Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sinh ngày 1.1.1897, rửa tội ngày 2.2.1897. Năm 1909, ngài vào học Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng, sau đó theo học ở Ðại Chủng viện Nam Vang (Campuchia). Năm 1924, được thụ phong linh mục tại Nam Vang, rồi làm cha phó họ đạo Hố Trư, giáo sư Chủng viện Cù Lao Giêng, trước khi về Tắc Sậy tháng 3.1930. Tại Tắc Sậy, cha còn chăm lo mục vụ cho 8 họ lẻ khác là Bà Ðốc, Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, và Rạch Rắn. Rửa tội cho gần 2000 người.
Năm 1945 - 1946, thời chiến tranh loạn lạc, giáo dân phải di tản. Cha Diệp bị bắt cùng với trên 100 giáo dân Tắc Sậy và bị giam chung trong lẫm lúa nhà ông Châu Văn Sự tại Cây Gừa. Cha mất ngày 12.3.1946, còn bà con được trả tự do về lại nhà và tản cư ngay trong đêm.
Thi hài cha Phanxicô được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm 1969, hài cốt cha dời về nhà thờ Tắc Sậy. Ngày 4.3.2010, Ðức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên - Giám mục GP Cần Thơ đã chủ sự thánh lễ di dời hài cốt cha vào phần mộ khang trang mới được xây dựng, cũng là nơi an nghỉ của ngài hiện nay.
Theo dấu chân cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp - Công giáo Việt Nam - cgvdt.vn
www.cgvdt.vn
Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng. Mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước tỉnh An Giang.
Năm 1904, lúc ngài 7 tuổi thì mẹ mất. Cha ngài dời gia đình lên Battambang bên Campuchia, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn thị Phước, sinh năm 1890, quê gốc tại Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), vừa qua đời tại Cà Mau.
Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền gửi ngài vào Tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới tỉnh An Giang. Học xong Tiểu Chủng Viện, Ngài lên ĐạiChủng Viện Nam Vang, Campuchia, (lúc đó các họ đạo An Giang, Châu Đốc, Hà Tiên trực thuộc giáo phận Pnom Penh, Campuchia).
Năm 1924, sau thời gian tu học, Ngài được thụ phong linh mục tại Nam Vang dưới thời Đức Cha Chabalier người Pháp. Lễ vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.
Từ năm 1924-1927, Ngài được bề trên bổ nhiệm làm Cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia.
Từ năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng tỉnh An Giang.
Tháng 03 năm 1930, ngài về trông nom họ đạo Tắc Sậy, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo khác tại các vùng phụ cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.
Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương những năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, Cha Bề Trên địa phận Bạc Liêu là Phêrô Trần Minh Ký và cả các cha người Pháp cũng khuyên ngài lên Bạc Liêu lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì sẽ trở lại họ đạo Tắc Sậy, nhưng Ngài trả lời: “Tôi sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, không đi đâu cả”.
Ngày 12-03-1946, ngài bị bắt cùng với trên 70 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt tại lẫm lúa nhà ông giáo Sự ở Cây Gừa. Người ta định giết tất cả nhưng ngài nói chính ngài là chủ chăn các con chiên đó, vậy xin chết thay cho các con chiên của ngài. Họ chấp nhận. Mọi người được thả còn ngài thì bị đem đi thủ tiêu. Những người trong họ đạo kể rằng đêm hôm ấy ngài về báo mộng cho các vị chức sắc trong họ đạo biết chỗ họ ném xác ngài, trong cái ao sau nhà người anh Ông Giáo Sự. Các vị đến nơi được báo mộng thì vớt được xác ngài đã bị chặt đầu với một vết chém ngang cổ chỗ gần mang tai, có ba vết chém khác trên mình. Thân xác ngài không hiểu sao bị lột hết quần áo, trần trụi như Chúa Giêsu trên thập giá, nhưng hai tay vẫn chắp trước ngực như đang cầu nguyện và nét mặt ngài vẫn bình thản, không có vẻ gì sợ hãi.
Các vị chức sắc lén đưa xác ngài về chôn bí mật trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo (nhà ông giáo Sự thuộc họ đạo Khúc Tréo, làm thế kín đáo hơn đưa về Tắc Sậy). Như vậy ngài đã tử vì đạo vào ngày 12 tháng 03 năm 1946, nhằm ngày mồng 09 tháng 02 năm Bính Tuất.
Hăm ba năm sau, tức năm 1969, hài cốt ngài được cải táng, di dời về Nhà thờ Tắc Sậy, nơi ngài đã làm chủ chăn trong 16 năm và là cha Sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.
Lễ giỗ đầu đầu tiên do cha Antôn Vũ Xuân Vinh tổ chức năm 1979 với khoảng chừng 30 người tham dự đến từ những họ đạo chung quanh.
Mười năm sau nữa, tức năm 1989, ngôi mộ của ngài được trùng tu thành một ngôi nhà mộ nho nhỏ lợp tôn ở phía sau Nhà thờ Tắc Sậy và được khánh thành vào ngày 04-06-1989. Những ngày đầu tiên, số người tham dự cầu nguyện rất ít ỏi, nhưng dần dần số người nhận được ơn lành nhờ lời bầu cử của cha Diệp ngày càng nhiều và họ đồn thổi về sự hiển linh của ngài nên rất đông đảo người lương cũng như giáo trong nước và cả ngoài nước đều tuôn về Tắc Sậy để cầu khấn với ngài. Số khách hành hương trong ngày lễ giỗ ngày càng tăng, con số lên đến hàng chục ngàn người và không chỉ trong ngày lễ giỗ mà còn thường xuyên trong năm vẫn có những người đến hành hương. Vì thế kể từ 21-01-1997 Đức Giám mục Cần Thơ đã chính thức thành lập Trung tâm Truyền giáo Phanxicô tại Tắc Sậy. Từ nơi đây rất nhiều người đã nhận được những ơn lành phần xác cũng như phần hồn.
Được sự đóng góp của đồng bào công, lương giáo trong và ngoài nước, hiện nay Nhà thờ Tắc Sậy vừa được trùng tu, xây dựng mới nhiều hạng mục khang trang, không chỉ là nơi hành hương của người dân địa phương mà còn là điểm du lịch tâm linh cho nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài đến hành hương, chiêm bái.
Tắc Sậy là một họ đạo lâu đời của GP Cần Thơ, lịch sử có gần trăm năm (thành lập 1925). Ông Huỳnh Văn Cang, 79 tuổi, một giáo dân, cắt nghĩa cho chúng tôi nghe về tên gọi: “Hồi xưa nơi đây có những đám lau sậy lớn, để tới nhà thờ, người ta rẽ một con đường tắt giữa đám sậy để đi. Theo phát âm của người miền Nam, chữ ‘tắt’ đọc thành chữ ‘tắc’ nên tên Tắc Sậy hình thành như vậy”. Tắc Sậy cũng là mảnh đất mà cha Diệp gắn bó gần như trọn đời mục tử. Năm 1924, ngài chịu chức linh mục thì 3 năm đầu làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo người Việt tại Kandal - Campuchia; sau đó có 2 năm ngài làm giáo sư Chủng viện Cù Lao Giêng, trước khi về coi sóc Tắc Sậy từ tháng 3.1930 đến khi mất vào năm 1946. Trong lúc trò chuyện cùng ông Cang, chúng tôi còn biết thêm chi tiết quý giá: ngoại ông là ông trùm Thơ của họ Khúc Tréo trước đây là người đã đi vớt xác sau khi cha Diệp chết.
Nhà thờ có kiến trúc lạ và độc đáo gồm có 3 tầng, tầng trệt là nơi để cho khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng. Gian cung thánh là nơi thờ phượng cũng được trang trí bằng các loại gỗ quý được điêu khắc tinh vi càng khiến cho không khí linh thiêng nơi đây thêm trang trọng.
Bên trong Thánh Đường
Nơi an nghỉ của cha Diệp có kiến trúc như một tòa nhà có ba nóc rộng lớn, nóc chính giữa có đồng hồ lớn tạo điểm nhấn cho tòa nhà. Được xây dựng theo kiến trúc Á Đông nhưng vẫn mang nét đẹp của văn hoá Việt. Công trình này mang hình dáng giống như các đền đình ngày xưa của người Việt nhưng đã được cách tân, đổi mới cho phù hợp.
Nơi an nghỉ của cha Diệp