6 Bí quyết có được sự tôn trọng từ nhân viên

Nhất tự vi sư thế bán tự….. có vi sư không ?
Chào mọi người, trời Hà Nội hôm nay nóng đến "cục súc" . Nóng quá nên tâm trạng cũng “ nóng ” theo, không biết tâm sự với ai nên mạn phép lên đây chia sẻ vài dòng ! Mình là dân tự nhiên, vài tháng nữa mới bước sang đầu 2, bậc cháu chắt chút chít trong cái động nhện này, chỉ thích đọc chứ chưa có kĩ năng viết nhiều nên có sai sót xin mọi người “ nhẹ tay” ạ !
Trở lại với vấn đề chính, “ Nhất tự vi sư thế bán tự ….. có vi sư không ?”
Đầu tiên, câu nói “ Nhất tự vi sư bán tự vi sư” hiểu theo nghĩa mà chúng ta đã được học từ thuở vỡ lòng thì  “ Một chữ là thầy mà nửa chữ cũng là thầy”. 12 năm ăn học, có trải qua bao nhiêu trường lớp thì có bấy nhiêu đấy thầy cô. Dù là dạy môn gì, dạy như thế nào, chúng ta cũng phải luôn luôn tôn trọng thầy cô của mình.  Nhưng nhiều lúc các bậc cha chú thường nhắc đến “ trường đời”. Thế phải chăng chúng ta quên mất còn một ngôi “ trường” nữa mà chúng ta còn phải học ?. Mình nghĩ là không. Vậy nếu có “ Nhất tự” chả lẽ không có “ Vi sư”. Thế nên mình đã đi tới một cách hiểu khác ( phát triển theo cách hiểu thứ nhất ). Khi nhắc đến 2 từ " thầy cô" thì mặc nhiên sự tôn trọng và sự biết ơn sẽ đi kèm với nó. Ở trường lớp hay giảng đường, mỗi bài học sẽ luôn đến với học sinh theo nhiều các cụ thể, còn ở “ trường đời” bài học đến lúc nào có khi mình còn chưa biết, hay nó dạy cho mình cái gì thì đôi lúc cũng chả hay, mà cũng không có ai học cùng mình để còn hỏi nữa. Thế lúc những người “ thầy cô vô hình” ấy còn được đi kèm với hai “ đặc quyền tôn trọng và biết ơn" không ? Tất nhiên là có rồi. Vậy câu nói “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đâu phải chỉ có những người làm việc trong ngày giáo dục mới nên “ tuân theo” đâu.  
Gần đây chắc mọi người cũng để ý đến câu chuyện cô giáo IELTS đã thay đổi điểm để đi dạy, khi mọi việc được đưa ra ánh sáng thì hiển nhiên “ Á à đồ lừa đảo, điểm thi thì không bằng ai mà đòi đi dạy”, “ Đấy tao đã bảo mà cô ấy dạy như ….. í làm sao mà 8 chấm được”….. Về sự thiếu trung thực trong ngành giáo dục nói riêng và cái xã hội nói chung thì dĩ nhiên, chả ai đứng ra mà nói như thế là tốt. Vì sao ? Vì hiển nhiên nó là thế rồi !  Vậy thì bàn vấn đề này làm gì ? Cái mình muốn nói đến chính là thái độ, hành vi của mọi người khi đối diện với vấn đề. Sự hả hê, sự sung sướng khi được trút giận. Bao nhiêu tiền bạc như quay trở lại túi mình. Những câu nói nặng nề, chửi bới được nói ra từ phía sau “ màn hình máy tính” tưởng như chỉ dành cho môi trường lắm thị phi như showbiz. Thì bây giờ nó lại chĩa vào chính những người làm trong ngành giáo dục. “ Ơ ! Người ta là phường lừa đảo chứ có phải thầy cô mình đâu mà đòi hỏi văn minh, lịch sự. Thế tôi mất tiền ai trả lại cho tôi ?” Đúng ! Nhưng đâu phải người ta là thầy cô thì mình mới tôn trọng. Đâu phải người ta là lừa đảo thì mình được mặc nhiên phỉ bang người ta.  Tên tù Jean Valjean ăn trộm đĩa bạc, may mắn gặp giám mục Myriel mà “ Cải tà quy chính” ( Những người khốn khổ - Victor Hugo ). Vậy phải chăng những người “ thầy cô giáo” kia cũng không xứng đáng được nhận cái “ đĩa bạc” ấy ? Những cái “ đĩa bạc” của chính chúng ta sở hữu. Cuộc đời luôn có những sự lựa chọn nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh khiến chúng ta cư xử như thế nào. “ Thế lúc mấy idol dính phốt thì sao”. Vì trong trường hợp đấy, người ta mang lại cái “ dễ có” chứ không phải cái “ khó tìm”. Dù là nghệ sĩ hay người lao công thì họ cũng luôn xứng đáng nhận được sự tôn trọng chứ chưa nói đến những người đã từng là thầy cô của bạn. Hay " Vi sư" chỉ là cái vỏ bọc được Khổng Tử " vẽ" ra từ mấy nghìn nghìn năm về trước. Đâu ai có thể chắc chắn rằng trong tương lai, sẽ không có người  giáo viên tâm huyết nào bị công kích chỉ vì những vấn đề về bằng cấp như hiện nay. Mọi người dường như bị cái xấu xí trước mắt dắt mình đi theo con đường mà chính bản thân mình nhiều lúc cũng chẳng biết là đúng hay sai, chỉ biết cứ thế mà tiến tới. Cuộc sống cũng như một phép toán, nếu chúng ta dùng cái tốt để cộng cái xấu thì phép toán đấy chắc chắn là đáng để thử còn nếu dùng cái xấu để đối diện với cái xấu thì …….thôi ! Phải chăng trong cái thời đại mà mọi thứ đều chạy theo tốc độ chóng mặt, mọi người đã dần quên mất đi những bài học " lỗi thời" mà người đi trước đã để lại ?.
Với mình, nghề giáo viên nó thiêng liêng lắm. Khi đối mặt với việc tổn thất về thể xác thì có bác sĩ, công an…. Còn lệch lạc về tư tưởng, xấu xí về tinh thần một khi đã thành “ thâm canh cố đế” thì lấy đâu ra “ kĩ sư tâm hồn” ?.  
“ Hãy luôn là những người học trò trong suốt cuộc đời bạn" .
Chúc mọi người một ngày vui vẻ và mát mẻ !