Dù bạn là bất kỳ ai, đã ngồi vào mâm cơm người Việt Nam chắc hẳn sẽ biết một nguyên tắc bàn ăn đó là "không ăn miếng cuối" vì người Việt cho rằng "miếng cuối là miếng liêm sỉ".
Thoạt nghĩ đây là một nguyên tắc thể hiện sự lịch sự của bản thân khi ngồi bàn ăn do người Việt, nhưng có bao giờ mọi người thắc mắc, từ đâu mà phép lịch sự này có chưa?. Cách giải thích mà tôi đã tìm hiểu cho rằng: - Từ ngày xưa, thức ăn vốn là thứ khó tìm vì vậy mà ông bà ta vô cùng trân quý từng chút, từng chút một. Khi đã ngồi vào mâm cơm, dù là với gia đình, người thân hay người ngoài đều tinh tế và kín kẽ, luôn để lại miếng cuối cùng cho người chưa no, còn thấy đói.
Tôi thấy, đây là một cách giải thích rất hợp lý, vừa mang tính nhân văn, thể hiện được tinh thần sẻ chia của người Việt.
Vì miếng cuối không ai động vào nên đôi khi, bữa cơm kết thúc, trên đĩa vẫn còn xót lại vài miếng "liêm sỉ" mà có lẽ sẽ bị đổ đi

img_0
Trái với nhiều ngộ nhận rằng, chỉ có Việt Nam mới có quy tắc này thì ta còn bắt gặp quy tắc này ở nhiều đất nước khác như: Người Đức có một chữ dùng để tả miếng ăn cuối cùng là andstandreste, được định nghĩa như “miếng ăn mà người lịch sự sẽ không lấy”. Ở Thuỵ Điển, từ trivselbit lại dùng để chỉ “miếng bánh của sự an toàn và bình yên”, nghĩa là bạn nên để nó “an toàn và bình yên” một mình trên đĩa, đừng đụng vào. Đây là một trong những quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Thuỵ Điển. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy là người Hồng Kông thường hiếm khi đụng đến miếng cuối cùng trên đĩa, còn ở Chile thì hãy cẩn thận bị “nguyền” không bao giờ lấy được vợ/chồng nếu dám đụng đến miếng ăn này. Xét trên nhiều phương diện thì đây có vẻ là một nguyên tắc ăn uống mang tính “toàn cầu”.
Cuối cùng,  nên nhìn nhận rằng, đây là một nét đẹp, một quy tắc của người Việt Nam, thể hiện tinh thần sẻ chia và yêu thương, cũng là một phép lịch sự chung của cộng đồng. dù trải qua bao thời gian, từ lúc ông cha ta phải kĩ kẽ từng miếng ăn một, cho đến nay, khi thức ăn không còn là mối lo chung của một gia đình nữa nhưng không thể bỏ đi miếng cuối được, cần trân quý và biết sót thương cho tổ tiên mình đã nhẫn nhịn cho ta ngày hôm nay. Mặc dù bạn sẽ ngại miếng cuối trên đĩa nhưng đừng lo nhé, nếu bạn còn thấy đói và yêu thực phẩm, hãy gắp nó nhé!😋😋.