CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NGÀY NAY
Tình cảnh chung của chủ nghĩa xã hội đầu thế kỷ 21
Chủ nghĩa xã hội là một phần của chủ nghĩa cộng sản đồng thời cũng là một thể chế chính trị ở một số quốc gia trên thế giới, cũng giống như nhiều thể chế đã từng tồn tại trong xã hội loài người, xã hội chủ nghĩa được tạo ra để đại diện và duy trì lợi ích của giai cấp tạo ra nó ở đây là giai cấp của những người lao động chiếm số đông trong xã hội.
Về cơ bản ta tạm coi chủ nghĩa xã hội là một chủ thuyết thì người sáng tạo ra chủ thuyết này là Các Mác, Ăng Gen và người đưa chủ thuyết này thành một thể chế chính trị nhà nước đó là Lê-nin. Theo các vị đó giường như đây là một con đường tất yếu của xã hội loài người, có thể có nhiều mô hình nhà nước khác nhau và mọi áp dụng đến thực tế sẽ xảy ra sai lầm vì chưa thực sự một quốc gia nào thành công tuyệt đối với mô hình này nhưng theo quá trình phát triển, tiến hoá của con người mà nói đến nhận định của các vị trên thì đây là con đường tất yếu của bước đường tiến hoá. Thực sự mà nói bên cạnh các khuyết điểm đã được lịch sử cuối thế kỷ 20 chứng minh thì chủ nghĩa xã hội cũng có các ưu điểm không thể phủ nhận.
Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội chính là việc chủ nghĩa này đã tạo ra cơ hội để vô số các quốc gia bị áp bức giành lại quyền tự chủ, thử hỏi nếu không có xã hội chủ nghĩa thì nhân dân bị trị dưới ách Sa Hoàng của đế quốc Nga sao có được vinh quang thời Liên Xô, nếu không có nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa thì làm sao có được các phong trào cộng sản mọc ra khắp nơi, làm sao số ít các cường quốc một thời với lục địa trải dài khắp thế giới như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ... dễ giàng trao trả độc lập cho các quốc gia vốn là thuộc địa của họ. Nước Pháp ngày nay vẫn có thể tự nhận là văn minh và cường quốc nhưng cái văn minh này chỉ là hào nhoáng của dưới 10% dân số còn về sức ảnh hưởng của một cường quốc thì họ chỉ là cường quốc hạng ba vẫn phải nhìn mặt các cường quốc hạng hai, hạng nhất như Hoa Kỳ và Trung Quốc để mà cư xử, trái ý các anh là thằng em Pháp ăn đủ. Bởi là vì Pháp đã suy yếu khi cố gặm một "khúc xương đã hoá thạch" đó là Việt Nam. Anh thì khôn hơn, đã chủ động trao trả lại độc lập cho phần lớn thuộc địa của mình, còn một số thì chỉ cai trị trên danh nghĩa cho nên mặc dù thời đại xâm lược thực dân kiểu cũ đã kết thúc nhưng dưới vị thế là một nô tài thân cận của Hoa Kỳ nên nước Anh vẫn có sự ảnh hưởng của một cường quốc thực sự dù không lớn.
Sự thật là Anh hay Pháp.. hay các nước thực dân, đế quốc có trao trả lại độc lập nhưng trước khi họ rời đi thì họ lại tạo ra rất nhiều bất ổn cho các nước thuộc địa giờ đã là cựu thuộc địa của họ đủ thứ các xung đột về tôn giáo, chủng tộc.
Nước Anh từ bỏ cựu thuộc địa Ấn Độ nhưng Ấn Độ nguyên lành trước đây đã bị họ sẻ làm 3 quốc gia khác nhau là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh. Cùng là một quốc gia thống nhất trước khi bị xâm lược nhưng sau khi được trao trả lại độc lập thì đất mẹ Ấn Độ bị xé tan nát và những đứa con không bao giờ có thể thực sự chung sống hoà bình được nữa, nỗi đau người dân Ấn phải gánh chịu nhưng chính họ cũng không biết vì họ còn đang trong cõi mờ mịt tìm cách thôn tính lẫn nhau.
Cùng một hoàn cảnh bị chia tách nhưng ở châu Phi còn tan nát và bi thương hơn nhiều lần. Đế quốc, thực dân phương Tây sau khi từ bỏ thuộc địa thì tại lục địa đen này hình thành không biết bao nhiêu là dân tộc, Đảng phái hằng ngày giết hại lẫn nhau, khốn nạn nhất là Pháp, Pháp tuy gọi là trao trả độc lập nhưng mà quá kinh tởm cho sự bóc lột thực dân bằng "thuế thuộc địa" của Pháp ở châu Phi ngày nay..
Cái tiếp theo mà Chủ nghĩa xã hội mang lại chính là các lợi ích mà nhân dân lao động trên thế giới được hưởng như giờ làm việc, tiền lương, thưởng tương xứng với sức lao động bỏ ra; tóm lại sự bóc lột đã công bằng hơn với 1 thế kỷ trước đây khi mà người lao động đã biết tổ chức nên các công đoàn, công hội để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình. Đặc biệt chế độ an sinh trong xã hội dù ít nhiều thì quốc gia nào, thể chế nào cũng có, nếu là trước khi chủ nghĩa xã hội hay khái niệm đấu tranh giai cấp xuất hiện thì những điều này là không thể.
Mặc dù sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội đã diễn ra từ các thập niên 70-80 của thế kỷ 20 nhưng dù có "tiêu chuẩn kép - đạo đức giả" tới đâu thì các "học giả" vẫn cứ phải công nhận rằng nếu được điều hành một cách đúng đắn thì sự ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa là không thể phủ nhận, do nhiều sai lầm khác nhau mà chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và khối Đông Âu đã "đi vào lòng đất" nhưng các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc và Việt Nam.. giường như đã đi con đường đúng hơn do đã áp dụng có sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh quốc gia mình nên công bằng xã hội và đời sống tinh thần, vật chất hay con người xã hội chủ nghĩa ngày một đi lên, đất nước ngày một phát triển bất chấp mọi biến động chính trị diễn ra khắp nơi trên thế giới.
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu xụp đổ do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan kéo dài tác động tới chứ không phải chỉ có các nguyên nhân chủ quan nội tại vì vậy nếu hoàn toàn đổ lỗi cho tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa thì không công bằng chút nào. Về thực tế họ xụp đổ là vì:
- Lãnh đạo trì trệ, không chịu cải tiến hoặc cải tiến quá chậm không thích nghi kịp với thời cuộc.
- Các thế lực thù địch luôn kích động phá hoại từ cả bên trong và bên ngoài.
Còn các nguyên nhân như độc tài tham nhũng thì chế độ nào cũng có, càng dân chủ thì tham nhũng và độc tài càng kinh khủng nhưng Hoa Kỳ và Phương Tây vốn rất giỏi trong khoản che đậy "xào nấu thông tin" và "đạo đức giả + tiêu chuẩn kép" nên tất cả các xấu xa hay mặt trái của nhiều vấn đề xã hội phương Tây được che đậy cực kỳ khéo léo cho nên người dân trên thế giới hiện nay đều cho rằng Hoa Kỳ hay Phương Tây thường gắn liền với các giá trị văn minh, đường lối của họ là chuẩn mực mà không hề biết là chế độ chính trị thường do hoàn cảnh lịch sử và văn hoá quyết định chứ không phải rằng là cứ "đua đòi theo người ta" rồi "áp dụng một cách máy móc" mà được.
Hoa Kỳ và Phương Tây trước đây hay bây giờ luôn muốn chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nhà nước theo chế độ này và khi phá hoại thành công thì bọn chúng sẽ lại vào vai là người đứng ra "giúp đỡ" các quốc gia đó theo con đường "tự do - dân chủ" và theo một kế hoạch sẵn có nhằm hủy diệt tư tưởng nền tảng xã hội chủ nghĩa. Khi lật đổ thành công thì bọn chúng sẽ ra điều kiện để đổi lấy "các khoản viện trợ kinh tế từ trên trời rơi xuống", ừ, để đổi lấy thứ đó họ phải nhận theo quà khuyến mãi bắt buộc từ bọn chúng đó là các gói viện trợ cho chương trình giáo dục nhằm tuyên truyền, tẩy não người dân đặc biệt là giới trẻ.
Chương trình giáo dục phản động đó sẽ biến tất cả một thời vinh quang tự hào trong lịch sử của họ thành thời kỳ lệ thuộc độc tài, nô dịch bởi chủ nghĩa cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, chính con cháu của những người chiến sĩ cách mạng năm xưa sẽ tự tay đập phá các tượng đài vinh quang chiến thắng, phỉ báng ông cha của họ và bôi nhọ các nhân vật lịch sử. Tiền bạc từ các khoản viện trợ kinh tế đã tẩy não giới trẻ, bôi nhọ chính cái chế độ đưa họ từ chỗ nô dịch phát xít để trở thành độc lập tự do.
Sau khi họ giàu có như Hoa Kỳ và Phương Tây hứa hẹn (thực tế thì kinh tế Đông Âu vẫn chưa bao giờ bằng hoặc vượt Tây Âu, Nga chưa bao giờ có được vị thế cũng như sức ảnh hưởng của Liên Xô trước đây) và hàng loạt biến động chính trị, thời cuộc thì đã có một vài quốc gia đã phần nào tỉnh "giấc mộng tự do - dân chủ" sau một thời gian dài bất ổn nhưng kể cả họ có tỉnh đi chăng nữa thì trên đời này không có thuốc hối hận, những gì tốt đẹp vinh quang họ cũng đã đập phá, bôi nhọ bằng lời lẽ và hành động phỉ báng, họ cũng đã nã đại bác vào lịch sử như chính năm nào Boris Yeltsin đã nã đại bác vào toà nhà Nghị viện Liên Xô.
Tình hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa đến với Việt Nam theo con đường tự nhiên và tất yếu, sau bao nhiêu phong trào yêu nước, đấu tranh giành độc lập thất bại với nhiều hy sinh, mất mát thì các thanh niên trí thức, những người con ưu tú của dân tộc đã tìm thấy con đường quật khởi ở lý tưởng cộng sản và khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiên phong trong số đó, Người đã vận dụng khôn khéo vào tình hình Việt Nam thời điểm 1927 - 1945. Người cùng các đồng chí của mình đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước hoà làm một tạo nên một làn sóng cách mạng thành lập nên một nhà nước công nông đầu tiên ở châu Á, đã kết hợp hết sức hoàn hảo chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc và sức mạnh của thời đại để chớp thời cơ giải phóng và tự giải phóng cho dân tộc.
Tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo nên thời cơ, thế và lực để nước Việt Nam có thể đương đầu với muôn vàn khó khăn sau đó để hình thành một nước Việt Nam như ngày nay. Thay vì đi theo lối mòn sách vở giáo điều thì tinh thần "tĩnh bất biến, ứng vạn biến" của Người giúp dân tộc Việt Nam có được những bước chuyển mình để không bị động trước những biến động to lớn của thời cuộc. Thường thường thì mọi cuộc cách mạng đều lo ngại sự chệch hướng trong tư tưởng và hành động nhưng cách mạng ở Việt Nam dưới thời đại và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có thể linh động uyển chuyển theo thời cuộc với cái bất biến chính là lợi ích của toàn dân tộc.
Trước cái lối mòn kinh tế trì trệ những năm 1975 - 1985, nước ta không thể cải cách ồ ạt đến mất cả chế độ như ở Liên Xô, cũng không có một nền tảng công nghiệp vững trãi như ở Trung Quốc mà tiến hành cải cách, cũng không thể duy trì quá lâu thực trạng kinh tế bao cấp - kế hoạch hoá như các nước Xã hội chủ nghĩa khác, trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy thì tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi ích của toàn dân tộc được đặt lên hàng đầu, trình độ quản lý sâu sát tới đâu thì cơ chế mở rộng đến đó và những bước đi cải cách chậm rãi nhưng mạnh bạo và chắc chắn trong suốt mấy chục năm qua đã giúp toàn dân tộc chuyển mình.
Giờ đây mặc dù còn phải cố gắng rất nhiều, con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa và tiến tới cộng sản chủ nghĩa còn nhiều gian nan chắc trở vì thực sự chưa có một quốc gia nào từng đạt được nhưng cái cốt yếu đó là đời sống văn hoá, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam ta được cải thiện từng ngày. Dân tộc ta đến thời điểm này thật đúng như câu "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Tác giả: Chu Đức Thuận
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất