Kris Nguyen on Behance
(2021) Đọc Hồi ký Trần Trọng Kim 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 193 quyển

Học giả Trần Trọng Kim

Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những ngƣời ái quốc trong nƣớc ? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều ngƣời lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phƣơng diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nƣớc nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nƣớc nhà chóng đƣợc giải phóng. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy tôi phải nén mình ngồi yên. Song mình muốn ngồi yên mà ngƣời ta không để cho yên. Hết ngƣời này đến nói chuyện lập hội này, ngƣời khác đến nói chuyện lập đảng nọ. Ðảng với hội gì mà tinh thần không có, sự tổ chức chẳng đâu ra đâu thì càng nhiều đảng và hội bao nhiêu lại càng thêm rối việc bấy nhiêu, chứ có ích gì ? Bởi vậy đối với ai, tôi cũng lấy lòng ngay thẳng mà đáp lại, nhƣng không đồng ý với ai cả.
Vua Bảo Ðại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.  Ngài nói:  - Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải  tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập  cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính  phủ để lo việc nước.
Có một điều nên nói cho rõ, là trong khi tôi chọn người lập chính phủ lúc ấy, người Nhật Bản không  bao giờ hỏi tôi chọn người này người kia. Tôi được hoàn toàn tự chủ tìm lấy người mà làm việc. Và tôi  đã định từ trước rằng nếu người Nhật can thiệp vào việc trong nước thì tôi thôi ngay, không làm nữa.
Chừng mười giờ sáng ngày 17 tháng tư năm 1945, tôi đem danh sách ấy vào trình vua Bảo Ðại. Vào  đến nơi, tôi thấy ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật, đã ngồi đó rồi. Ông thấy tôi vào liền hỏi: Cụ đã  lập thành chính phủ rồi à?. Tôi nói: Vâng, hôm nay tôi đem danh sách các bộ trưởng vào tâu trình  hoàng thượng để ngài chuẩn y.  
Tôi đệ trình vua Bảo Ðại, ngài xem xong phán rằng: Ðược. Khi ấy ông Yokohama nói: Xin cho tôi  xem là những ai. Ông xem rồi, trả lại tôi và nói: Tôi chúc mừng cụ đã chọn được người rất đứng đắn.  Sự thực là thế, chứ không như người ta đã tưởng tượng là người Nhật Bản bắt tôi phải dùng những  người của họ đã định trước.
Nói về chương trình chính trị của chính phủ lúc ấy, chúng tôi đã có chương trình dự định trước. Theo ý  tôi, bất cứ trong một chính thể nào, việc của chính phủ là phải lấy sự dân sinh làm trọng, nghĩa là phải  làm cho dân an cư lạc nghiệp, rồi tìm cách giáo hóa nâng cao trình độ dân chúng về đường tinh thần và  đường vật chất cho hợp thời để tiến thủ với các dân tộc khác, mà vẫn giữ được đặc tính của mình. Song  trong tình thế của nước Việt Nam mới bước đầu đi vào con đường tự chủ, có nhiều sự cản trở khó  khăn, chúng tôi phải lo làm những việc cần kíp có thể làm ngay được, như việc tiếp tế đã nói ở trên,  việc mời các chính khách còn phiêu lưu nước ngoài trở về nước, và xóa bỏ những hình ảnh bất công đểnhững người ái quốc còn đang bị giam cầm trong các lao ngục có thể tùy tài ra tham dự việc kiến thiết  quốc gia. Chúng tôi lại muốn gây nuôi lòng hy sinh vì nước mà dựng đài kỷ niệm ở các nơi đô thị lớn  để ghi những sự nghiệp của các bậc anh hùng chí sĩ đã quên mình vì nòi giống, vì tổ quốc trong  khoảng bảy tám mươi năm vừa qua.
Nước Việt Nam đã là một nước tự chủ thì phải có quốc kỳ và quốc ca. Bài quốc ca thì từ trước vẫn  dùng bài Ðăng Ðàn là bài ca rất cổ, mà âm điệu nghe nghiêm trang. Chúng tôi nghĩ: trước khi có bài  nào hay hơn và có nghĩa lý hơn thì hãy cứ dùng bài ấy.  Còn lá quốc kỳ, mỗi người bàn một cách, chúng tôi định đem hỏi mọi người trong nước và ai có ý kiến  gì, thì vẽ kiểu gửi về. Có kiểu lá cờ vàng có quẻ ly ở giữa là có ý nghĩa hơn cả. Chúng tôi định lấy kiểu  ấy làm quốc kỳ.
Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc Sử Diễn Ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh  quân Tàu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng Ðầu voi phất ngọn cờ vàng. Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ý cách mệnh của tổ quốc, lấy dấu hiệu quẻ ly là vì trong lối chữ tối cổ của ta có tám  chữ viết bằng vạch liền (dương) và những vạch đứt (âm) để chỉ tám quẻ, chỉ bốn phương chính và bốn  phương bàng, nói ở trong kinh dịch, mà quẻ ly chủ phương nam. Chữ LY còn có nghĩa là lửa, là văn  minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương.  Lấy sắc vàng là hợp với lịch sử, lấy quẻ ly là hợp với vị trí nước nhà lại có nghĩa chỉ một nước văn  hiến như ta thường tự xưng. Như thế là lá cờ vàng quẻ ly có đủ các ý nghĩa.  Song có người nói: cờ quẻ ly là một điềm xấu cho nên thất bại, vì ly là lìa. Ly là lìa là một nghĩa khác  chứ không phải nghĩa chữ ly là quẻ. Và việc làm của một chính phủ là cốt ở cái nghĩa lý, chứ không  phải sự tin nhảm vô ý thức.  Việc thất bại là vì tình thế chứ không phải vì lá cờ. Giả sử dùng lá cờ khác mà trong hoàn cảnh lúc ấy  có thể thay đổi được gì không?
Việc chính trị ở trung bộ dần dần đã rõ rệt, nhưng ở bắc bộ và Nam Bộcòn trong tay người Nhật. Chính  phủ trước phải lo thu lại hết toàn thể nước Việt Nam về một mối. Nước Việt Nam từ bắc chí nam vốn  là một nước duy nhất về lịch sử, về phong tục và về ngôn ngữ. Tuy về địa dư thì hình thể nước chạy  dài hơn hai ngàn cây số, nhưng tính cách duy nhất thật rõ rệt, ít nước nào trong thiên hạ được như thế. Sau vì có sự lấy thuộc địa và sự bảo hộ của nước Pháp, đem chia nước làm ba đoạn là nam kỳ, trung kỳ và bắc kỳ. Mỗi một kỳ có một chính sách khác nhau như ba nước vậy. Sự chia ngắt ra như thế là một  lối chính trị dùng phương pháp chia ra để thống trị. Song sự chia ngắt ấy lấy áp bức mà đặt ra, chứ về phương diện người bản quốc thì chữ kỳ chỉ có nghĩa là khu, xứ, bộ, phận, như ta nói: xứ bắc, xứ trung,  xứ nam mà thôi, không có nghĩa gì là một nước. Người Pháp cũng biết thế nên mới dựng tiếng tàu là  Tông Kinh (Ðông Kinh) gọi bắc kỳ, và dùng tiếng Cochinchine là tiếng gì chẳng biết để gọi nam kỳ cho ra vẻ ba nước khác nhau. Nhưng khi ai hỏi một người Việt Nam, bất cứ ở nam hay bắc, là người  nước nào, thì người Việt Nam ấy tự nhiên đáp lại rằng: Tôi là người An Nam. Tiếng An Nam là tiếng  người ta đã quen dùng từ đời Lê thành ra phổ thông hơn.
Ðảng Việt Minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa học.  ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ, ngấm ngầm hành  động và tuyên truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt  Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái lấy lại độc lập cho  nước nhà, vậy nên từ bắc chí nam đâu cũng có người theo.  Cách hành động của họ thì bất cứ công sở hay tư sở, hễ đâu có một tổ chức làm việc là có người của họ chen lấn vào, hoặc để tuyên truyền, hoặc để hoạt động theo chủ nghĩa họ. Ðảng viên cộng sản lại biết  giữ kỷ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc.  và những người nhận việc đi dạy học rất chăm,  không quản công lao gì cả. Một tổ chức có kỷ luật và chịu khó làm việc như thế, làm gì mà không  mạnh.
Vua Bảo Ðại là ông vua thông minh, hiểu ngay và nói: Trẫm có thiết gì ngôi vua đâu, miễn là bọn Việt  Minh giữ được nền tự chủ của nước nhà là đủ. Trẫm muốn là người dân của một nước độc lập còn hơn  làm vua một nước nô lệ.  Nhờ ngài có tư tưởng quảng đại nên có tờ chiếu thoái vị. Khi tờ chiếu ấy tuyên bố ra, nhân dân có  nhiều người ngậm ngùi cảm động, nhưng lúc ấy phần tình thế nguy ngập, phần sợ hãi, còn ai dám nói  năng gì nữa. Ðến bọn thanh niên tiền tuyến, người chính phủ tin cậy cũng bỏ theo Việt Minh, bọn lính  hộ thành của nhà vua cũng không nghĩ đến nữa. Còn các quan cũ lẫn nấp đâu mất cả. Thật là tình cảnh  rất tiều tụy. Nếu không mau tay lui đi, tính mệnh nhà vua và hoàng gia chưa biết ra thế nào.
Ðảng cộng sản đã có cái tổ chức rất đúng khoa học, đảng viên lại giữ kỷ luật rất nghiêm, rất chịu khó  làm việc và có tín lực rất mạnh. Ai theo đảng là đắm đuối vào chủ nghĩa của đảng, có lâm nguy nan gì  thì cho là một vinh hạnh được tuẫn tử vì đảng. Về sự hành động thì đảng cộng sản chuyên dùng những  thủ đoạn quỉ quyệt, nên tuy có thắng lợi mà những người trí thức ít người theo. Cũng vì vậy mà họ bài  trừ trí thức và chỉ ưa dùng đàn bà, trẻ con và những người lao động là hạng người dễ khuyến dụ, dễ lừa  dối.
Ðảng cộng sản đã có cái tổ chức rất đúng khoa học, đảng viên lại giữ kỷ luật rất nghiêm, rất chịu khó  làm việc và có tín lực rất mạnh. Ai theo đảng là đắm đuối vào chủ nghĩa của đảng, có lâm nguy nan gì  thì cho là một vinh hạnh được tuẫn tử vì đảng. Về sự hành động thì đảng cộng sản chuyên dùng những  thủ đoạn quỉ quyệt, nên tuy có thắng lợi mà những người trí thức ít người theo. Cũng vì vậy mà họ bài  trừ trí thức và chỉ ưa dùng đàn bà, trẻ con và những người lao động là hạng người dễ khuyến dụ, dễ lừa  dối.
Nước Tàu thì ai cũng biết là một nước rộng lớn và có rất nhiều người, nhưng có đi qua các nơi mới  thấy rõ sự rộng lớn của nước ấy và sự trù mật của dân nước ấy. Xe chở hành khách chạy trung bình 25  cây số một giờ mà phải chạy năm sáu giờ mới hết địa hạt một huyện, và có nhiều làng rất trù mật.  Những làng bên Tàu không như bên ta có lũy tre bao bọc chung quanh. Nhà cửa ở các làng làm thành  dẫy ở hai bên đường như ở các thành thị, chen chúc giáp mái nhau. Những nhà mái lợp ngói, tường  xây bằng gạch sống xếp chồng lên không có vôi hồ, rồi quét ngoài vôi trắng. Nhà làm theo lối một cửa  trước và một cửa sau, còn thì không có cửa sổ hay cửa nào khác nữa, trông xa còn khá, nhưng đến gần  thì thấy tiều tụy, vào trong nhà lại thấy tối tăm và gà lợn ở lẫn với người, thật là bẩn thỉu.  Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn  thành mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và  khoáng đãng. Tôi gặp những người đã sang ở bên ta, nói ta làm nhà để buồng là phí đất. Xem cách làm  nhà cửa và những nghệ thuật về đường trang sức của người Tàu hình như nó phản chiếu cái hình tượng  của nước Tàu. Nhà cửa hay miếu mạo thường làm to lớn vững chắc, có nhiều buồng nhiều ngõ, và có  những kiểu trang sức rậm rạp.
Tính người Tàu rất cẩu thả, không có làm việc gì cho đúng hẹn. Xe hàng hẹn đúng 6 giờ sáng chạy, thì  ít ra cũng phải đợi đến 8, 9 giờ mới bắt đầu đi. Khi có việc cần kíp đánh điện tín đi chỗ nào, tưởng  chừng năm ba ngày là chậm, thế mà phải đợi hàng tháng mới tới nơi, có khi lại không bao giờ tới. Lúc  đầu tôi mới đến Quảng Châu, liền nhờ một người bạn của Vũ Kim Thành, trong chi bộ Quốc dân đảng,  đưa đến sở bưu điện đánh cái điện tín lên Nam Kinh hỏi một việc, chờ đến mấy ngày không thấy có tin  trả lời. Sau tôi đã lên đến Nam Kinh được hơn hai tuần lễ cái điện ấy mới đến nơi. Xem thế thì mới  biết công việc làm ăn ở sở bưu điện của Tàu hỗn độn và cẩu thả chừng nào.
Xưa ta học đạo Nho, ta tưởng nước Tàu là nước đạo gốc ấy, tất người Tàu dù sao cũng còn giữ được  cái căn bản nhân nghĩa, lễ trí, ngờ đâu cái nền học cũ đã tiêu diệt mất hết cả, chỉ thấy rặt những sự đa  trí xảo, lừa dối. Nhất là những nơi thành thị lớn gần miền bể, người ta đắm đuối vào cuộc sống vật chất  hèn kém, không thấy gì là lễ nghĩa liêm sỉ cả. Các công chức thì bất cứ việc gì cũng có mánh khóe để ăn hối lộ và những thanh niên phần nhiều xem ra rất xa hoa phù phiếm, và hầu hết đều muốn bắt chước  sự hành động, cử chỉ của người Âu, người Mỹ. Nhưng hình như chỉ có cái vẻ Âu, Mỹ ở bề ngoài, kỳ thực thì Âu Mỹ chẳng phải Âu Mỹ mà Tàu thì thật chẳng phải Tàu như ta vẫn tưởng tượng. Cái cảnh  bề ngoài nước Tàu ngày nay chẳng thấy gì là cảnh tượng một nước đã thấm nhuộm lâu đời trong cái  đạo học của nho giáo. Tôi nói cái cảnh tượng bề ngoài mà thôi, vì tôi là người đi qua đường, thấy thế nào thì nói thế nấy, chứ hoặc giả còn nhiều cái tốt đẹp ẩn nấp ở bề trong nữa, thì không thể biết được.  Dù sao cái cảm tưởng của một người ở phương xa đã từng học theo đạo nho và chỉ biết nước Tàu nói  trong sách cổ, thì thật là một cái cảm tưởng rất ngao ngán cho giống người học một đàng làm một nẻo.

Chiếc thuyền vô trạo  

Sông nhân thế nước trôi cuồn cuộn,  

Giữa dòng sông gió cuốn ào ào.  

Chiếc thuyền vô trạo lao đao,  

Lênh đênh đây đó biết đâu bến bờ.  

Tay tế độ trong cơ huyền bí, 

 Thuyền không buồm e lệ ngoài khơi,  

Ðưa qua sóng gió thác ngòi,  

Ðến bên bến nọ là nơi yên lành.