[Nhiếp ảnh cơ bản] - Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 7
Nhiếp ảnh gia Allan Weitz chia sẻ một cách sắp xếp bố cục cho khung hình là chú ý sự xuất hiện của các góc nhọn như hình số 7. Các...
Nhiếp ảnh gia Allan Weitz chia sẻ một cách sắp xếp bố cục cho khung hình là chú ý sự xuất hiện của các góc nhọn như hình số 7. Các quy tắc khác dễ thực hành hơn, đó là 1/3, hình vuông, đường lưới, đường thẳng, đường chéo... Nhưng nếu quan sát thế giới xung quanh, những hình dạng, góc cạnh... ta sẽ thấy rất nhiều con số 7. Đó là chân người, những kết cấu kiến trúc bê-tông, những phản xạ ánh sáng, vô số chi tiết công trình xây dựng... và nó tác động đến việc sắp xếp các thành phần kết cấu thành một khung ảnh tốt hay không tốt.
Sự khác nhau giữa các đường hình thành nên góc nhọn với các đường thẳng khác là chúng giao nhau tạo thành một góc nhỏ hơn 90°. Bình thường ta sẽ không để ý, chúng xuất hiện rất nhiều và nếu tận dụng tạo đường dẫn ảnh nổi khối nhiều hơn.
Chân người bước đi cũng tạo thành số 7, hoặc những kết cấu nhà cửa trong các công trình xây dựng, sự phản chiếu ánh sáng... xuất hiện rất nhiều. Đôi khi khó nhận ra vì chúng có thể nằm ngược hoặc theo chiều khác khó thấy hơn.
Số 7 xuất hiện trên các toà nhà, trên lòng đường. Chúng tạo thành những góc cạnh trong khung ảnh như một cách ngẫu nhiên tạo cảm giác trực quan hơn.
Chọn góc máy để có phối cảnh những góc nhọn hình số 7 tạo chiều sâu ảnh.
Sử dụng cả hiệu ứng tiêu cự ống kính như hình này là hiệu ứng góc rộng tạo sự to phình vật ở gần và càng xa càng nhỏ gần, kết hợp góc chụp tạo các góc nhọn chiều sâu ảnh nhiều hơn.
Số 7 hiện diện rất nhiều trong cảnh vật, nó có thể được tận dụng để tạo phối cảnh có chiều sâu hơn, tạo ấn tượng nhiều hơn cho một bức ảnh. Linh hoạt chọn góc đặt máy chụp, đòi hỏi sự quan sát và óc phối cảnh để các thành phần xuất hiện trong khung hình đều phục vụ cho ý đồ của mình, trong đó các góc nhọn là một điểm cần lưu ý.
Đọc thêm:
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất