Nội chiến Chad và Chiến tranh Libya - Chad: 30 năm giằng xé một đất nước (Phần 1).
Nếu bầu chọn ra một quốc gia mong manh và chia rẽ nhất thế giới, quốc gia Bắc Phi Cộng hòa Chad (hoặc Tchad, Sát tùy cách gọi) xứng...
Nếu bầu chọn ra một quốc gia mong manh và chia rẽ nhất thế giới, quốc gia Bắc Phi Cộng hòa Chad (hoặc Tchad, Sát tùy cách gọi) xứng đáng 1 vị trí top đầu. Với tỷ lệ hồi giáo/Thiên chúa giáo luôn sấp xỉ 50/50, mọi quy luật chính trị thông thường ở các nước khác như mạnh được yếu thua hay thiểu số phục tùng đa số hoàn toàn vô nghĩa ở đất nước này. Trong hơn trăm năm qua, người Hồi giáo và Thiên chúa giáo ở Chad dù có lúc trực tiếp bắn nhau, có lúc không, nhưng thường trực sống trong thù địch và đối đầu. Chỉ có điều, trong lịch sử xung đột dai dẳng đó, họ cũng một lần buộc phải chiến đấu cùng nhau. Đó là khi gã hàng xóm phương Bắc khó chịu của họ, Libya, suýt chút định giải quyết xung đột ở Chad bằng cách....thôn tính một nửa đất nước này!
1/ Bối cảnh phân chia và xung đột tôn giáo ở Cộng hòa Chad sau độc lập.
Đất nước Chad trước khi độc lập nằm trong một liên bang thuộc địa gọi là ''Châu Phi xích đạo thuộc Pháp'', tương đương với 4 quốc gia ngày nay là Chad, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo và Gabon. Trong 4 thuộc địa này, Chad là thuộc địa đặc biệt. Miền Bắc Chad bị ngăn cách với phần còn lại bởi một vùng rộng lớn tách biệt bất khả xâm phạm của sa mạc Sahara, nơi người Pháp không thể đi qua. Cách duy nhất đến được, là đi qua Libya ở phía Bắc lúc này là thuộc địa của Ý. Vì vậy, quyền kiểm soát của người Pháp ở miền Bắc Chad chỉ có trên danh nghĩa. Những bộ lạc du mục Hồi giáo Bắc Chad trên thực tế duy trì sự tự do tương đối của mình khỏi chính quyền thực dân.
Đất nước Chad trước khi độc lập nằm trong một liên bang thuộc địa gọi là ''Châu Phi xích đạo thuộc Pháp'', tương đương với 4 quốc gia ngày nay là Chad, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo và Gabon. Trong 4 thuộc địa này, Chad là thuộc địa đặc biệt. Miền Bắc Chad bị ngăn cách với phần còn lại bởi một vùng rộng lớn tách biệt bất khả xâm phạm của sa mạc Sahara, nơi người Pháp không thể đi qua. Cách duy nhất đến được, là đi qua Libya ở phía Bắc lúc này là thuộc địa của Ý. Vì vậy, quyền kiểm soát của người Pháp ở miền Bắc Chad chỉ có trên danh nghĩa. Những bộ lạc du mục Hồi giáo Bắc Chad trên thực tế duy trì sự tự do tương đối của mình khỏi chính quyền thực dân.
Năm 1960, người Pháp trao trả độc lập cho Cộng hòa Chad. Lãnh thổ Cộng hòa Chad lúc này bao gồm cả vùng phía Bắc của người Hồi giáo và phía Nam của người Thiên chúa giáo. Dân số 2 vùng là cân bằng 50/50. Nhưng do chính quyền cai trị của người Pháp đặt tại thủ đô N'Djamena, một thành phố miền Nam, nên khi trao trả độc lập chính quyền mới đã được giao vào tay những người Thiên chúa giáo. Tổng thống đầu tiên của Chad, François Tombalbaye, là một Kito hữu.
Những người Hồi giáo ở miền Bắc dĩ nhiên không bằng lòng với điều này. Nhưng nếu họ đơn giản là muốn ly khai và thành lập nhà nước riêng cho mình thì điều đó không thành vấn đề. Vấn đề ở đây, là họ muốn chiếm cả miền Nam Chad, chiếm lấy thủ đô N'Djamena với lý do đưa ra ''N'Djamena là một thành phố nằm trên tuyến đường thương mại của Thế giới Hồi giáo''. Năm 1965, ở Sudan, những người Hồi giáo Chad thành lập '' Mặt trận giải phóng dân tộc của Chad'' - FROLINAT, tiến hành cuộc nổi dậy vũ trang nhằm lật đổ chính phủ của Tổng thống François Tombalbaye.
2/ Nội chiến Chad lần 1 (1965 - 1979) và vai trò của Libya.
Cuộc nội chiến Chad nổ ra vào năm 1965 sau sự thành lập của FROLINAT. Lực lượng này nhận được sự hỗ trợ của các nước Hồi giáo xung quanh là Libya, Sudan và Niger. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó giới hạn trong vũ khí và tài chính. Mặc dù các bộ lạc Hồi giáo miền Bắc Chad có quan hệ gần gũi với các bộ lạc miền Nam Libya, vua Idris của Libya đã từ chối đưa quân đội của mình đến tham chiến ở Chad.
Cuộc nội chiến Chad nổ ra vào năm 1965 sau sự thành lập của FROLINAT. Lực lượng này nhận được sự hỗ trợ của các nước Hồi giáo xung quanh là Libya, Sudan và Niger. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó giới hạn trong vũ khí và tài chính. Mặc dù các bộ lạc Hồi giáo miền Bắc Chad có quan hệ gần gũi với các bộ lạc miền Nam Libya, vua Idris của Libya đã từ chối đưa quân đội của mình đến tham chiến ở Chad.
Lý do vua Idris của Libya không muốn can dự sâu vào Chad là do muốn giữ quan hệ với Pháp. Năm 1947 sau Thế chiến thứ 2, phát xít Ý đã bị đánh bại và Libya trở thành nước độc lập. Nhưng từ đó đến năm 1951, Libya được Anh và Pháp ủy trị. Năm 1951, vua Idris trở về tiếp quản nước Libya độc lập. Thời kỳ đầu, người Pháp đã giúp vua Idris rất nhiều trong việc xây dựng chính quyền và đất nước Libya. Mối quan hệ giữa Pháp là Libya từ đó về sau vẫn có mối liên kết rõ ràng, thậm chí ảnh hưởng của Pháp đối với Libya còn lớn hơn cả của người Ý, những kẻ thống trị cũ của Libya. Vua Idris của Libya không muốn phá hỏng mối quan hệ này, nên đã chọn cách tránh xa các xung đột ở các thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi.
Trong 5 năm đầu tiên, từ 1965 đến 1969, cuộc nội chiến ở Chad diễn ra cân bằng. Mặc dù quân nổi dậy FROLINAT có ưu thế vượt trội về quân số (từ 5.000 đến 10.000 quân so với chỉ khoảng 3.000 quân của chính phủ Chad), nhưng vì thiếu sự hỗ trợ của nước ngoài đã khiến họ không thể giành ưu thế trên chiến trường. Dù quân nổi dậy kiểm soát phần lớn diện tích đất nước, nhưng họ không thể tiếp cận thủ đô N'Djamena.
Phía bên kia, chính phủ của François Tombalbaye đã phải cầu cứu đến nước Pháp. Với tư cách là thuộc địa cũ, François Tombalbaye đề nghị người Pháp gửi quân đội đến bảo vệ chính phủ của ông. Nhưng cũng như vua Idris của Libya, người Pháp không muốn phá hỏng quan hệ Libya-Pháp, nên họ chỉ giúp chính phủ Chad của François Tombalbaye một số phi công và cố vấn quân sự Pháp.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ năm 1969. Đại tá Muammar Gaddafi đảo chính lên nắm quyền ở Libya. Lúc này, việc giữ quan hệ với Pháp vẫn được Gaddafi coi trọng nhưng không phải là ưu tiên số một. Điều quan trọng nhất với Libya của Gaddafi là mở rộng ảnh hưởng của Hồi giáo ra khắp châu Phi, đến cả những quốc gia xa xôi như Uganda hay tận Liberia ở Tây Phi. Và dĩ nhiên, láng giềng Chad ngay sát phía Nam Libya phải được giải quyết. Sau khi lên nắm quyền, Gaddafi đã nhanh chóng bơm thêm nhiều tiền và vũ khí hiện đại cho quân nổi dậy Chad, đồng thời cho thấy sẵn sàng gửi quân can thiệp vào Chad nếu cần.
Sự thay đổi chính phủ ở Libya cũng tác động đến người Pháp. Chính phủ Pháp thấy rằng cần thiết phải giữ cho chính quyền Chad của François Tombalbaye đứng vững trong khi vẫn phải giữ cân bằng quan hệ với Libya, quốc gia bán dầu giá rẻ số 1 cho nước Pháp. Từ năm 1970, chiến dịch Bison (L'opération Bison) của quân đội Pháp diễn ra đã không vận vài trăm binh lính chính quy và hơn 1.000 nhân viên kỹ thuật Pháp đến giúp đỡ chính phủ Chad. Việc làm chính của quân đội Pháp trong chiến dịch này là xây dựng các công trình phục vụ chính phủ và người dân Chad, cũng đồng thời giúp họ phát triển lực lượng vũ trang chống lại quân nổi dậy được Libya chống lưng. Ngoài ra, Pháp cũng đề nghị một số đồng minh của mình là Trung Phi, Zaire hay Senegal,...gửi quân đến Chad khi cần, đổi lại Pháp sẽ cung cấp viện trợ cho các nước này.
Tuy nhiên, chiến dịch ở quân đội Pháp ở Chad, dù cố hết sức tránh xa hoạt động quân sự, cũng không tránh khỏi bị quân nổi dậy tấn công. Quân nổi dậy thân Libya thường xuyên tấn công phục kích các đoàn xe, tuần tra của Pháp và phá hoại các công trình người Pháp xây dựng. Từ năm 1969 đến 1971, đã có hơn 50 binh sĩ và nhân viên Pháp bị quân nổi dậy thân Libya giết. Với những thiệt hại đó, tháng 7 năm 1971 quân đội Pháp giải thể Bộ chỉ huy quân sự Pháp ở Chad chỉ sau 2 năm, và ngừng chiến dịch triển khai quân ở đây.
Sự thay đổi chính phủ ở Libya cũng tác động đến người Pháp. Chính phủ Pháp thấy rằng cần thiết phải giữ cho chính quyền Chad của François Tombalbaye đứng vững trong khi vẫn phải giữ cân bằng quan hệ với Libya, quốc gia bán dầu giá rẻ số 1 cho nước Pháp. Từ năm 1970, chiến dịch Bison (L'opération Bison) của quân đội Pháp diễn ra đã không vận vài trăm binh lính chính quy và hơn 1.000 nhân viên kỹ thuật Pháp đến giúp đỡ chính phủ Chad. Việc làm chính của quân đội Pháp trong chiến dịch này là xây dựng các công trình phục vụ chính phủ và người dân Chad, cũng đồng thời giúp họ phát triển lực lượng vũ trang chống lại quân nổi dậy được Libya chống lưng. Ngoài ra, Pháp cũng đề nghị một số đồng minh của mình là Trung Phi, Zaire hay Senegal,...gửi quân đến Chad khi cần, đổi lại Pháp sẽ cung cấp viện trợ cho các nước này.
Tuy nhiên, chiến dịch ở quân đội Pháp ở Chad, dù cố hết sức tránh xa hoạt động quân sự, cũng không tránh khỏi bị quân nổi dậy tấn công. Quân nổi dậy thân Libya thường xuyên tấn công phục kích các đoàn xe, tuần tra của Pháp và phá hoại các công trình người Pháp xây dựng. Từ năm 1969 đến 1971, đã có hơn 50 binh sĩ và nhân viên Pháp bị quân nổi dậy thân Libya giết. Với những thiệt hại đó, tháng 7 năm 1971 quân đội Pháp giải thể Bộ chỉ huy quân sự Pháp ở Chad chỉ sau 2 năm, và ngừng chiến dịch triển khai quân ở đây.
3/ Cuộc đảo chính lật đổ François Tombalbaye (1975) và thành lập chính phủ Đoàn kết dân tộc ở Chad
Trong khi sự triển khai của quân đội Pháp giúp củng cố chính quyền Chad, thì tổng thống François Tombalbaye lại cho thấy sự yếu kém của mình. Trong khi chưa dẹp được cuộc nổi dậy của miền Bắc, ông lại mâu thuẫn với chính các đồng minh miền Nam của mình. Tai hại nhất là việc ông đổ lỗi cho quân đội chính phủ Chad về những thất bại trên chiến trường. Điều này làm các binh sĩ Chad, những người đổ máu trên mặt trận để bảo vệ chính phủ của François Tombalbaye, cảm thấy bị xúc phạm và quay ra chống đối François Tombalbaye. Đáp lại, François Tombalbaye cho bắt giam nhiều tướng quân đội, trong đó có tướng Félix Malloum rất được kính trọng lúc đó.
Sáng sớm ngày 13/4/1975, quân đội Chad bất ngờ làm đảo chính và giết hại Tổng thống François Tombalbaye với cáo buộc ''gây chia rẽ dân tộc''. Ngay sau đó, chính phủ quân sự lên nắm quyền, đứng đầu bởi tướng Félix Malloum, một nhân vật được người dân Chad hết sức kính trọng. Chính phủ quân sự thực hiện ngay lập tức việc thả các tù nhân chính trị, bao gồm cả nhiều thủ lĩnh nổi dậy miền Bắc với hy vọng có thể hòa giải kết thúc nội chiến.
Việc làm của Félix Malloum đã phát huy hiệu quả. Quân nổi dậy miền Bắc đồng ý ngừng bắn và đàm phán thành lập chính phủ Liên hiệp.Tổng thống Félix Malloum đã mời Hissène Habré, một người Hồi giáo miền Bắc làm thủ tướng, trở thành thủ tướng Hồi giáo đầu tiên của Cộng hòa Chad. Các vị trí trong Quốc hội cũng được chia đều lại cho các đại diện miền Bắc. Cùng với đó, Tổng thống Félix Malloum cũng cho quân đội Pháp ở Chad được rút về nước, nhưng vẫn giữ lại 200 chuyên gia và cố vấn để giúp đỡ người dân Chad.
Chính phủ Đoàn kết dân tộc của Chad đã thắp nên hy vọng kết thúc cuộc nội chiến Chad đã kéo dài 10 năm. Nhưng điều đó không kéo dài lâu. Những mâu thuẫn không dễ giải quyết giữa các nhóm tôn giáo trong chính quyền lẫn người dân Chad đã làm chính phủ Đoàn kết của Chad không thể hoạt động hiệu quả. Cuối cùng, nó đã bị tan rã vào năm 1977 sau sự phản bội của phe Hồi giáo.
Trong khi sự triển khai của quân đội Pháp giúp củng cố chính quyền Chad, thì tổng thống François Tombalbaye lại cho thấy sự yếu kém của mình. Trong khi chưa dẹp được cuộc nổi dậy của miền Bắc, ông lại mâu thuẫn với chính các đồng minh miền Nam của mình. Tai hại nhất là việc ông đổ lỗi cho quân đội chính phủ Chad về những thất bại trên chiến trường. Điều này làm các binh sĩ Chad, những người đổ máu trên mặt trận để bảo vệ chính phủ của François Tombalbaye, cảm thấy bị xúc phạm và quay ra chống đối François Tombalbaye. Đáp lại, François Tombalbaye cho bắt giam nhiều tướng quân đội, trong đó có tướng Félix Malloum rất được kính trọng lúc đó.
Sáng sớm ngày 13/4/1975, quân đội Chad bất ngờ làm đảo chính và giết hại Tổng thống François Tombalbaye với cáo buộc ''gây chia rẽ dân tộc''. Ngay sau đó, chính phủ quân sự lên nắm quyền, đứng đầu bởi tướng Félix Malloum, một nhân vật được người dân Chad hết sức kính trọng. Chính phủ quân sự thực hiện ngay lập tức việc thả các tù nhân chính trị, bao gồm cả nhiều thủ lĩnh nổi dậy miền Bắc với hy vọng có thể hòa giải kết thúc nội chiến.
Việc làm của Félix Malloum đã phát huy hiệu quả. Quân nổi dậy miền Bắc đồng ý ngừng bắn và đàm phán thành lập chính phủ Liên hiệp.Tổng thống Félix Malloum đã mời Hissène Habré, một người Hồi giáo miền Bắc làm thủ tướng, trở thành thủ tướng Hồi giáo đầu tiên của Cộng hòa Chad. Các vị trí trong Quốc hội cũng được chia đều lại cho các đại diện miền Bắc. Cùng với đó, Tổng thống Félix Malloum cũng cho quân đội Pháp ở Chad được rút về nước, nhưng vẫn giữ lại 200 chuyên gia và cố vấn để giúp đỡ người dân Chad.
Chính phủ Đoàn kết dân tộc của Chad đã thắp nên hy vọng kết thúc cuộc nội chiến Chad đã kéo dài 10 năm. Nhưng điều đó không kéo dài lâu. Những mâu thuẫn không dễ giải quyết giữa các nhóm tôn giáo trong chính quyền lẫn người dân Chad đã làm chính phủ Đoàn kết của Chad không thể hoạt động hiệu quả. Cuối cùng, nó đã bị tan rã vào năm 1977 sau sự phản bội của phe Hồi giáo.
4/ Phe Hồi giáo bội ước và chiến thắng - Kết thúc nội chiến Chad lần 1.
Vẫn có những người không ủng hộ chính phủ Đoàn kết của Félix Malloum và Hissène Habré. Trong số này, có Goukouni Oueddeï, một tướng nổi dậy của FROLINAT. Goukouni Oueddeï từng sống ở Libya và có quan hệ rất mật thiết với người Libya, kể cả lãnh đạo Muammar Gaddafi. Khi chính phủ đoàn kết đươc thành lập với sự tham gia của người Hồi giáo miền Bắc, Goukouni Oueddeï vẫn không chấp nhận tham gia và tiếp tục nhận vũ khí của Libya để chống lại chính phủ Chad.
Vẫn có những người không ủng hộ chính phủ Đoàn kết của Félix Malloum và Hissène Habré. Trong số này, có Goukouni Oueddeï, một tướng nổi dậy của FROLINAT. Goukouni Oueddeï từng sống ở Libya và có quan hệ rất mật thiết với người Libya, kể cả lãnh đạo Muammar Gaddafi. Khi chính phủ đoàn kết đươc thành lập với sự tham gia của người Hồi giáo miền Bắc, Goukouni Oueddeï vẫn không chấp nhận tham gia và tiếp tục nhận vũ khí của Libya để chống lại chính phủ Chad.
Năm 1977, nhiều sự kiện diễn ra trong khối Arab. Ai Cập trục xuất các cố vấn Liên Xô, nên một lượng lớn vũ khí và cố vấn Liên Xô đã chuyển từ Ai Cập qua Libya. Tháng 7 năm 1977, Libya và Ai Cập nổ ra chiến tranh nhằm giành vị thế lãnh đạo khối Arab. Kết quả là Libya thất bại muối mặt và phải chấp nhận để Ai Cập tiếp tục giữ vị thế ''anh cả khối Arab''.
Không thể cạnh tranh trong khối Arab, Gaddafi chuyển sang mạnh tay ở châu Phi. Từ mùa hè năm 1977, lần đầu tiên những vũ khí hiện đại của Liên Xô được Libya trao cho quân nổi dậy Chad. Lần đầu tiên trong cuộc chiến, tên lửa và pháo phòng không được quân nổi dậy sử dụng, làm bất ngờ cả chính phủ Chad lẫn Pháp.
Khoảng cuối năm 1977, một máy bay C-47 và một Douglas DC-4 của không quân Chad bị bắn hạ bằng tên lửa SA-7. Điều này làm chính phủ Chad không tin vào mắt mình do họ không nghĩ quân nổi dậy sở hữu phòng không mạnh đến thế. Bị bất ngờ, tổng thống Félix Malloum phải nhờ quân đội Pháp trở lại ngăn cản quân nổi dậy tiến như vũ bão.
Quân đội Pháp không ngần ngại gửi quân đến chặn quân FROLINAT ở phía Bắc thủ đô N'Djamena. Và họ đã lĩnh trọn cú đấm vào mặt: 2 máy bay SEPECAT Jaguar 5 bị bắn rơi và 18 lính Pháp bị giết. Tin 2 phi cơ hiện đại của Pháp bị quân nổi dậy Chad bắn hạ làm chấn động dư luận Pháp lúc bấy giờ. Nhưng may mắn là quân đội Pháp cũng đã tiêu diệt được 60 quân nổi dậy FROLINAT và tạm thời bảo vệ được thủ đô N'Djamena.
Nhưng mọi nỗ lực bảo vệ N'Djamena của quân đội Pháp đã trở nên vô nghĩa, do sự trở mặt của các nhân vật Hồi giáo trong chính phủ Đoàn kết của Chad lúc đó.
Cuối năm 1977, một hội nghị bí mật được khối Arab tổ chức ở thủ đô Khartoum ở Sudan, trong đó có việc hỗ trợ lật đổ chính phủ ở Chad. Sau thỏa thuận ở Khartoum, thủ lĩnh phiến quân FROLINAT Goukouni Oueddeï và Thủ tướng Chad Hissène Habré, cả 2 đều là người Hồi giáo, đã ngầm bắt tay nhau đẩy Tổng thống Thiên chúa giáo Félix Malloum ra rìa.
Cuối năm 1977 đầu năm 1978, quân của Thủ tướng Hissène Habré đã tấn công Tổng thống Félix Malloum, buộc Tổng thống phải ra nước ngoài lưu vong, kéo theo một cuộc di tản và bỏ chạy của người Thiên chúa giáo khỏi Chad. Một chính phủ mới của người Hồi giáo được thành lập. Hissène Habré tiếp tục làm thủ tướng do thủ lĩnh phiến quân FROLINAT Goukouni Oueddei, được Libya chống lưng đã đòi phải được làm Tổng thống.
Đến năm 1979, nội chiến Chad coi như đã kết thúc với thắng lợi của quân nổi dậy, với một chính phủ Hồi giáo được thành lập. Tuy nhiên, mọi chuyện sau đó lại không êm đềm như thế. Mâu thuẫn nội bộ giữa các thế lực Hồi giáo và đặc biệt là cuộc xâm lược của Libya vào Dải Aouzou đã đẩy Chad vào cuộc chiến tranh tiếp theo đẫm máu hơn mà người ta gọi là ''Chiến tranh Chad - Libya''. Cuộc chiến này sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo.
Cuối năm 1977, một hội nghị bí mật được khối Arab tổ chức ở thủ đô Khartoum ở Sudan, trong đó có việc hỗ trợ lật đổ chính phủ ở Chad. Sau thỏa thuận ở Khartoum, thủ lĩnh phiến quân FROLINAT Goukouni Oueddeï và Thủ tướng Chad Hissène Habré, cả 2 đều là người Hồi giáo, đã ngầm bắt tay nhau đẩy Tổng thống Thiên chúa giáo Félix Malloum ra rìa.
Cuối năm 1977 đầu năm 1978, quân của Thủ tướng Hissène Habré đã tấn công Tổng thống Félix Malloum, buộc Tổng thống phải ra nước ngoài lưu vong, kéo theo một cuộc di tản và bỏ chạy của người Thiên chúa giáo khỏi Chad. Một chính phủ mới của người Hồi giáo được thành lập. Hissène Habré tiếp tục làm thủ tướng do thủ lĩnh phiến quân FROLINAT Goukouni Oueddei, được Libya chống lưng đã đòi phải được làm Tổng thống.
Đến năm 1979, nội chiến Chad coi như đã kết thúc với thắng lợi của quân nổi dậy, với một chính phủ Hồi giáo được thành lập. Tuy nhiên, mọi chuyện sau đó lại không êm đềm như thế. Mâu thuẫn nội bộ giữa các thế lực Hồi giáo và đặc biệt là cuộc xâm lược của Libya vào Dải Aouzou đã đẩy Chad vào cuộc chiến tranh tiếp theo đẫm máu hơn mà người ta gọi là ''Chiến tranh Chad - Libya''. Cuộc chiến này sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo.
(Hết phần 1)
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất