Những bắt đầu trong sự nghiệp theo đuổi tâm lý học của tôi (1)
Hành trình trở thành Hokage. Ah, đây không phải tác phẩm nghệ thuật.
Tôi là một người theo nghiệp tâm lý học. Tôi sẽ nhận như vậy dù công việc hiện tại tôi đang làm có là gì đi chăng nữa. Đúng vậy, tôi chính là một người không chính quy trong cái nghành này. Tôi đang học đại học và không một ai trong nghành này biết về tôi nhưng tôi có thể chắc chắn một nửa thời gian sống của tôi từ trước đến giờ là cho nghành này.
Đây là câu chuyện của tôi, câu chuyện mà từ những trải nghiệm tôi có trong quá trình tự tìm hiểu về tâm trí con người. Tôi chắc chắc nó đặc biệt vì nó không phải thứ có thể đạt được trong một cuộc sống thông thường, ít nhất thì tôi chưa gặp ai có hoàn cảnh tương tự.
Viên gạch đầu tiên được đặt xuống vào năm tôi lớp 3, khi tôi được bác mình áp dụng trò chuyển sự tập trung của tôi sang một sự kiện khác để tôi quên đi cơn đau. Chắc ai cũng biết có những người mà khi tập trung vào cái gì đó thì quên hết trời đất xung quanh, tôi khi ấy cũng vậy. Tôi khi xem phim khá thường xuyên như thế, đến độ miệng thả lỏng rồi rãi rớt chảy ra không biết (nhớ lại cũng thấy tởm tởm =)) Ngày ấy còn xem trên đầu đĩa DVD chứ có như yt, phimmoi bây giờ đâu, xem đi xem lại không chán mà bác tôi cũng mang về được nhiều băng phim hay.
“Cái cơn đau đó đã biến đi đâu khi mình không nhớ đến nó nhỉ?”
Tôi đã từng nghĩ như vậy, ít nhất là tôi nhớ thế. Suy nghĩ đó tới trước khi tôi bắt đầu mở một đĩa phim mình thích và tôi biết rõ bản thân luôn tập trung hoàn toàn khi xem nó. Tôi cấu mạnh vào phần bắp dưới cổ tay mình, móng ghì xuống đủ sâu để bản thân luôn thấy đau, một ít da bị tróc ra nhưng chưa đến mức xuyên vào thịt gây chảy máu. Bàn tay tôi giữ nguyên như vậy khi xem phim và chắc chắn kể cả mình có lơ đễnh rút ra cũng cảm thấy đau. Quả thật tôi không thể nhận ra thời điểm mình rút ra, mãi khi kết thúc cảnh cao trào mới biết. Đó là bước thử nghiệm đầu.
Một thời gian sau tôi nghĩ ra một trò mới, cũng là cách cấu vào tay nhưng bản thân sẽ hướng suy nghĩ tới một thứ khác. Kết quả ban đầu không làm bớt đi cơn đau tẹo nào cho đến khi tôi dành sự tập trung của mình vào một vùng da khác trên người. Tiếp đó tôi biết được hiệu quả giảm đau tỉ lệ thuận với kích thích có ở vùng da được tập trung vào.
Kĩ thuật này bình thường nhỉ, tôi nghĩ vậy khi đó và có thể rất nhiều người biết về nó. Nhưng viên gạch đầu tiên đó, kĩ năng đó là thứ công cụ mà tôi không biết 3 năm sau nó sẽ thay đổi cuộc đời tôi, phá huỷ toàn bộ nhận thức vốn có của tôi về thế giới này, cả cảm xúc của tôi. Khi tôi hoàn thiện kĩ năng này, ít nhất thì thứ được tôi áp dụng vào lại là một kiến thức cơ bản khác ai cũng biết được học trên lớp.
Học về thần kinh và neurons trong môn sinh, tôi biết được rằng mọi hành động hay cảm giác đều xuất phát từ tương tác giữa não bộ và từng phần cơ thể. Lớp 6, thời điểm đó tôi đã quen thuộc với việc đều phối tập trung trên từng bộ phận cơ thể. Đó chỉ là một kĩ năng, thứ đáng nói tới chính là tôi có khả năng phân tán sự tập trung của mình mà không còn cần bất kì sự đều hướng tập trung nào. Nói đúng hơn thì tôi thực hiện việc điều hướng tập trung quá nhiều và cơ thể tôi bắt đầu ghi nhớ nó một cách bản năng trên vùng giảm đau và tôi có thể tái hiện lại nó vô điều kiện. Khả năng tập trung cũng ở mức tập trung gồng từng phần ngón, mu, cổ, với bắp tay riêng biệt dễ dàng (tôi chưa chắc về khả năng này nhưng chưa hỏi được ai có thể gồng tay mà chỉ dùng riêng lẻ một 1 bộ cơ), tiện thể cho ai chưa biết trò cử động tai thì là sử dụng bộ cơ sát với lông mày và thường được sử dụng cùng lúc, cử động lông mày liên tục sẽ cảm nhận được cơ tai, để cử động riêng lẻ thì thay vì đẩy lên thì hãy đẩy cơ ra sau đầu.
Và đó mới chỉ là trước khi tôi biết về tâm lý học, tò mò về tâm trí con người và đặt ra câu hỏi về bản chất của nó. Nếu những thứ kể trên là không bình thường thì với tôi nó là thời gian bình thường nhất của mình nếu phải so sánh với những gì tiếp theo. Bởi vì nó vẫn có thể hiểu được, đồng cảm được, tiếp cận và có thể chứng minh được.
Và đó mới chỉ là trước khi tôi biết về tâm lý học, tò mò về tâm trí con người và đặt ra câu hỏi về bản chất của nó. Nếu những thứ kể trên là không bình thường thì với tôi nó là thời gian bình thường nhất của mình nếu phải so sánh với những gì tiếp theo. Bởi vì nó vẫn có thể hiểu được, đồng cảm được, tiếp cận và có thể chứng minh được.

Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất