"Trích trong cuốn - Võ Sĩ Đạo - Linh Hon Nhat Ban - Inazo Nitobe //// Là Người Nhật - Lịch Sử, Thi Ca Và Kịch Bản Học Quá Trình Hình Thành Chế Độ Toàn Trị"

Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại. Cơ thể người đàn bà chứa đựng những điều trái ngược kỳ diệu. Nội tâm phụ nữ giàu sức cảm thụ, vượt xa khả năng phán đoán mà nam giới có thể đạt được qua sự phân tích. Trong Hán Ngữ, chữ "Diệu" (99) với hàm nghĩa là thần bí, tốt đẹp, chính là ghép bởi chữ "Thiếu" trong "Niên Thiếu" (tuổi trẻ) với chữ "Nữ trong "Nữ Tử" (con gái). Người đàn bà có vẻ đẹp của cơ thể và sự bí ẩn của tâm hồn - những thứ người đàn ông không có.
Trong quan niệm của Võ Sĩ Đạo, người phụ nữ lý tưởng không phải là hoá thân của sự thần bí mà chỉ là một nghịch lý bề ngoài. Cách nhìn của Võ Sĩ Đạo về người phụ nữ rất hời hợt; song nói rằng Võ Sĩ Đạo sùng bái người phụ nữ dũng cảm, thì mới chỉ là một phần của sự thật. Trong Hán ngữ, "Phụ" (100) có nghĩa là người vợ, tự hình của chữ này là người đàn bà tay cầm cái chổi. Cái chổi ấy không phải để dùng làm vũ khí, hoặc để mụ phù thuỷ cưỡi bay lên trời, mà là để thực hiện công dụng vô hại phổ biến nhất là quét nhà - bởi vậy, "Phụ" tức là người đàn bà làm công việc nội trợ. Điều ấy cũng tương tự như trong Anh ngữ, chữ "Người Vợ " (Wife) diễn biến từ chữ "Người Dệt Vải" (Weaver) mà ra; và chữ "Người Con Gái" (Daughter) thì có xuất xứ từ chữ "Người Vắt Sữa" (Duhitar) phát triển thành; nghĩa là bắt nguồn từ gia đình. Đương kim Hoàng đế nước Đức từng nói, phạm vi hoạt động của người phụ nữ không ngoài 3 chữ K - trong tiếng Đức Kũche là bếp, Kirche là nhà thờ; Kinder là con cái. Tương tự, tuy Võ Sĩ Đạo không hoạch định như thế về phạm vi hoạt động của nữ giới, nhưng rõ ràng người đàn bà được Võ Sĩ Đạo thừa nhận cũng là người làm công việc gia đình. Thoạt nhìn, dường như lòng dũng cảm không hoà hợp với tính gia đình, nhưng trên thực tế hai khái niệm đó được thống nhất trong Võ Sĩ Đạo, như ta sẽ thấy dưới đây
Võ Sĩ Đạo là tín điều của nam giới, không thích hợp với nữ giới. Lẽ tự nhiên, nó nhìn người đàn bà với con mắt có phần thiên lệch. Winckelmann (101) từng nói: "Thành tựu cao nhất của nghệ thuật Hy Lạp không liên quan gì đến nữ giới, mà hoàn toàn chỉ liên quan đến nam giới." .Nhà nghiên cứu lịch sử đạo đức Lecky bổ sung: không riêng gì nghệ thuật, mà trong quan niệm đạo đức của người Hy Lạp cũng vậy. Tương tự Võ Sĩ Đạo cũng ca ngợi những phụ nữ "giải thoát ra khỏi sự yếu đuối của giới tính, và tỏ ra cương nghị anh hùng sánh ngang với người đàn ông mạnh mẽ nhất, can đảm nhất." (xem: Lecky, "Lịch sử đạo đức châu Âu”, Histoy of European Morals, tập II, trang 383). Cho nên, Võ Sĩ Đạo vẫn rèn dạy người phụ nữ phải biết kiềm chế tình cảm, có tinh thần cứng rắn mạnh mẽ, biết sử dụng vũ khí - đặc biệt là thanh gươm có chuôi dài gọi là nagi-nata - để có thể tự bảo vệ mình khi gặp hiểm nguy. Có điều, cho các thiếu nữ tập võ không phải là để họ ra chiến trường đánh nhau. mà mục đích là để tự vệ và bảo vệ gia đình mình. Phụ nữ không cần trung với vua chúa; nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là bảo vệ tiết tháo của họ. Họ dùng vũ khí để bảo vệ sự trinh tiết của mình với lòng hăng say như chồng họ khi bảo vệ vua chúa. Xét về mặt gia đình, phụ nữ tập võ là để dạy võ cho con mình, như ta sẽ thấy sau đây.
Do đó trong thực tế, phụ nữ rất ít khi phải dùng đến kiếm thuật và các võ nghệ khác; các thứ ấy chỉ có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho họ, vốn là những người có thói quen ngồi theo kiểu quỳ chân. Song le rốt cuộc phụ nữ vẫn có lúc cần dùng đến võ nghệ. Các em gái khi vừa đến tuổi thành niên là được ban một con dao găm (tiếng Nhật kai-ken, dao bỏ túi) để khi gặp nguy biến thì dùng để đâm vào ngực kẻ địch hoặc ngực mình. Trong thực tế, trường hợp tự sát thường xảy ra nhiều hơn; và tôi sẽ không nghiêm khắc lên án hành động tự sát này của họ. Thật ra, ngay cả các tín đồ đạo Ki Tô rất ghét tự sát cũng vẫn phong thánh cho hai phụ nữ tự sát là Pelagia và Dominina do sự trinh khiết và lòng kính Chúa của họ. Trong truyền thuyết cổ La Mã, cha của trinh nữ Virginia đã dùng gươm giết Virginia nhằm bảo vệ sự trinh tiết cho con gái. Nhưng khi gặp trường hợp bị đe dọa xâm phạm trinh tiết thì các thiếu nữ Nhật Bản sẽ không đợi cha mình rút gươm như vậy, mà họ sẽ sử dụng ngay vũ khí đeo bên mình để tự sát - trong trường hợp ấy, tự sát không phải là sự sỉ nhục. Tuy không hiểu về giải phẫu học, nhưng từ bé họ đã được dạy cách đâm dao trúng vào cổ họng mình. Cách chết này vô cùng đau khổ, cho nên họ còn phải học được cách dùng dây buộc chặt đùi gối mình để giữ đúng tư thế sau khi chết người không bị ngã ngửa ra. Cách tự sát thận trọng vì để bảo vệ trinh tiết ấy có vẻ đẹp kém gì nữ thánh Ki Tô giáo Perpetua hoặc Vestal Comelis, một trong 6 nữ đồng trinh La Mã.
Tôi nêu ra vấn đề này là có nguyên nhân của nó. Trong một thời gian dài, tập tục nam nữ tắm chung - trong cuốn "Thời hưởng lạc ở Nhật Bản" (Lotos Time in Japan, các trang 286-297) của Finck, có đoạn giải thích rất kích động về khoả thân và tắm chung nam nữ - và một số tập tục khác của Nhật Bản bị người nước ngoài hiểu lầm, cho là chúng tôi không có quan niệm trinh tiết. Thật ra, ngược lại với hiểu biết của họ, trinh tiết là đức hạnh cao nhất của phụ nữ Nhật Bản thời kỳ Võ Sĩ Đạo, trinh tiết quan trọng hơn cả tính mạng. Một thiếu nữ bị địch bắt được, khi biết mình có nguy cơ bị binh lính địch làm nhục, cô bèn xin phép viết thư về nhà với lời hứa nếu được thế thì sẽ đồng ý để kẻ địch muốn làm gì cô thì làm. Nhưng khi viết xong thư, cô gái đã gieo mình xuống giếng tự vẫn. Bức thư đó là một bài thơ tuyệt mệnh:

Đường đời gian khó gập ghềnh,
Sợ mây che khuất trời xanh tối sầm,
Trăng treo đỉnh núi âm thầm
Sao không chiếu sáng xa gần trăng ơi.

Sẽ là không công bằng nếu để lại cho bạn đọc ấn tượng cho rằng lý tưởng sống cao nhất của phụ nữ Nhật Bản là hy sinh vì đại sự của đàn ông. Thực tế không phải như vậy. Đời sống đòi hỏi người phụ nữ Nhật Bản phải có các kỹ năng và sự duyên dáng dịu dàng. Họ phải học âm nhạc, múa và văn học. Một số tác phẩm thơ văn hay nhất của nước chúng tôi là nói về tình cảm của người phụ nữ. Trong thực tế, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong belles￾lettres (lịch sử văn chương) Nhật Bản. Người võ sĩ dạy con gái mình học múa là để cử chỉ của chúng trở nên duyên dáng và hài hoà (ở đây tôi nói về con gái của võ sĩ chứ không nói về geisha (102); dạy chúng học âm nhạc là để chúng có thể dùng đàn hát để an ủi cha hoặc chồng mình khi họ có điều gì không vừa lòng. Bởi vậy, việc giáo dục nghệ thuật cho phụ nữ Nhật Bản không có mục đích thực dụng cầu danh lợi, mà hoàn toàn nhằm dùng nghệ thuật để di dưỡng tâm hồn cho trong sạch. Trong phần trên tôi đã nói, người Nhật Bản khi dạy dỗ thanh niên đều cho rằng, so với đạo đức thì nghệ thuật chỉ có tính quan trọng thứ yếu phụ thuộc; họ cũng có quan niệm như vậy trong việc giáo dục phụ nữ. Âm nhạc và vũ đạo nhằm để bồi dưỡng hứng thú với cuộc sống chứ không có mục đích khác. Khi được mời dự vũ hội ở Luân-đôn, nhà vua Ba Tư thẳng thừng nói: ở nước ông chỉ có những phụ nữ chuyên môn biểu diễn cho người khác xem thì mới nhảy múa như thế này. Theo tôi nhà vua thật đáng được đồng tình.
Phụ nữ Nhật Bản trau dồi tài năng nghệ thuật không phải để biểu diễn cho người khác xem, cũng không phải để được khen ngợi, mà hoàn toàn vì sự giải trí trong gia đình họ. Ngay cả trường hợp biểu diễn nhảy múa xã giao thì việc đó cũng chỉ là một phần nội dung bà chủ nhà chiêu đãi khách trong bữa ăn .
Toàn bộ sự giáo dục phụ nữ đều bao quanh chủ đề gia đình, dù là học võ công hoặc học nghệ thuật. Không bao giờ họ quên trách nhiệm của mình trong việc bếp núc. Họ sống là để giữ gìn danh dự, thể diện của gia đình, vì những cái đó mà họ cần mẫn lao động và dùng giọng hát trữ tình mà cứng cỏi của mình để hát cho cái tổ ấm của mình nghe, và trong trường hợp thích đáng, họ sẵn sàng xả thân vì gia đình mình. Con gái hy sinh vì người cha, vợ hy sinh vì người chồng; mẹ hy sinh vì con cái. Như vậy, từ nhỏ họ đã được dạy dỗ phải quên mình. Họ không sống cuộc đời độc lập một mình mà sống phụ thuộc vào việc dâng hiến cho người khác. Là người giúp việc của chồng, trong trường hợp sự có mặt của người vợ là hữu ích thì họ sẽ đứng bên cạnh chổng, nếu không thì suốt đời họ lùi lại sau tấm rèm. Tại Nhật Bản từ xưa đã xảy ra không ít trường hợp như sau: chàng trai yêu cô gái và được cô gái ấy đáp lại bằng tình yêu tương tự, nhưng khi thấy vì yêu đương mà anh ta quên công việc và trách nhiệm, thì cô gái sẽ tự huỷ nhan sắc của mình để anh ta rời bỏ cô. Nàng Adzuma - người vợ lý tưởng trong suy nghĩ của các cô con gái gia đình samurai - khi thấy địch thủ của chồng yêu mình, đã giả vờ tán thành kế hoạch giết chổng của kẻ địch, rồi nhân đêm tối, Adzuma đổi chỗ nằm cho chồng để rồi nàng hy sinh thân mình dưới mũi kiếm của.thích khách. Bạn đọc có thể bình luận về bức thư tuyệt mệnh sau đây của vợ một samurai trẻ viết trước khi tự sát: "Thiếp nghe nói, cùng núp dưới một bóng cây, cùng uống chung nước một dòng sông là cái duyên phận kiếp trước của đôi ta. Từ năm kia, thiếp được cùng chàng kết lời thề trăm năm bên nhau, thiếp đã nguyện luôn ở bên chàng như hình với bóng. Nay chàng ra chiến trường quyết tử trong trận chiến cuối cùng, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ phải biệt ly. Thiếp nghe nói Hạng Võ (103) là một anh hùng cái thế ở Trung Quốc, vậy mà khi từ biệt nàng Ngu Cơ để ra trận cũng bùi ngùi lưu luyến mãi không dứt. Ngày xưa, lãnh chúa dũng sĩ Yoshinaka khi từ biệt vợ ra chiến trường cũng nhiều lần ngoái đầu nhìn lại. Giờ đây, khi cả hai ta vẫn đang còn sống trên thế gian, ít nhất hãy để thiếp nói lời cuối cùng với chàng: thiếp sẽ đợi chàng ở dưới suối vàng. Xin chàng chớ quên ân tình cao như núi dài như sông của chúa Hideyori."
Người đàn bà xả thân vì chồng và vì gia đình mình, cũng như người đàn ông xả thân vì vua chúa và nước nhà - đây là cái chết đường đường chính chính, không phải là không có niềm vui. Phụ nữ tự phủ định giá trị của mình, dốc lòng giúp chồng - đó là nền tảng tồn tại của gia đình, khác chi lòng trung nghĩa của nam nhi là nền tảng của chế độ phong kiến. Song người phụ nữ không phải là nô lệ của chồng, cũng như chồng họ cũng không phải là nô lệ của vua chúa. Giá trị tồn tại của người đàn bà là ở chỗ họ cam tâm tình nguyện giúp đỡ chồng mình, được thừa nhận là naijo tức "người nội trợ". Bởi vậy có thể nói đây là một cái thang dâng hiến nhiều tầng nấc: đàn bà quên mình xả thân vì chồng, chồng họ quên mình xả thân vì vua chúa, còn vua chúa thì vâng ý Trời, hoàn toàn phục tòng thần linh. Lời răn ấy của Võ Sĩ Đạo có những khiếm khuyết, còn đạo Ki Tô thì có ưu điểm ở mặt ngược lại: Ki Tô giáo yêu cầu tất cả mọi người đều tự mình trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chúa Sáng thế, sự xả thân hy sinh của họ đều nhằm phụng sự mục đích cao hơn "con người". Tuy thế, xét về mặt sự hy sinh, thì Võ Sĩ Đạo cũng có chỗ tương đồng với đạo Ki Tô. Phần thiêng liêng trong giáo lý của Ki Tô giáo là ở chỗ yêu cầu mọi người hy sinh cá nhân mình để phụng sự một sứ mệnh thiêng liêng cao hơn bản thân mình; về điểm này, Võ Sĩ Đạo cũng tương đồng với đạo Ki Tô.
Chắc bạn đọc sẽ không buộc tội tôi đã tán dương sự phục tùng quá đáng kiểu nô lệ chứ? Thật ra, tôi tiếp thu quan điểm của nhà triết học uyên bác và tư duy sâu sắc Hegel: toàn bộ quá trình lịch sử chẳng qua là một tiến trình đi từ lúc tự do bắt đầu được coi trọng cho đến lúc cuối cùng thực hiện được tự do. Tại đây, tôi muốn nói rõ với bạn đọc rằng, toàn bộ lời răn của Võ Sĩ Đạo thấm nhuần sự hy sinh bản thân, không những nữ giới mà nam giới cũng vậy. Cho nên ngày nay, khi Võ Sĩ Đạo không còn chi phối tư tưởng nước Nhật Bản nữa, nhưng khi thấy nhà nữ quyền người Mỹ nọ kêu gọi "Toàn thể chị em Nhật Bản hãy vùng lên lật đổ các tập tục cũ !" chắc hẳn dân chúng Nhật Bản đều không tán thành. Có thể thay đổi các tập quán cũ được chăng? Có thể qua đó cải thiện địa vị của người phụ nữ chăng? Cái giá phải trả cho hành động như thế ắt hẳn sẽ là sự mất đi tính cách nhu mì và các cử chỉ duyên dáng giờ đây họ đang có, chứ không nâng cao được địa vị của họ. La Mã từng có kinh nghiệm thất bại như vậy: phong trào mù quáng giải phóng phụ nữ đã làm phụ nữ mất đi quan niệm gia đình, cuối cùng đem lại hậu quả là đạo đức suy đồi. Chẳng lẽ nhất thiết phải làm như lời hô hào của nhà nữ quyền người Mỹ nọ, tiến hành một cuộc lật đổ đạo đức của phụ nữ chăng? Đây là một vấn đề lớn. Trên vấn đề phụ nữ, xã hội Nhật Bản ắt hẳn sẽ có một số biến đổi, song sự biến đổi ấy không phải là cuộc lật đổ đơn giản như thế, vũ đoán như thế. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xem, có phải là địa vị của phụ nữ trong chế độ samurai thật sự thấp hèn như vậy, hoàn cảnh của họ tồi tệ đến mức không thể tưởng tượng được hay không? Chúng ta nghe nói nhiều về chuyện trong chế độ Hiệp Sĩ Đạo ở châu Âu, các hiệp sĩ đặt ngang hàng "Thượng Đế với phụ nữ "- sự giả tạo của cách đối xử ấy khiến nhà sử học Gibbon (104) đỏ mặt xấu hổ. Hallam (105) từng bàn về bản chất thô lỗ của Hiệp Sĩ Đạo: trong thái độ ân cần chiều chuộng phụ nữ của người hiệp sĩ có ẩn chứa tình yêu không hợp pháp với dụng ý xấu. Mối quan hệ ấy giữa Hiệp Sĩ Đạo với phụ nữ đúng là một kiểu nghịch lý về triết học. Guizot (106) nhận định Hiệp Sĩ Đạo và xã hội phong kiến có thái độ tốt đối với phụ nữ. Trong khi đó ông Spencer cho rằng trong xã hội quân sự (xã hội phong kiến chẳng phải là một kiểu xã hội quân sự đấy ư?) phụ nữ có địa vị thấp là điều tất nhiên; chỉ có xã hội công nghiệp hoá mới đem lại ánh bình minh cho sự giải phóng phụ nữ. Vậy lý thuyết của Guizot hay của Spencer đúng với Nhật Bản? Để trả lời tôi có thể khẳng định cả hai cách nói trên đều đúng cả. Trước kia, tầng lớp quân nhân ở Nhật Bản chỉ hạn chế trong hàng ngũ võ sĩ (samurai), có khoảng 2 triệu người. Cao trên họ là lãnh chúa và công khanh (tiếng Nhật: daimio và kugé), cũng tức là giới quý tộc quân sự và quý tộc cung đình. Hai giới quý tộc này chỉ có danh nghĩa võ sĩ, thực ra họ không phải là võ sĩ theo đúng ý nghĩa. Thấp dưới võ sĩ là các tầng lớp bình dân, cũng tức là nông, công, thương; cuộc sống của các tầng lớp đó không liên quan gì đến quân sự. Bởi vậy, luận điểm của Herbert Spencer về xã hội quân sự chỉ đúng với tầng lớp võ sĩ Nhật Bản; còn các tầng lớp ở bên trên và bên dưới tầng lớp võ sĩ thì đều có tính chất của xã hội công nghiệp. Do đó, địa vị của phụ nữ Nhật Bản đều có liên quan với hai nhân tố này. Chỉ có sống giữa các võ sĩ thì phụ nữ mới có tương đối ít tự do; còn trong các tầng lớp càng thấp - như thợ thủ công - quan hệ giữa vợ với chồng càng bình đẳng hơn. Trong giới quý tộc thân phận cao quý, sự khác biệt giữa nam giới với nữ giới cũng không rõ rệt, nguyên nhân là do kiểu sinh hoạt của tầng lớp quý tộc có khuynh hướng nữ hoá, sự khác biệt về hoạt động giữa hai giới thật ra rất nhỏ. Vì thế, vấn đề địa vị phụ nữ trong xã hội Nhật Bản thời xưa chính là một chứng cớ phụ thêm cho lý luận của Spencer. Cách nói của Guizot thì thích hợp với daimio và kugé Nhật Bản, vì đối tượng ông khảo sát chính là những người nhàn hạ ở tầng lớp cao.
Những điều nói trên có thể sẽ làm bạn đọc hiểu lầm là trong xã hội Võ Sĩ Đạo, phụ nữ có địa vị thấp kém. Nếu như vậy thì tôi xin lãnh trách nhiệm đã dẫn dắt sai bạn đọc. Tôi có thể kết luận ngay là trong xã hội Võ Sĩ Đạo, phụ nữ có địa vị khác với nam giới, song điều đó không có nghĩa là địa vị của họ thấp kém; trên thực tế, khác biệt và bình đẳng là hai khái niệm khác nhau. Bản thân khái niệm bình đẳng vốn đã không rõ ràng. Thật ra, người người bình đẳng thông thường chỉ có ý nghĩa là sự bình đẳng khi bỏ phiếu bầu cử hoặc bình đẳng tại toà án; chúng ta sẽ tự chuốc lấy rắc rối khi tranh cãi về đề tài bình đẳng nam nữ. Khi Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ tuyên bố: tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, song điều đó không nói người ta bình đẳng về tài cán hoặc về tinh thần, mà chẳng qua chỉ lặp lại câu nói Ulpian (107) từng tuyên bố từ ngày xa xưa: tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Thước đo duy nhất của cái gọi là bình đẳng trong trường hợp này là quyền lợi pháp luật. Nếu dùng thước đo ấy vào vấn đề bình đẳng nam nữ thì mọi thứ đều sẽ đầu xuôi đuôi lọt, có lẽ người ta sẽ rất dễ dàng xác định được địa vị thực tế của phụ nữ thế nào. Nhưng vấn đề là ở chỗ - rốt cuộc đâu là tiêu chuẩn chính xác đánh giá địa vị của nam giới và nữ giới trong xã hội? Chẳng lẽ lại so sánh một cách đơn giản tình trạng của nữ giới với tình trạng của nam giới như kiểu so sánh vàng với bạc: khi thấy có khác nhau về thành phần và chất lượng thì tính đổi sự khác biệt giá trị thực tế của chúng. Làm thế có được chăng? Cách tính toán như vậy là đã loại trừ mất thứ thật sự thuộc về "con người" trong mối quan hệ của loài người, tức giá trị nội tại. Trước hết, ta phải xem xét vấn đề: đàn ông và đàn bà sống trên đời là để hoàn thành các sứ mạng của mình, có nhiều thứ tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hiện sứ mạng của họ; như thế, không thể dùng một nhân tố để có thể đánh giá hết địa vị tương đối giữa nam với nữ, mà tất phải có một chuẩn tắc phức hợp. Xin mượn một thuật ngữ kinh tế học, là tiêu chuẩn phức hợp. Võ Sĩ Đạo có một tiêu chuẩn của mình và đó là một tiêu chuẩn kép. Tiêu chuẩn kép đánh giá địa vị người phụ nữ là chiến trường và gia đình. Người phụ nữ không có đóng góp lớn trên chiến trường, nhưng gia đình thì lại là nơi thử thách toàn bộ giá trị của họ. Do đó mà có sự đánh giá song trùng về địa vị thực tế của phụ nữ - trên mặt xã hội - chính trị, tức xét theo tiêu chuẩn thứ nhất, họ không có nhiều vinh dự, nhưng về mặt gia đình, tức theo tiêu chuẩn thứ hai, thì với tư cách là người mẹ và người vợ thật ra họ được hưởng rất nhiều vinh dự, được hưởng sự tôn trọng và yêu mến rộng rãi, sâu sắc. La Mã là một xã hội quân sự, phụ nữ La Mã có địa vị rất cao, không phải vì họ là chiến binh hoặc nhà làm luật, mà vì họ là matrona - mẹ của các chiến sĩ, toàn bộ thành La Mã cúi đấu trước bà mẹ vĩ đại. Tình hình Nhật Bản cũng hoàn toàn như vậy. Cha và chồng ra chiến trường, toàn bộ việc nhà và nghĩa vụ nuôi con, trách nhiệm dạy con đều giao cho mẹ và vợ. Trong phần trên tôi có nhắc đến vấn đề phụ nữ tập võ, thực ra đây cũng là nhu cầu để dạy võ nghệ cho con cái. Với những người ngoại quốc chỉ xem xét hiện tượng bên ngoài, khi thấy người Nhật Bản gọi vợ mình là "bà vợ quê mùa của tôi" hoặc những từ tương tự, thì họ cho rằng người Nhật Bản không tôn trọng phụ nữ. Thế nhưng, nếu họ nghe thấy những cách gọi khác của người dân nước chúng tôi hiện đang sử dụng, như "ông bố đần độn của tôi" hoặc "thằng chó con (con trai) của tôi", "ông nhà tôi vụng về" v.v..., thì họ sẽ giải thích thế nào?
Bởi vậy tôi cho rằng, thật ra, quan niệm hôn nhân của Nhật Bản tiên tiến hơn các nước Ki Tô giáo. Người Nhật Bản coi vợ chồng là một, còn dân tộc Anglo-Saxon xưa nay vẫn không thể thoát khỏi quan niệm chủ nghĩa cá nhân cực đoan; vì thế vợ chồng khi vừa cãi nhau là đã nghĩ ngay đến chuyện mỗi người đều có quyền lợi riêng rẽ; còn khi vừa làm lành với nhau thì lại dùng mọi cách xưng hô âu yếm đến phát tởm và trò vuốt ve âu yếm vô nghĩa. Cho nên người Nhật Bản không thể hiểu được người Anglo-Saxon về chuyện: khi chồng hoặc vợ khoe với người thứ ba về nửa người kia của mình - ít hoặc nhiều họ đều nói nào là đáng yêu, thông minh, tết bụng và gì gì nữa. Người Nhật Bản nghĩ rằng vợ chồng là một thể thống nhất thì sao lại có thể khoe với người khác là mình đáng yêu, thông minh, tốt bụng được chứ? Hơn nữa, Nhật Bản xưa nay đều coi tự khen là một thói xấu; tôi mong các nước Ki Tô giáo cũng chấp nhận quan niệm này. Tôi nói nhiều thế chẳng qua chỉ vì, để giữ lịch sự; giới sanurai thường hay nói những câu đánh giá thấp một chút về vợ mình. Đây là một tập quán truyền thống.
Các chủng tộc Teutonic (108) thời sơ khai đã có khuynh hướng sùng bái nữ giới (nhưng khuynh hướng này đã gần như biến mất ở nước Đức). Nước Mỹ thời mới lập quốc do cực thiếu phụ nữ nên không thể không nhập thiếu nữ từ nước Anh sang và dùng thuốc lá và các thứ hàng hoá khác để đổi lấy việc cưới họ làm vợ (ngày nay số lượng phụ nữ ở Mỹ tăng lên, cho nên theo tôi, đặc quyền của phụ nữ Mỹ thời kỳ khẩn hoang đang bị mất dần). Bởi lẽ đó người Mỹ đều lớn lên trong nền văn minh sùng bái phụ nữ; nam giới tôn trọng nữ giới là tiêu chuẩn chính của đạo đức. Nhưng yếu tố đạo đức chủ yếu của Võ Sĩ Đạo thì lại tồn tại trên các mặt khác, chẳng hạn như trong Ngũ Luân, như trong nghĩa vụ liên kết linh hồn giữa người với thần linh. Tôi đã bàn riêng về quan niệm Trung, Nghĩa trong Ngũ Luân, vì nó có thể đại diện tốt nhất cho đạo đức Võ Sĩ Đạo là thứ riêng của nó; và kèm theo, tôi cũng đã trình bày về các mặt luân lý khác, như tình yêu tự nhiên của loài người giữa nam nữ với nhau là tình cảm chung của toàn nhân loại, cho nên nó không phải là đặc điểm của Võ Sĩ Đạo, song ở nhiều chỗ, nó có liên quan đến phẩm chất riêng của Võ Sĩ Đạo bởi vậy cần được nhấn mạnh. Cũng vậy, tình bạn giữa nam giới Nhật Bản với nhau, sự tán thưởng lẫn nhau về sức mạnh và vẻ đẹp, cách họ kết nghĩa anh em và lòng quý mến sinh ra giữa họ với nhau được tăng cường chính là do nam nữ Nhật Bản khi ở tuổi niên thiếu thì bị cách ly với nhau. Sự cách ly đó đã tạo ra khác biệt về quan niệm tình yêu giữa nam giới Nhật Bản với nam giới châu Âu. Trong dân tộc Anglo-Saxon, do ảnh hưởng của Hiệp Sĩ Đạo, nam nữ có thể thổ lộ tình yêu trong giao tiếp tự nhiên; còn tại Nhật Bản, phương thức ấy bị ngăn trở. Cho nên tại Nhật Bản xưa nay vẫn có truyền thống kết bạn giữa các thiếu niên đẹp trai để bù đắp cho sự thiếu hụt tình cảm nam nữ nói trên. Trong lịch sử Nhật Bản có rất nhiều chuyện tương tự như tình bạn sống chết giữa Damon với Pythias, giữa Achilles với Patroclos, hoặc giữa David với Jonathan (109). Đồng thời, đạo đức độc đáo của Võ Sĩ Đạo không chỉ tác động trong tầng lớp samurai mà còn ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp khác, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi vậy, chúng ta cần khảo sát tình hình lưu truyền và ảnh hưởng của Võ Sĩ Đạo đối với dân tộc Nhật Bản.
Cũng như thời Minh Trị, Nora trong Ngôi nhà búp bê của Strindberg* trở thành một trong những biểu tượng của tiến trình giải phóng phụ nữ. Nhưng theo Konstantin Simonov, người đã có mặt trong buổi duyệt vở kịch, thì nhân vật chính còn chưa được kiên quyết lắm. Người ta trả lời ông như sau: “… Nữ diễn viên Nhật, dù có đóng vai người Âu đi chăng nữa thì cũng vẫn cứ là người phụ nữ Nhật Bản, mà người phụ nữ Nhật Bản thì dù có bỏ nhà ra đi cũng không thể… xẵng giọng [với chồng], đấy là nói khi cô ta còn cảm thấy vẻ dịu dàng trong giọng nói của chồng”.

1. – Phụ nữ Nhật Bản dạy con cái họ dũng cảm chiến đấu với những điều sai trái, dù cho có bị thua cuộc, họ vẫn thua trong danh dự tuyệt đối.
– Phụ nữ Trung Hoa dạy con cái trốn tránh, bỏ đi, phớt lờ những điều sai trái. Họ bảo rằng ông Trời sẽ trừng phạt chúng.
2. – Phụ nữ Nhật Bản tin rằng Nhật Bản là đất nước tuyệt vời nhất.
– Phụ nữ Trung Hoa tin rằng cỏ nhà kế bên có thể xanh hơn.
3. – Phụ nữ Nhật Bản thường tin rằng cưới một người ngoại quốc là một sự sỉ nhục.
– Phụ nữ Trung Hoa thường cảm thấy rằng cưới một người ngoại quốc là một vinh hạnh lớn lao.
4. – Vợ Nhật thường hiền lành lúc bình thường, nhưng rất “hư” lúc lên giường.
– Nhiều người vợ Hoa hiền lành trên giường, như rất “hư” khi không còn ở trên giường.
5. – Đa số phụ nữ Nhật Bản có tính tình như một người phụ nữ đích thực, chiều chồng, hỗ trợ chồng, nuôi dạy con, có trách nhiệm.
– Trung Hoa là đất nước có nhiều cuộc tình 1 đêm và ngoại tình nhiều nhất thế giới.
6. – Đa số phụ nữ Nhật Bản đều có lòng hiếu thảo, lễ phép, xem mẹ chồng như mẹ mình.
– Đa số phụ nữ Trung Hoa đều muốn mẹ chồng chết đi càng sớm càng tốt.
7. – Vợ Nhật đối xử với chồng rất tử tế, và kính trọng. Trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, người vợ sẽ nói, “Anh vất vả quá.”
– Vợ Hoa đối xử với chồng bằng những lời phàn nàn, mắng nhiếc. Trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, người vợ sẽ hét, “Ông đi đâu giờ này mới về!”
8. – Đa số con gái Nhật Bản sẽ chọn một người con trai cở tuổi mình để cưới và xây dựng cuộc đời mình với anh ta.
– Những cô gái trẻ người Hoa sẽ luôn tìm một ông già giàu có, và không màng gì đến chuyện mình có là người vợ thứ mấy của ông ta.
9. – Mẹ Nhật Bổn dạy con gái họ biết chăm sóc chồng, và luôn kính trọng bố mẹ chồng.
– Mẹ Trung Hoa dạy con gái họ rằng phải luôn kiểm soát chặt chẽ tiền bạc của cải của chồng.
10. – Phụ nữ Nhật Bản có thể chịu được một người nghèo, những tuyệt đối không chịu được một người đàn ông hèn nhát, yếu đuối.
– Phụ nữ Trung Hoa thì ngược lại.
11. – Phụ nữ Nhật Bản cho rằng những người đàn ông nam tính là những người hấp dẫn nhất.
– Phụ nữ Trung Hoa cho rằng những người đàn ông nam tính là những kẻ độc tài trưởng giả.
12. – Đa số phụ nữ Nhật Bản đều rất khoan dung với chuyện chồng mình thiếu chung thủy.
– Đa số phụ nữ Trung Hoa đều rất khoan dung với chuyện chính mình thiếu chung thủy.
13. – Phụ nữ Nhật Bản hầu như không bao giờ nói xấu đàn ông Nhật trước đám đông hay trên truyền thông.
– Phụ nữ Trung Hoa luôn luôn lớn tiếng chửi bới, chỉ trích đàn ông Hoa dưới nhiều hình thức.
14. – Những lời nói đầu tiên của một người phụ nữ Nhật Bản trong đêm tân hôn là: “Nếu em không chăm sóc anh được tốt đêm nay, hãy bỏ qua cho em nhé.”
– Những lời nói đầu tiên của một người phụ nữ Trung Hoa trong đêm tân hôn là: “Nhanh lên đi, rồi còn đếm tiền xem mình kiếm được bao nhiêu nữa.”

https://mirachan.kitchen/tinh-cach-phu-nu-nhat-ban.html