Chiến tranh không phải là một thứ có thể đoán được xem khi nào sẽ diễn ra, ở đâu, bao lâu... một cách chính xác. Nhưng cũng như dự báo thời tiết vậy, ta nghi ngờ nó nhưng cũng không thể xem nhẹ mà khiến cục đá trên trời rơi trúng đầu được. Hãy cùng bàn luận xem người hàng xóm bụng bự của chúng ta sẽ hạnh họe với quốc gia láng giềng nào xung quanh (trong tương lai gần).

Kết quả hình ảnh cho china

Philippine
Vâng, quân đội nước này thật là một trò cười nếu đem ra chiến đấu với quân đội Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng hàng năm là xấp xỉ Việt Nam (~3-3.5 bil USD) và lực lượng có gần 180000 quân chính quy. Nếu tính ra mà nói thì quân đội nước này không có một chiếc xe tăng hoàn chỉnh, không sao, họ là quốc đảo mà. Với lực lượng 119 tàu chiến và trong đó 1/3 là tàu... tuần tra, chỉ có 2 chiếc xứng đáng được gọi là chiến hạm, và đây là 1 trong 2 cái đó.
Kết quả hình ảnh cho Sierra Madre marine


Tàu chiến Sierra Madre  từ thời Chiến tranh thế giới 2 từng được Philippines triển khai ở Biển Đông. Ảnh: Phil Star.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải tổ quân đội, nhưng có lẽ Philippine sẽ không làm được gì nhiều trước hải quân Trung Quốc.
Nhưng tạm gác lại vấn đề quân sự, theo quan điểm người viết, có lẽ Trung Quốc sẽ không lâm chiến với quốc đảo này (có lẽ người Trung Hoa có lòng trắc ẩn). Dù Philippine đã từng rất quyết liệt với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, nhưng giờ đây, chính phủ của họ có lẽ đã chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc và trở thành một chư hầu không chính thức của đại lục. Philippine đã chấm dứt liên minh với Mỹ vào cuối tháng 10 năm 2016 và hồi tháng 1 mới đây họ cũng dừng mua vũ khí Mỹ thay vào bằng hàng của Nga, Hàn và Israel. Đồng thời có vẻ họ cũng đã "nhắm mắt" chấp thuận việc Trung Quốc chiếm một ít phần đảo cực bắc của họ. Có lẽ, nguy cơ Trung Quốc gây chiến với nước này là không cao.

Lào, Campuchia
Trong lịch sử, Lào đã từng thần phục cả triều đại nhà Nguyễn lẫn triều đại nhà Thanh. Có lẽ nếu trong tương lai Trung Quốc "to tiếng" ngoài ngõ thì Lào cũng sẽ chỉ khóa cửa chặt trong nhà nhìn ra mà thôi. Thực tế, việc chiếm đánh một quốc gia không nằm trên con đường thương mại trên biển, dân số 2.5 triệu và tài nguyên không có gì nổi bật hơn là gỗ và voi có thể nói là không có gì khó khăn với Trung Quốc, nhưng họ cũng không cần tốn sức làm thế. Có lẽ nếu chiến tranh xảy ra, Lào sẽ không chống cự được lâu trước khi quốc tế can thiệp và Trung Quốc cũng có ít lý do làm thế.
Với Campuchia, nước này vẫn có quan hệ sau lưng với Trung Quốc dù trước mặt vẫn thân thiện với Việt Nam. Sức mạnh quân sự của Campuchia và tài nguyên, kinh tế nước này cũng cùng quy mô với Lào. Trong lịch sử, người Camphuchia không coi Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm mà là Đại Việt. Có lẽ đến giờ họ vẫn cay cú vì bị mất đường tiến ra biển đông chăng? Dù thế nào, Trung Quốc cũng sẽ không tiến hành chiến tranh với nước này mà cố gắng lôi kéo Campuchia làm đồng minh. Không tin ư? Bạn đọc lại xung đột Việt-Cam xem.

Đảo Đài Loan
Trung Quốc đến bây giờ vẫn đang coi Đài Loan là một tỉnh đang trong trạng thái "chờ sáp nhập" vào đại lục. Chính phủ Đài Loan dù vẫn rất cứng rắn với Trung Quốc nhưng họ cũng không làm được gì nhiều hơn là liên minh với Mỹ, tự trang bị vũ khí phòng thủ bờ biển, và... khẩu chiến. Dù Đài Loan đã, đang có tham vọng chiếm lại đại lục (thật nhé, ghi trong hiến pháp hẳn hoi) nhưng họ đang phải dựa vào hạm đội của Mỹ lởn vởn trong khu vực mà hăm dọa (hay nói như họ là "tự vệ") lại Trung Quốc. Mặc dù người viết đánh giá cao quân đội nước này nhưng việc họ đứng trên một hòn đảo thì người Trung Quốc cũng sẽ chấp nhận nhắm mắt nhắm mũi mà thống nhất hòn đảo cứng đầu này.
Có lẽ, một cuộc chiến giữa 2 quốc gia, 1 dân tộc này sẽ rất đẫm máu, nhưng sẽ chỉ xảy ra khi Trung Quốc vượt mặt Mỹ làm siêu cường thế giới.

Mông Cổ
Quốc gia này thật xấu số khi bị kẹp giữa 2 siêu cường. Và đáng buồn hơn nữa là nếu bạn có tra "quân đội Mông Cổ" thì bạn sẽ nhận đa số kết quả là quân đội của họ thời mà họ tung hoành trên vó ngựa cơ. Nhưng giờ ai lấy ngựa ra đấu với ICBM chứ?
Với 3 triệu người và 1 triệu sống ở thủ đô, còn lại là du mục trên 95% đồi núi cằn cỗi của quốc gia này. Có lẽ nếu một cuộc chiến xảy ra, khó khăn với người Trung Quốc là làm sao đưa quân vượt qua núi để bình định nước này. Bất kì cuộc tấn công tên lửa quy mô nào cũng có thể khiến Mông Cổ chỉ còn cách giơ cờ trắng. Thật đáng buồn cho một quốc gia từng cai trị Trung Quốc. Và họ có lẽ cũng biết được điều đó, tin vui là họ giữ được quan hệ khá tốt với cả 2 cường quốc.

Nga
Dù hai nước này cùng ngứa mắt với Mỹ nhưng không phải là họ không có bất đồng. Vả lại, việc siêu cường quân sự số 3 thế giới đấu với siêu cường số 2 thế giới cũng là một giả thiết thật thú vị như siêu cường số 1 đấu với siêu cường số 2 vậy.
Có thể nói quan hệ giữa 2 quốc gia này đang là khá tốt. Họ là cặp bài trùng phủ quyết các ý kiến của Mỹ ở LHQ. Nga và Trung Quốc cũng vươn tay ở vùng Trung Á, Tây Á và Châu Phi để tăng ảnh hưởng của mình. Bất đồng của họ chỉ nằm ở vấn đề Mông Cổ và vài hòn đảo nhỏ ở biển Hoa Đông. Nhưng có lẽ nó chưa lớn lắm đủ để khiến họ bận tâm.
Có lẽ, nếu họ đánh nhau thì Moscow sẽ gặp khó khi phải chuyển quân từ tây sang đông. Và họ có thể đánh nhau sau khi đã hạ bệ được phương Tây cái đã.

Bắc Triều Tiên/Hàn Quốc
Triều Tiên đã chấp nhận phụ thuộc vào Trung Quốc từ lâu vì nếu không có Trung Quốc họ đã không có tên trên bản đồ ngày nay rồi. Dù nồng ấm là vậy nhưng không phải là quan hệ của họ không có trắc trở. Gần đây, Triều Tiên đã có nhiều lần "bất tuân" Trung Quốc khi không chịu ngồi vào bàn đàm phán về quả hạnh nhân của họ, cũng như Trung Quốc cũng đã nể mặt phương Tây mà ký trừng phạt Triều Tiên vậy. Họ đã dần dần nhận ra dù thế nào thì lợi ích dân tộc là trên hết và đã bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm "câu giờ" với cả Trung và Mỹ. Dù thế nào, họ vẫn đành phải chấp nhận tuân phục Trung Quốc. Và Trung Quốc có lẽ cũng không dám động đến họ, vì họ có đến 5 triệu quân và một quả bom H thực sự. Tuy nhiên biết đâu đấy, nếu một đứa con quá ngỗ ngược thì người mẹ cũng phải dùng đến roi vọt.
Ngược lại, Hàn Quốc thì Trung Quốc vẫn phản đối "cho có lệ" vì cả 2 quốc gia này đang phụ thuộc nhau rất nhiều về mặt thương mại. Và dù Hàn Quốc có đặt THAAD thì người Trung Quốc tự tin rằng mình dàn xếp được việc này với Mỹ. Người Triều Tiên trong tiềm thức vẫn nhận ra rằng họ vẫn là 1 dân tộc trên 2 bán đảo. Chính phủ của Hàn Quốc hiện nay vẫn đang tránh chiến tranh nên một cuộc chiến trong tương lai gần là khó xảy ra. Tình hình bán đảo này phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ và Trung Quốc.

Nhật Bản
Cựu thù từ 1000 năm nay. Người Trung Quốc vẫn nung nấu ý định trả thù cho "thế kỷ tủi nhục" mà họ đã trải qua dưới thời Đế quốc Nhật. Và họ đã làm được phần nào khi đánh bại Nhật vươn lên làm cường quốc số 2 thế giới. Nhưng như vậy là chưa đủ, tranh chấp đảo đặc biệt là đảo Điếu Ngư vẫn đang rất gay gắt. Người Nhật có lẽ cũng cảm thấy mối nguy nên họ đã cố gắng sửa hiến pháp để thành lập quân đội của họ đúng nghĩa. Và điều này khiến người Trung Quốc ngứa mắt. Dù họ vẫn được Mỹ bảo trợ nhưng dường như họ cảm thấy điều đó là chưa đủ.
Chủ nghĩa võ sĩ đạo đã yếu đi ở Nhật trong gần thế kỷ qua. Tuy nhiên họ vẫn sẽ không quên sự nguy hiểm của người hàng xóm to lớn kia. Nguy cơ xảy ra chiến tranh là khá cao nếu một ngày nào đó Mỹ "thả cửa" cho họ.

Ấn Độ
Quốc gia đông dân thứ 2 này còn nhiều vấn đề để đối phó hơn là Trung Quốc. Nhưng đối thủ chính của họ là Pakistan lại là đồng minh của Trung Quốc. Các cuộc xung đột dọc theo đường biên giới vẫn chưa thật sự chấm dứt và cả 2 đang tranh chấp mái nhà thế giới cùng một quốc gia bé bé là Nepal. Họ đáng gờm như nhau hứa hẹn một cuộc chiến thật nảy lửa. Nhưng có lẽ họ sẽ đánh nhau trên bộ chứ không phải trên biển.
Dù thế nào, cuộc xung đột giữa họ nếu có xảy ra (xác suất thấp) cũng sẽ không lớn lắm và chỉ dừng ở mức tranh chấp biên giới chứ không đến mức chiến tranh tổng lực được. Và thế giới thì mong cho 2 quốc gia này tiêu diệt lẫn nhau để giảm dân số đi được 2.5 tỷ người.
Mỹ
Kết quả hình ảnh cho china vs america

Về mặt kỹ thuật mà nói, hiện nay Trung Quốc đang có một cuộc chiến tranh về mặt thương mại với Mỹ. Và tuy Mỹ không phải là láng giềng với Trung Quốc (mặc dù lục địa Bắc Mĩ đang có dấu hiệu tiến lại gần mảng Á-Âu với tốc độ 2cm/năm), nhưng cuộc chiến giữa 2 quốc gia gắn bó chặt chẽ về nền kinh tế này rất đáng được viết đến ở đây.
Mối quan hệ Mỹ-Trung từ xưa đến nay có thể tóm gọn trong 3 chữ: "lợi ích chung" và cái chữ "chung" nó cũng biến đổi như quan hệ 2 nước này vậy. Khi Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam bùng nổ, họ ngoảnh mặt với nhau vì lợi ích chung của mỗi cực thế giới khi đó. Khi Chiến tranh lạnh sắp đi đến hồi kết, họ bắt tay nhau cùng hạ bệ Liên Xô vì lợi ích chung của họ. Và giờ khi người Mỹ nhận thấy người Trung Quốc nhúng tay quá nhiều vào cái hộp họ dùng selfie mỗi ngày, họ đang quay lưng với nhau cho lợi ích chung của người dân họ.
Sau chiến tranh thương mại là gì? Năm 1930 Mỹ đã ban hành đạo luật Smoot-Hawley Tariff Act (1930), đánh thuế với hơn 20.000 hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ (hầu hết là hàng hóa không do Mỹ sản xuất ra). Và thật trùng hợp. Tiếp đến là một cuộc đại phá giá tiền tệ ở Anh, Pháp (1936), Mỹ (1933), trùng với khoảng thời gian xảy ra siêu lạm phát ở Đức. Cuối cùng là chiến tranh xâm lược của Đức tại Ba Lan năm 1939. Cuộc chiến thương mại hiện nay tuy có điểm giống, nhưng sẽ có nhiều khác biệt.
Trung Quốc và Mỹ dắt tay nhau vào cuộc chiến này không chỉ vì túi tiền của họ mà còn vì họ muốn khẳng định ai là bá chủ toàn cầu. Nước Mỹ sẽ không đứng yên khi có ai đó thách thức ngai vàng của họ. Tuy các cuộc đàm phán thương mại đang được tiến hành, nhưng ai dám chắc ở đó không có dính dáng các cuộc mặc cả chính trị. D.Trump là một tay buôn khét tiếng, chắc chắn ông sẽ không ra về với một thỏa thuận gây lỗ cho Mỹ (nếu xét đến trường hợp ông nắm quyền 4 năm nữa). Còn các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ không muốn làm kẻ nhún nhường. Cũng nên nhắc lại, hiện người nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ nhiều nhất là Trung Quốc.
Mối quan hệ vì "lợi ích chung" giữa hai nước này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc ai sẽ làm chủ Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới. Nếu là một chính phủ bồ câu hơn, có lẽ họ sẽ kết thúc cuộc chiến này trong khoảng đâu đó thập niên 20. Còn nếu Mỹ vẫn được lãnh đạo bởi một tay buôn cự phách, cuộc chiến này sẽ còn dùng dằng, dẫn đến một cuộc xung đột thực sự về chính trị, chi phối các vấn đề toàn cầu hiện nay. Nguy cơ chiến tranh là rất khó lường, có lẽ nó không giống những gì đã diễn ra ở thế kỷ 20, nhưng Mark Twain đã từng nói: “Lịch sử không lặp lại chính nó, nhưng giai điệu của nó thì có” (History doesn't repeat itself, but it often rhymes).

Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam đã có hơn 3000 năm lịch sử không sạch sẽ cho lắm. 95% các cuộc chiến tranh liên quan đến VN là đối với Trung Quốc và cứ 97 năm người VN lại đứng lên đánh nhau với người láng giềng một lần.
Mặc dù hiện nay chưa có sự đe dọa nào thực sự dẫn đến chiến tranh, nhưng người Trung Quốc vẫn sẽ không từ chối nếu có được một mảnh đất làm sân sau. Có thể nói Việt Nam và Trung Quốc như Ba Lan và Nga vậy. Mối quan tâm của Trung Quốc hiện nay là giữ làm sao cho VN nằm trong tầm kiểm soát của họ. Lần đụng độ lớn gần nhất họ đã đánh chìm 3 tàu chiến của VN với 70 thủy thủ, và từ đó VN đã nỗ lực hiện đại hóa không quân, hải quân của mình đồng thời ngấm ngầm liên kết với Nga, Ấn, Mỹ. Điều Trung Quốc lo sợ nhất cũng như dẫn đến xung đột trực tiếp nhất là một ngày nào đó họ không bảo ban được thằng hàng xóm ngỗ ngược. Tất nhiên, VN cũng hiểu điều đó nên họ đang cố gắng gia cố cho ổ khóa của nhà mình thật chắc, đồng thời cũng đặt chuông báo động để kêu cứu làng xóm nếu nhà họ bị bẻ khóa.
Cũng nên nhắc lại rằng, bất kì cuộc chiến tranh cỡ nhỏ nào cũng sẽ đè bẹp tất cả những gì cả 2 bên dày công xây dựng. Chiến sự 1979 đã làm Đặng Tiểu Bình bị chậm mất 2 kế hoạch 5 năm. Và cuộc xung đột biên giới Lào-Thái Lan cũng đã tiêu tốn gần hết kho đạn pháo cho súng cối của Thái Lan trong ba tháng chiến sự. Người viết không nghĩ là cuộc chiến tiếp theo sẽ tốn đạn ít hơn thế.
VN sẽ không ngu ngốc thách thức Trung Quốc, Trung Quốc cũng sẽ không ngu ngốc lâm vào một cuộc chiến với VN, họ sẽ gây ảnh hưởng với VN để chứng minh họ không ngu ngốc. 
...và cả Trung Quốc nữa
Đức Phật đã dạy rằng: "kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình". Lịch sử đã dạy rằng đế chế La Mã đã sụp đổ vì các ông vua cứ đâm nhau liên tục.
Hiện tại có thể nói rằng nguy cơ nội chiến ở Trung Quốc là có, nhưng chưa đáng báo động. Trung Quốc vẫn là quốc gia lão luyện nhất trong việc quản lý hơn 1 tỉ dân. Và với việc họ ra mắt hệ thống nhận diện khuôn mặt dân chúng khiến cả thế giới vừa kinh ngạc vừa run sợ. Trung Quốc đã không có được ngày hôm nay nếu họ không tập hợp dân tộc Hán quy tụ dưới 1 lãnh đạo. Họ đã làm được dù điều đó có khiến người dân không biết Google, Youtube, Gmail là gì. Mặc dù có một số vết nhơ trong lịch sử (đừng dại dột mà hỏi người Trung Quốc về "việc gì đã xảy ra ở Thiên An Môn năm 89?" hay "tại sao các bạn giết chim sẻ?"), nhưng  với việc dân tộc Hán chiếm số đông cùng một bộ máy cai trị có hiệu quả (ít nhất là đến bây giờ), thì nội chiến là khó, dù thỉnh thoảng mấy tay ở khu Tân Cương vẫn hay to mồm tí, hoặc các nhà sư ở Tây Tạng than rằng họ muốn có nhà nước riêng để vinh danh đức Phật.
Trung Quốc hiện nay vẫn đang đối mặt với các nguy cơ có khả năng khiến dân chúng nghi ngờ vào nhà cầm quyền. Đã qua rồi cái thời họ sử dụng nhân công giá rẻ, và hậu quả phát triển vô tội vạ là không khí ở Bắc Kinh đã không thể hít thở bằng mũi bình thường được nữa. Đồng thời vấn đề kinh tế hiện nay cho thấy họ đang đi sau Mỹ trong cuộc chiến thương mại 1, 2 bước... sẽ là những mối đe dọa thực sự cho chính người Trung Quốc.
Lời kết
Nhân loại hiện nay không giống như 100 năm trước nữa. Chúng ta đã học cách yêu thương, chung sống với kẻ thù của mình. Chiến tranh là điều không ai muốn, nhưng cũng không thể tránh khỏi. Biết được nguy cơ và hiểm họa mà mình sắp phải đối mặt là một cách hữu hiệu để tránh một cuộc chiến tương tàn.