Phần lớn chúng ta đều hiểu rằng bối cảnh là cái không thể tách rời khi muốn hiểu bản chất của sự vật. Khi chúng ta nhìn một khoảnh khắc để tung hê, đọc một câu văn rồi trích dẫn, nghe một lời nói để suy tư...  rồi sau đó đánh giá và kết luận sự vật thì phản khoa học như mô tả một cái búa mà không nói rằng nó được dùng để đóng đinh. Tuy nhiên chúng ta vẫn thường làm như vậy, bởi vì chúng ta không biết hoặc sợ hãi cái bối cảnh đằng sau đó.

Link ảnh để câu upvote là chính
Những câu chuyện chúng ta nghe hằng ngày, nó chỉ là khoảng khắc nhỏ trong một toàn thể rộng lớn. Những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ... đều bị chi phối bởi những cái to lớn khổng lồ. Bằng chứng của điều này? Đó là hầu hết chúng ta đều không biết đến những cái to lớn này, và vì thể, tưởng rằng, chúng ta biết đã rõ vấn đề, đã có khả năng để phân tích, và tệ hại hơn, đủ sự kiêu ngạo để kết luận.
Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện.
“I wasn’t eleven years old when I rebelled for the first time in my life. I didn’t want to be a clerk. I was told loads of flattering words about this job. They used my father’s job as an illustration.
But all of these efforts resulted in the opposite of what they were intended. Suddenly, out of the blue, I found my true vocation. I would be a painter, an artist. My talent at painting would be undisputed.”
                                                              My struggle
Tháng 10 năm 1907. Học viện mỹ thuật Vienna từ chối một ứng cử viên. Lý do: Không đủ khả năng.
Tháng 10 năm 1908. Vẫn người đó. Vẫn lí do cũ.
Nhiều bạn sẽ biết người tôi đề cập đến là ai. Đó là Adolf Hitler. Nếu đỗ vào học viện mỹ thuật Vienna. Hitler sẽ trở thành họa sĩ. Một người trầm lặng, kín đáo, có thể hơi bất mãn nhưng không quá bất mãn. Có thể hơi nổi tiếng, nhưng không quá nổi tiếng. Không quá nổi tiếng như bây giờ.
Hitler đã quyết định con đường của bản thân ở tuổi 11, đó là trở thành họa sĩ. Cha ông đã ngăn cản ông. Thầy giáo ông đã không tin tưởng ông. Nhưng Hitler đã kiên trì theo đuổi. Ông rời quê hương, đến Vienna, làm họa sĩ đường phố, vẽ tranh dạo và bưu thiếp sống qua ngày. Ông ngủ dưới gầm cầu, và ngày ngày đi qua học viện mỹ thuật Vienna.
Và học viện mỹ thuật Vienna đã từ chối ông. Đến hai lần. Nhưng đó vẫn chưa phải điều tệ nhất.
Điều tệ nhất là trong khoảng thời gian bươn trải khốn cùng đó, người mẹ rất mực gần gũi với Hitler qua đời vì bạo bệnh. Hãy tưởng tượng ở tuổi 20, Hitler không cha không mẹ, sống lang thang bần hàn ở Vienna, cố gắng vươn tới một tâm hồn nghệ sĩ tự do, và sự cố gắng đó bị từ chối đến 2 lần. Nếu có giải thưởng dành cho loser tiêu biểu của thời đại, tôi xin đề cử Hitler.
Bỏ qua thuyết âm mưu ở giai đoạn này, chúng ta sẽ chuyển đến phần tiếp theo, vốn là một phần dễ thấy hơn của lịch sử. Hitler tham gia Thế chiến 1. Được huy chương vì lòng dũng cảm "phi thường" của bản thân. Tham gia chính trị. Buôn bán niềm tin. Và trở thành lịch sử.

Hitler 
Với những người nghiên cứu lịch sử, họ luôn tự hỏi rằng Hitler tạo ra lịch sử hay lịch sử tạo ra Hitler. Liệu con người quyết định hoàn cảnh hay hoàn cảnh điều khiển con người? Tuy nhiên những nhà sử học đã khôn ngoan để không trả lời câu hỏi này. Đây là câu hỏi của triết học. Một câu hỏi dẫn ra nghìn câu hỏi. Không phải ai cũng để kiên nhẫn và rảnh rỗi để trả lời.
Ở đâu đó, sẽ có một cuộc tranh luận (vui) rằng Hitler là người như nào. Phần đông cho rằng Hitler là người xấu. Nhưng sẽ có người bảo rằng,cuối cùng Hitler là người tốt, bởi vì ông bắn vào đầu mình, tức là bắn vào đầu một kẻ xấu. Mà bắn vào đầu kể xấu, chính là người tốt,có phải vậy không?
Ở đâu đó, Hitler đang ngồi vẽ tranh và không quan tâm đến việc mình là ai trong mắt thiên hạ. Một phòng tranh của Vienna? Một tòa nhà của đệ tam đế chế? Lúc ông 20, lúc ông 70? 
Ở đâu đó, lúc nào đó, chúng ta không bao giờ biết được. Chúng ta nhỏ bé trong chính những suy tưởng của chúng ta.Chúng ta vẫn chỉ là những con người.
Tôi có một câu chuyện nữa muốn kể cho các bạn.
Đó là câu chuyện về Alan Turing, cha đẻ của máy tính hiện đại. Người giúp phần giải mã Enima, thiết bị mã hóa của quân đội Đức Quốc Xã. Người đã góp một tay vào việc đập tan đế chế của người đàn ông ở câu chuyện đầu tiên, và góp một tay khác vào việc xây dựng nên một xã hội tiện nghi như bây giờ. Tuy nhiên điều tôi muốn kể cho các bạn là một câu chuyện khác của ông, một câu chuyện về thời thơ ấu của ông.
Alan Turing gặp Christopher Morcom vào năm 1928 khi đang học trung học. Tình cảm của 2 người dần lên trên mức bạn bè. Họ học toán, khoa học và bài tập ngôn ngữ cùng nhau. Đi dạo cùng nhau.  Nắm tay nhau. Có lẽ là họ yêu nhau.
Năm 1930, Christopher Morcom mất vì bạo bệnh.
Năm 1931, Alan Turing vào học tại Cambride, chuyên ngành Toán.
Năm 1932, trong một chuyến thăm gia đình Morcom, Alan Turing đã viết ra một báo cáo thể hiện niềm tin vào cái gọi là "linh hồn", vốn tồn tại song song và bất diệt với cái chết. Ông lao vào học vật lý lượng tử, bởi vì vật lý lượng tử chỉ ra rằng, khi một cái này biến mất thì một cái khác sẽ xuất hiện "ở đâu đó". Ông muốn tìm ra cái "ở đâu đó".
Nhiều bạn sẽ biết Alan Turing là gay. Ông dành những cảm xúc lớn lao cho người cùng giới và dành công sức cũng như thời gian cho máy móc. Nhiều bạn sẽ biết về Turing Test vốn được nhắc nhiều trong thời đại AI. Nhiều bạn cũng sẽ biết về việc ông bị xã hội kì thị và lên án, việc ông bị giam lỏng và ép buộc phải điều trị hóa chất, việc ông tự sát ở vào năm 1954, khi chỉ mới 41. Nhưng có lẽ nhiều bạn không biết rằng những nỗ lực cuối cùng của ông là hoàn thiện khả năng "ngẫu nhiên" của máy tính. Ông muốn thổi hồn cho cái máy, làm cho máy tính thực sự sống chứ không phải là những mã 1, 0 vô hồn. Trong một bức thư gửi mẹ, ông đã vui mà kể rằng ông đã gần tiến đến đó. Một thời gian sau bức thư đó, ông tự sát.

The last machine
Với tất cả sự hồ nghi và tưởng tượng, tôi nghĩ rằng cái máy cuối cùng của Turing tên là Christopher.
Một câu chuyện cá nhân
Tôi tin rằng, chúng ta tưởng tượng và hi vọng là để vui vẻ. Đôi khi sự thật không hoàn toàn như thế, nhưng chúng ta tưởng tượng và hi vọng, vì đó là cách chúng ta muốn ghi nhớ về, để vui. Khi chúng ta vui, chúng ta sẵn lòng đi tiếp. Cuộc sống muốn chúng ta đi tiếp, và vì thế, cho chúng ta trí tưởng tượng.
Hồi bé, vì nhiều lý do, mà bây giờ kể lại thì dài, tôi trốn được trong những trang sách hoặc game nhiều ngày để thoát khỏi đời thực. Một thế giới tưởng tượng để sống trong, để vui, để bình yên. 
Có người hỏi tôi vì sao tôi lại sống quá nhiều trong đầu vậy? Tại sao lại nghĩ nhiều? Để vui rồi để buồn? Sao không sống, sống thật sự ấy? Chấp nhận và an lành ấy, có được không?
Tôi không trả lời được. Rồi thế giới bẻ đôi, người lại xa người. Tôi tiếp tục sống và phiêu lưu trong những câu chuyện của bản thân. Tôi nhận ra rằng, tôi yêu những mộng tưởng của bản thân, một cách quá đà, bất chấp và đầy hồn nhiên. Một sự hồn nhiên đầy kịch tính. Như truyện. Như phim. Và cũng như truyện, như phim, mọi thứ thường không diễn ra theo ý nhân vật chính.
Tôi đi gặp vài người. Trong bộ dạng lịch sự, chỉnh chu và có thể tự tin nói, đẹp trai. Tôi sẽ im lặng lắng nghe, bởi vì khi im lặng lắng nghe, tôi sẽ ra dáng một thằng tử tế đàng hoàng. Im lặng lắng nghe, tức là chưa mở mồm xí xáo, tức là chưa vui quá, hoặc là chưa buồn quá. Im lặng lắng nghe, tức là đang có trách nhiệm với câu chuyện của người. Lúc đó tôi đang tập sự làm người lớn.
Tuy nhiên có một phần nào đó trong tôi, cái phần đầy tinh nghệ và rất triết lý, cái phần mà IQ 142 và thích phét lác ấy, nó gào thét một câu hỏi muôn đời, rằng tại sao tôi đang ở đây.
Tuy nhiên có một phần nào đó trong tôi, cái phần shin shit và hơi quá thấu-cảm ấy, nó cứ đơ như cục bơ và không biết phải nói gì. Nó im thim thít. Nếu nó mà cậy đc mồm tôi ra thì có lẽ câu đầu tiên chắc là:
Đm bạn đừng nói nữa câu chuyện của bạn làm tôi buồn chết mẹ. Bạn mà kể hết pho sử thi thì chắc tôi đổ sụp xuống mất. Tôi mà đổ sụp xuống thì đéo vui đâu, tôi sẽ rất dông dài mà kể bạn chuyện này chuyện nọ, rồi bạn sẽ lại đổ sụp vào tôi. Rồi mọi thứ đổ sụp vào nhau. Cả tôi và bạn có lẽ sẽ không còn lịch sử, chỉnh chu, và tự tin với nhau nữa. Nên vì những sự gì đó mà tôi cũng đéo biết, hãy im đi.
Tất nhiên là tôi không nói. Tôi đang tỏ ra sâu sắc lắng nghe. Thỉnh thoảng phải trích dẫn từ Keynes, Nietzsche hay Kenh14 để tăng độ bóng bẩy cho bản thân. Tuy nhiên điều nực cười là, khi càng cười nói vui tươi hay sâu sắc bày tỏ, tôi càng nhận ra có một cái gì đó đang ngoi ngót lớn dần. Một cái gì đó im lặng trong lòng, nhưng nó buồn, và vì thế, nó cũng hơi-đáng-sợ.
Khi chia sẻ với người khác, tôi hay nói rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Những cái ta không may chỉ là khoảng khắc, và ta có cả tương lai phía trước để tốt đẹp. Thật lòng khi nói những câu này là tôi hoang mang tận cùng rồi, tôi không còn câu chuyện nào để an ủi các bạn, và tôi cũng như bạn, mong manh trong những cái "phía trước" và bất lực trong những mong mỏi "tốt đẹp". Tôi nhận ra rằng một lúc nào đó chúng ta đều cô đơn trong những cái mong mỏi của bản thân. Cô đơn với chính ước thế giới mộng tưởng của bản thân. Và chúng ta đổ sụp xuống. 
Khi bạn đổ sụp xuống, hãy đứng lên, và đi giúp mọi người. Đừng chờ ở đâu đó, đừng chờ lúc nào đó, đừng chờ ai đó.
Hãy đứng lên và đi giúp mọi người.

When you feel down, just get up. And help another.

Hãy kiên cường để trở nên tốt đẹp, trở thành những câu chuyện dài hơn, rộng hơn, và đẹp hơn.

Mother Mary with the Holy Child Jesus Christ in 1913 by Adolf Hitler