Nhan sắc hay người đẹp, đó là một sự bất an.
Đàn bà có nhan sắc đã khổ, nhưng đàn ông nhan sắc thì cũng có phải là món quà của thượng đế hay không? ...
Đàn bà có nhan sắc đã khổ, nhưng đàn ông nhan sắc thì cũng có phải là món quà của thượng đế hay không?
Nếu những người con gái đẹp mang đến sự bất an cho những người phụ nữ khác, thì những người con trai đẹp quá đẹp còn lại mang đến sự bất an cho cả phụ nữ và đàn ông.
Chàng trai người Thụy Điển - Björn Andrésen - được mệnh danh là "chàng trai đẹp nhất thế giới". Andrésen được biết đến khi tham gia vào Bộ phim "Death In Venice" (1971) của đạo diễn người Ý Luchino Visconti (1906 - 1976), phim kể câu chuyện về một nhà soạn nhạc đang trong những ngày tháng cuối đời vì vật lộn với bệnh tim, đã phải lòng một chàng thiếu niên có vẻ đẹp mê hồn, chàng thiếu niên đó do Andrésen thủ vai
Nhưng có lẽ cuộc đời của Andrésen trở nên bi kịch hơn sau khi đóng phim, và sau khi trở thành biểu tượng cho cái đẹp phi giới tính. Một thiếu niên chưa đủ trưởng thành để hiểu giá trị của bản than, đã bị cả thế giới dán nhãn thì bi kịch cuộc đời là chuyện đương nhiên. Andrésen nghiện rượu và trầm cảm suy sụp, rồi bị vợ bỏ, nhưng phải mang trong mình nỗi ân hận suốt đời vì để đứa con trai 9 tháng tuổi chết ngay cạnh mình trong lúc mình say rượu bí tỉ. Cho đến nay, ông vẫn sống với tuổi già, cô đơn, không gia đình, không sự nghiệp, và những cơn suy sụp tâm lý.
Trương Quốc Vinh, diễn viên điện ảnh Hồng Kong nổi tiếng của thập niên 90 cũng mang một vẻ đẹp của một nam thần. Vẻ đẹp của một nam nhân mà mềm mại,mướt mát đến nỗi bất cứ người con gái nào đứng cạnh cũng cảm thấy mình khô khan cứng nhắc hơn. Khác với Andrésen, Trương Quốc Vinh may mắn thành công trong sự nghiệp, và có lúc đã rất rực rỡ, nhưng rồi anh chọn ra đi bằng một cách không thể bình tĩnh hơn. Nhảy từ tầng lầu từ tầng 24 khách sạn Mandarin Oriental (vào ngày 1 tháng 4 năm 2003), mà trước đó vẫn hẹn ăn trưa với bạn, vẫn gọi điện cho người quản lý đến gặp mình vào giờ đó, tất cả đều được sắp xếp rất có trật tự.
Dường như việc sở hữu một nhan sắc vạn người mê lại không phải là một món quà, mà còn là một áp lực, và có thể là một con dao sắc lẹm cắt cứa lại chủ nhân của nó lúc nào không hay.
Trước đây, trên spiderum, mình có đọc bài viết của nick “Motnguoidep” có nhan đề “ tôi không thích mình được khen xinh”, ở đó bạn cũng chia sẻ câu chuyên cá nhân của mình, với cũng một nỗi niềm: không hiểu tại sao một người xinh như bạn lại luôn luôn gặp bất hạnh và vận rủi.
Vậy hãy thử đi tìm nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho những nhan sắc vạn người mê xem sao?
Có lẽ năng lực biết cảm thụ cái đẹp và say mê cái đẹp của loài người đã tạo ra rất nhiều điều bất công cho những người đẹp.
1.Người đẹp làsự bất ancủa xã hội
Có một thống kê là, những người có nhan sắc nổi trội quá mà đi xin việc, mà gặp người cùng giới tính phỏng vấn, thì tỉ lệ cao là sẽ bị loại.
Nếu hai chị em ruột, hai anh em ruột, hai người bạn thân mà có một người xinh, một người xấu, thì rất dễ là mọi ánh măt, mọi lời khen đều đổ dồn về phía người đep, và người còn lại nếu không ngầm ngầm ghanh tị, thì thường sẽ sống trong mặc cảm tự ti.
Trong một lớp học, một cơ quan, một nhóm đồng nghiệp, có 1 người đẹp nổi trội, trở thành tâm điểm thu hút, thì những người còn lại sẽ thấy mình như không tồn tại, và không khỏi âm thầm ghen ghét người đó.
Theo tháp nhu cầu Maslow (một thuyết động lực trong tâm lý học) Mức độ cao nhất trong các nhu cầu củacon người thể hiện bản thân. Ở tầng này, con người thường có xu hướng mong muốn trở thành người xuất sắc nhất có thể.
Ở đạo Phật, thì đó là vì con người luôn có cái tâm Tham- Sân – Si. Tham ( sắc, dục, tài, danh, thực). Tham không được thì sẽ sinh Sân hận, Sân hận sẽ sinh ra Si mê, vô minh.
Như vậy, tùy vào định nghĩa của mỗi quan niệm màlòng tham ái là tích cực hay tiêu cực, nhưng chúng ta đều thấy nó có trong mỗi con người. Ai cũng có khát vọng khẳng định bản thân, ai cũng có long tham ái, hiếu thắng, muốn được hơn người. Từ đó mà, chúng ta có thể thấy những người đẹp thường sẽ đạt được nó dễ dàng hơn, có lúc gần như không phải làm gì nhiều (. Andrésen cho biết trong những năm tháng tuổi trẻ, ông không cần phải tán tỉnh ai hết, bởi các cô gái luôn tự tìm tới ông và chờ đợi một tín hiệu.) Tất cả đều là thứvốn họ có sẵn từ khi sinh ra. Trong khi đó những người khác phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba mới có được điều đó, hoặc mãi cũng chẳng có được, thì sự tồn tại bên cạnh một người quá đẹp, là một điều rất bất lợi, con người không thể không ghen ghét, đố kỵ, cô lập và tìm cách nói xấu họ được.
Vì thế mà một người đẹp cũng có thể tỏa ra một không khí bất an cho bầu không khí mà họ đang thở chung với mọi người.
2.Người đẹp- sự bất an chođối tượngsở hữu nó
Đó là trường hợp như của Marily, một biểu tượng cho sự hấp dẫn và quyến rũ, mà lại bị người chồng là ngôi sao bóng chày ghen tuông và bạo hành, đến người chồng sau đó là nhà biên kịch nổi tiếng, một người có tài, có học thức và hiểu biết, nhưng ông ta cũng chỉ tìm cách hạ thấp cô, và luôn nói cô không được bẳng vợ trước của ông ta.
Vậy đó, với một nhan sắc cực phẩm, thì ai mới là người dám sở hữu nó? Cảm giác khi ở bên một nhan sắc cực phẩm, nhất là quan hệ yêu đương, sở hữu thì có vui không, có hạnh phúc không? Có thể sẽ vui, nhưng kèm theo đó là một nỗi bất an thường trực nếu như người kia không thực sự tự tin hay không sở hữu một nhan sắc cũng lộng lẫy không kém. Con người cũng có thể bị hút về người đẹp một cách bản năng, bị hấp dẫn một cách không thể kháng cự nổi, nhưng cảm giác không an toàn luôn thường trực trong họ khi phải sở hữu một thứ quá quý giá. Họ thấy đối phương, người yêu, vợ, chồng của mình đẹp, thì có nghĩa là họ cũng lo sợ rằng thiên hạ cũng thấy thế, và hok swoj bị lấy cắp. Họ càng bị hấp dẫn bao nhiêu về cái đẹp, họ càng bị những cơn ghen tuông giầy vò nhiều bấy nhiêu... Thậm chí, kể cả khi không có chứng cớ gì về sự phản bội của người kia, họ vẫn có thể chìm đắm vào những cơn hoang tưởng ghen tuông, và có thể giầy vò và xấu tính rất vô lý với người mà họ rất yêu thương và si mê.
Đó là một phần nguyên nhân mà những người đẹp ( kể cả nam hay nữ giới) khi yêu, khi lập gia đình thường không hạnh phúc.
Người có nhan sắc cũng có thể là độc dược đối với đối với người sở hữu họ
3.Nhan sắc là sự bất an cho cả chính người có nhan sắc
Như trên đã nói, những đứa bé ngay từ lúc sinh ra đã được nhận món quà nhan sắc, thường lớn lên trong sự một sự yêu mến đặc biệt của những người xung quanh, và mọi thứ có phần dễ dàng hơn. Nhưng được yêu chiều khen ngợi nhiều, cũng không hẳn là một môi trường nuôi dưỡng tốt để một mầm cây trưởng thành. Những đứa bé lớn lên trong sự xinh đẹp đáng yêu, và đến lớn chúng vẫn là những người đẹp, thì thường sẽ trở thành hai kiểu người, hoặc ngây thơ, trong sáng, cả tin nên dễ lơ ngơ, thụ động, dễ bị lừa, hoặc chúng sẽ kiêu ngạo, bướng bỉnh với một cái tôi rất lớn nên cũng dễ xấu tính và chà đạp người khác.
Đó là còn chưa nói, những người có nhan sắc đa phần sẽ mắc hội chứng Ái kỷ nặng hơn người khác (hội chứng narcissism, hội chứng hoa thủy tiên, hội chứng của những người có “thói quen đánh giá quá cao bản thân, đặc biệt là về ngoại hình”) Có thể với sự dạy dỗ, và để hạn chế thói kiêu ngạo cho những đứa trẻ xinh đẹp, bố mẹ gia đình, nhất là ở Việt Nam cũng thường không nhắc đến hay quá đề cao hình thức của một đứa bé. Đứa bé đó lớn lên có thể rất khiêm tốn, chừng mực, và biết cách cư xử. Nhưng ngay cả trong trường hợp lí tưởng như thế, đứa bé rồi cũng sẽ nhận thức được giá trị nhan sắc của mình, và việc nó trở nên thèm khát những lời ca tụng nó là đương nhiên. Ngày nay mạng xã hội đã phần nào thỏa mãn cơn khát thèm được ca tụng bản thân, nhưng chính nó cũng lại là cốc nước biển cho cơn khát thèm ấy, càng uống càng khát.
Vậy đó, nhan sắc đôi khi không phải là một điều kiện thuận lợi để con người có thể học cách phát triển tốt nhất, đôi khi chính những người hình thức ở mức bình thường lại dễ phát triển bản thân hoàn hảo hơn, và dễ tìm thấy hạnh phúc của mình hơn.
Bài viết này được viết để bày tỏ nỗi niềm, sự đồng cảm với những người có nhan sắc, chứ không có ý phân biệt hình thức. Người đẹp cũng có nỗi khổ tâm của người đẹp, và rất mong họ có thể “vượt khó” qua cửa ải nhan sắc, cũng như có thể nhận được cái nhìn công bằng của người đời, và cũng hy vọng rằng, có một ai đó có thể viết một bài khác với chủ đề “ cách sử dụng bản thân của những người đẹp”
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất