhưng một dây ấy lại tạo ra nhiều âm thanh, âm tiết khác nhau. Để đánh được các điểm đàn cũng không phải dễ, cần phải lên đánh sao cho khéo và như thầy mình bảo là phải đánh cho thật nhẹ song phải thật chắc. Đánh đàn mạnh quá thì âm ngân lên không phải tiếng đàn, mà là tiếng oánh nhau.
Đồng thời còn phải nắn nót để đẩy cần đàn ra sao cho đúng và chắc. Cái thú là phải canh sao cho chuẩn, khi canh quen rồi thì dĩ nhiên đánh sẽ đúng nốt và mang cái âm thanh tuyệt diệu. Mình thường dùng cái ứng dụng để đo lên dây. Thầy chỉ bảo dùng nó để lên dây thôi nhưng mà do học ngu nên phải dùng để canh luôn cả cái cần. Cứ đẩy cái cần sao cho đúng rồi tập giữ và đẩy sao cho đúng vị trí đó là được.
Học đàn còn là học cái âm vang của dân tộc bên trong tiếng đàn. Đàn bầu là một loại đàn đặc biệt, điều đặc biệt của đàn bầu thể hiện vì đàn bầu là một đặc trưng của dân tộc Việt Nam và chính dân tộc ta sáng tạo ra nó. Vì thế, có thể nói đàn bầu mang một tính đậm nét của văn hóa nước ta mà không lẫn sự ảnh hưởng của bất kì quốc gia nào khác.
Hai tháng, dĩ nhiên là ngắn. Dĩ nhiên, điều tồn tại sau hai tháng chỉ đơn giản là đàn bầu khó, và hành trình chinh phục phải thêm chút dư vị của thất bại. Tuy nhiên đủ để bản thân cảm nhận được đánh đàn bầu là nhưng thế nào và trải nghiệm đánh đàn bầu, cũng như khơi một chút trong bản thân cái máu “tài tử” của mình. Mặc dù cách học của tôi là học để pass và đánh thì cũng chả hay.