Những điều cần biết về Bồ Đề Đạt Ma
Bồ Đề Đạt Ma hay còn gọi là Đạt Ma Sư Tổ (tiếng Phạn: Bodhidharma) là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật rồi mang nó tới Trung Quốc
Bồ Đề Đạt Ma là một cái tên vừa lạ vừa quen với nhiều người, bởi lẽ tuy được nhắc nhiều trong các bài kinh về thiền định nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và có cái nhìn toàn diện về ngài Đạt Ma này. Thế nên HoaSenPhat sẽ thu thập những thông tin chi tiết nhất để cho bạn có một bức chân dung rõ nét hơn về vị Tổ sư này.
Bồ Đề Đạt Ma là ai?
Bồ Đề Đạt Ma hay còn gọi là Đạt Ma Sư Tổ (tiếng Phạn: Bodhidharma) là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật rồi mang nó tới Trung Quốc.
Theo các ghi chép thì ông đã truyền bá phương pháp tôi luyện cơ thể cho các nhà sư Thiếu Lâm Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra, chuyện ngài Đạt Ma có khả năng trấn trạch cũng được nhiều người truyền tai và tin tưởng.
Ông được đánh giá cao, không chỉ được coi là người có khả năng ngăn chặn những năng lượng tiêu cực mà hơn thế nữa ông còn có thể tăng thêm nhân khí cho gia chủ, xua đuổi tà ma quấy nhiễu. Ông đồng thời cũng là vị Phật thứ 28 của nhà Phật.
Tượng của Bồ Đề Đạt Ma thường được làm bằng nhiều loại gỗ quý như gỗ Hương, Sưa, Trắc. Tượng của ông còn được thờ không chỉ ở chùa mà còn ở nhà của không ít các Phật tử.
Bồ Đề Đạt Ma và Bát Nhã Đa La
Bồ Đề Đạt Ma được sinh ra và lớn lên ở Nam Thiên Trúc - Ấn Độ. Ông tên thật là Bồ Đề Đa La và một vị hoàng tử của Nam Thiên Trúc. Trong lời truyền miệng nhau còn kể rằng ông đã từng trò chuyện về chữ Tâm cùng với Bát Nhã Đa La, người được xem như vị tổ thứ 27 của nhà Phật.
Thấy ông là người thấu tình đạt lý, hiểu biết thâm cao nên khuyên ông nên lấy tên Đạt Ma, có ý nghĩa là rộng lớn và thông đạt. Từ đó Bồ Đề Đa La đổi tên thành Bồ Đề Đạt Ma.
Sau khi tu hành Bồ Đề Đạt Ma lĩnh hội được giáo lý Phật pháp với sự ngộ tính và thông minh xuất chúng của mình, nhờ đó cũng được Bát Nhã Đa La chọn làm người thừa kế và trở thành vị Phật thứ 28 của nhà Phật.
Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Vũ Đế
Vốn là người dùng đạo, Vua Lương Vũ Đến bỏ tiền ra xây dựng nhiều chùa chiền, bố thí hay làm công đức. Vị vua này không phân biệt được phước đức hữu hậu nhờ làm việc thiện khác với công đức vô hậu do tu hành có công năng qua được dòng sông sinh tử.
Chính vì quan điểm này, nhà vua coi trọng việc cho đi tiền tài của cải, bố thí làm phước và tin rằng chỉ cần như vậy là đủ cho con đường tu hành mà không quan tâm đến vấn đề tu chứng.
Thế nhưng với Bồ Đề Đạt Ma thì ông không đồng ý với lối suy nghĩ này, ông là một thiền sư đã đắc đạo. Ông luôn tìm vào những thứ cốt lõi, thuộc về phần Phật thừa. Ông răn dạy người tu để rồi giác ngộ thành Phật.
Vì khác biệt về tư tưởng vua Lương Vũ Đế không thế tiếp nhận được tư tưởng của Bồ Đề Đạt Ma. Ông cũng cảm nhận được nên quyết định cáo từ. Sau đó có người kể lại rằng, sau khi rời đi, Đạt Ma Sư Tổ đã lấy một cọng cỏ ném xuống dưới sông rồi đứng trên cong cỏ đó đi băng qua dòng sông Dương Tử về phía Bắc đến Lạc Dương, kinh đô Bắc Ngụy.
Bồ Đề Đạt Ma và chín năm ngồi thiền định
Tầm năm 527, đời vua Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy, Bồ Đề Đạt Ma lui lên Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn truyền bá Thiền tông.
Người ta truyền nhau câu chuyện rằng là Bồ Đề Đạt Ma từ lúc bắt đầu thiền định đã quay mặt vào vách đá suốt chín năm không nói năng gì. Những người thời bấy giờ không hiểu được lý lẽ và ý định của ông, chỉ có thể thấy lạ và hiếu kỳ nên gọi ông bằng cái tên là “Quán bích Bà la môn”, được dịch là ông sư Bà la môn nhìn tường.
Xuyên suốt thời gian đó, có nhà sư ở Tung Sơn học rộng biết nhiều tên hiệu là Thần Quang, nghe chuyện của Bồ Đề Đạt Ma xong liền gấp rút xin bái kiến, tiếc là Đạt Ma không có lời hồi đáp vẫn chỉ ngoảnh mặt vào tường.
Thần Quang tưởng chừng sẽ nản nhưng tự nhủ với lòng rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được.”
Để rồi cứ thế thời gian thoi đưa, vào một đêm tháng chạp, tuyết phủ kín đất Thần Quang đứng bất động bên ngoài chùa, không mấy chốc tuyết đã phủ kín đầu.
Đạt Ma bấy giờ mới hỏi rằng vì sao Thần Quang lại đứng đó, vị sư đồ này đáp lời trong nước mắt rằng chỉ mong có thể nhận được sự truyền đạo của Đạt Ma, sợ Đạt Ma tưởng mình nhất thời kích động nói lời xằng bậy ông liền rút dao chặt đứt cánh tay trái rồi đặt trước mặt Đạt Ma bày tỏ lòng mình. Từ đó Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm để tử, đổi cho ông pháp danh thành Huệ Khả.
Cái chết bí ẩn của Bồ Đề Đạt Ma
Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh cái chết của ông, thậm chí được kể với nhiều câu chuyện hoàn toàn khác nhau gây ra nhiều tranh cãi. Ông mất ở Thiền Trúc vào năm 536 và được chôn cất tại đó. Thậm chí còn có người đồn đại rằng ông bị đầu độc mà qua đời. Bởi vì có một vị quốc sư nhà Bắc Ngụy ghen ghét với tài năng và hiểu biết của Bồ Đề Đạt Ma khi ông tới Trung Quốc truyền pháp nên đã tìm cách hãm hại.
Lưu Chi đã bỏ chất độc vào đồ ăn của Đạt Ma, dù Bồ Đề Đạt Ma biết rằng trong cơm có độc nhưng vẫn quyết định ăn. Tuy nhiên kết quả là Bồ Đề Đạt Ma nôn ra một con rắn, mọi chất độc trong cơm tiêu tán, ông thì hoàn toàn khỏe mạnh. Lưu Chi không ít lần để độc hại chết Đạt Ma nhưng không thành.
Nhưng sau khi Đạt Ma có ý chọn Huệ KHả làm người thừa kế tâm ấn, ý nguyện đã toàn vẹn nên Đạt Ma không hối tiếc nữa quyết định thuận theo tự nhiên, quyết định không tự cứu mình mà cứ ngồi như vậy an nhiên tịch diệt.
Thông qua bài viết tổng hợp về Bồ Đề Đạt Ma (vị Tổ Thiền tông thứ nhất của Trung Hoa), HoaSenPhat hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ông và những bí ẩn mà trước giờ bạn vẫn còn nhiều thắc mắc.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất