Bài này mình muốn chia sẻ về relational thinking - tư duy liên hệ, kiến thức cở bản nhất mà mình nghĩ rất cần thiết để hiểu cách não bộ hoạt động, và chi phối nhiều phương pháp tư duy cũng như đem lại cả hạn chế tư duy. Đây là đúc kết của mình sau một khi đọc một lượng tài liệu về cách học, cách tư duy. Hiểu điều cốt lõi giúp mình có thể mô hình hóa nhiều khái niệm với nhau, và nhìn mọi thứ rõ ràng hơn.

Relational thinking

Tư duy liên hệ là chúng ta sẽ liên hệ những thông tin ta nạp vào trong đầu với nhau, liên hệ thông tin mới với thông tin cũ. Bản chất đằng sau việc liên hệ này là sự kết nối của các neuron thần kinh. Các kiến thức, khái niệm được liên hệ sâu sắc khi các neuron thần kinh liên kết bền chặt với nhau (và tạo thành các liên hệ thần kinh cứng - hard-wired neural pathways).
Não luôn tìm cách liên hệ thông tin với nhau cũng chính là lí do vì sao chúng ta có xu hướng tổng quát hóa, khái quát hóa (generalization) những kiến thức mình nạp vào. Điều này tạo ra một phương thức xử lý thông tin nhanh hơn (schema/ mental model), nhưng cũng tạo ra những hạn chế về tư duy (cognitive bias).
Relational thinking là khái niệm cơ bản để học và tư duy hiệu quả hơn
Relational thinking là khái niệm cơ bản để học và tư duy hiệu quả hơn

Schema/ Mental model

Mental model/ schema phản ánh cách điều gì đó hoạt động. Chúng ta không nhớ chi tiết, chúng ta đơn giản hóa cách hiểu của mình về thông tin, chúng ta khái quát hóa. Lý do cho điều này là vì, não bộ của chúng ta phải xử lí rất nhiều thông tin. Nên thật không hiểu quá để nhớ mọi thứ, mà thay vào đó, ta hình thành cách hiểu về sự vật, để ta có thể xử lý nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.
Điều này cũng đến từ nguyên nhân của tổ tiên chúng ta: Tốc độ rất quan trọng với tổ tiên với sự tồn tại. Tưởng tượng bạn là tổ tiên của mình đang sinh sống nơi thảo nguyên hoang dã. Khi nghe được một tiếng động nguy hiểm, bạn liền action đi tìm chỗ trốn. Bạn đã relate "tiếng động lạ" với "sự nguy hiểm", và hành động "chạy trốn".
Bài trước mình cũng có nhắc tới quy tắc tiếp nhận (encode) thông tin là cố gắng tạo một kết cấu bền chặt để não có thể tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn. Mental model là một bộ dụng cụ giúp ta có thể xử lý những vấn đề phức tạp.
Trong cuốn "The design of everyday things", một trong các nguyên tắc design của Donald Norman là thiết kế phù hợp với mental model của người dùng. Tại sao lại nên phù hợp? Một thiết kế gần với những gì có sẵn trong đầu giúp chúng ta dễ dùng hơn. Ngược lại, những gì ngược lại với hiểu biết của chúng ta khiến chúng ta mất nhiều thời gian, nỗ lực hơn để học, vì thế, nếu nỗ lực quá lớn so với lợi ích họ đạt được, họ có thể từ bỏ sản phẩm của chúng ta.
Nhưng ở chiều ngược lại, mental model của con người nhiều khi không hiệu quả, và đó là room để phát triển sản phẩm mới. Ví dụ, mental model ngày trước gọi xe ôm của chúng ta là phải ra ngoài ngõ, ngã ba tìm một vài chú xe ôm, nói địa điểm, hỏi giá, kì kèo, okie lên xe. Sự ra đời của Uber, Grab đã thay đổi thói quen đó. Tất nhiên, nó cần thời gian để chúng ta học thứ mới. Nhưng vì benefit của nó mang lại lớn hơn hẳn, nên chúng ta đã thay đổi mental model của mình.

Concept = building blocks

Não chúng ta liên hệ mọi thứ với nhau, nhưng chúng ta nên liên hệ thứ gì với nhau? Cũng tương tự như việc xây nhà, ngôi nhà được hình thành từ những viên gạch nhỏ, và được kết dính với nhau bằng xi măng. Nếu chúng ta randomly kết nối viên gạch này với một mảng tường, mà mảng tưởng đó sắp đổ vỡ, liệu ngôi nhà của chúng ta có vững vàng không?
Điều chúng ta cần làm là tìm viên gạch cho ngôi nhà của mình, cho hệ thống tư duy của mình. Concept (khái niệm) là để chỉ viên gạch như vậy. Theo lí thuyết về concept-based learning, concept là sự hiểu (understanding), còn những thông tin ta tiếp nhận là kiến thức (knowledge).
Concept được hình thành khi ta trừu tượng hóa các kiến thức. Khi ta tìm được mối liên hệ giữa các concept, ta hình thành nên principle (nguyên lí). Lợi ích chính của việc tư duy khái niệm là transfer learning - tức là, có thể áp dụng concept đó vào các ngữ cảnh khác nhau, những ngữ cảnh mới, giải quyết các vấn đề khó và khác biệt so với những gì mình đã làm. Schema/mental model bao hàm concept và principle.
Lấy ví dụ, quy trình thiết kế sản phẩm theo design thinking là Empathy - Define - Ideate - Prototype - Test. Nếu để ý kĩ, design thinking thực ra là quá trình hypothesis testing, flow trong các nghiên cứu, cũng như là idea đằng sau của cách tư duy first principle thinking mình sẽ trình bày ở dưới. Chúng ta không chỉ đặt giả thiết và test về solution của mình (prototype), mà còn hỗ trợ ta trong việc xác định nhu cầu, vấn đề của user. Ở bước Empathy, chúng ta đưa ra những giả định về nhu cầu của user từ việc thấu hiểu tập khách hàng, sau đó, chúng ta test bằng cách phỏng vấn và làm survey trên tập này.
Design thinking thực ra là quá trình hypothesis testing
Design thinking thực ra là quá trình hypothesis testing

Bài học 1. Lỗi nhận thức - Cognitive bias

Nhận thức được những điểm yếu trong tư duy của mình để hạn chế nó, và có tư duy chất lượng hơn. Một trong những cognitive bias liên quan trực tiếp tới lối tư duy liên hệ của ta là thiên kiến xác nhận (confirmation bias). Confirmation bias là việc chúng ta có xu hướng tìm kiếm thông tin để ủng hộ niềm tin, quan điểm vốn dĩ của ta, hơn là tìm kiếm sự thật.
Một trong số các lý do cho điều này là, khi não thu nạp các thông tin gần với mental model của mình, não sẽ tốn ít năng lượng hơn để tìm kiêm sự liên quan và encode nó vào não hơn. Chúng ta phải tiếp nhận vô vàn thông tin, nên não cũng cần tìm cách dễ dàng hoạt động. "Don't make me think" - người dùng lười và thích thao tác dễ dàng, thực ra chính là não chúng ta lười tìm kiếm thông tin đây mà.
Vì confirmation bias, cách chúng ta đặt câu hỏi cho user để lấy ý kiến của họ có khả năng bị dính nhận định của chúng ta, và vô hình chung, khiến user trả lời theo cách ta muốn. Ví dụ, khi ta hỏi: "Tại sao bạn nghĩ tính năng này hữu ích?". User sẽ đưa ra các lí do họ cho thấy nó hữu ích, trong khi user có thể không thực sự sử dụng tính năng đó với các mục đích có vẻ hữu ích với họ như vậy. Điều này còn bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng mồi (priming). Để đặt câu hỏi cho user một cách khách quan hơn, bạn có thể đọc quyển rất thú vị "The Mom Test".

Bài học 2. Sử dụng liên tưởng (analogy) để encode thông tin hiệu quả hơn

Khi muốn tiếp nhận một thông tin mới, chúng ta có thể liên tưởng chúng với những thứ tương tự, thông thường là các khái niệm đơn giản hơn, hoặc có thể là những khái niêm cũng phức tạp, nhưng miễn là nó thân thuộc với schema của mình.
Một trong những liên tưởng thú vị nhất mà mình ghi nhớ là liên tưởng của Alex Zhu, VP Product tại TikTok về sự giống nhau của chiến lược acquire new users của TikTok và chiến lược thu hút dân cư, phát triển châu Mỹ thuở ban đầu.
Alex Zhu cho rằng thu hút người dùng đang sử dụng Instagram/FB tới TikTok (một sản phẩm mới), tương tự như thu hút những người ở Châu Âu sang châu Mỹ. Bạn cần thu hút người ta bằng cách thể hiện rằng ở Mỹ, những người bình thường có cơ hội đổi đời - giàu lên, thay đổi địa vị xã hội của mình, có thể giàu lên. Không giống như ở châu Âu, nơi mọi thứ đã được phân chia rõ ràng.
“In the early days, you have to build a centralized economy – you want wealth to be distributed to a small percentage of people so they can prosper and become the role models to attract more people. You want people in Europe to look at a normal person in America who was just like them who became rich after moving there. So they’d want to migrate to America too. The average citizen of Europe has zero to no opportunity to move upward in the social class. They leveraged this by building it for the average citizens in America – allowing them to upgrade their social status when they move here. However, you have to decentralize the economy at the same time. There needs to be a middle class – an average person should have an opportunity to become successful. Give all types of users the satisfaction to create and consume content.
Nếu nhìn sâu hơn nữa, bạn có thể nhìn thấy một số quy tắc trong bản chất con người: thích sự giàu có, thích địa vị để khẳng định mình, tâm lý muốn tận hưởng thành quả nhanh chóng (một trong những điều gây ra bong bóng dotcom đầu thập niên 1990, hay cuộc khủng hoảng tài chính 2008 ở Mỹ).
Tuy nhiên, như cách nó hoạt động, analogy cũng bị ảnh hưởng bởi cognitive bias. Chúng ta liên tưởng tới những gì ta có sẵn trong đầu. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là chúng ta luôn giữ thái độ rằng những gì chúng ta biết có thể sai.

Bài học 3. Truy tận gốc vấn đề với First Principle Thinking

Một trong những cách tư duy để tìm được building block của vấn đề là First principle thinking. Đây là phương pháp luôn đặt câu hỏi về cách mình suy nghĩ và hướng tới việc kiểm định những giả thiết chạy ngầm trong đầu mình.
Mình nghĩ framework Jobs-to-be-done chính một cách áp dụng first principle thinking về nhu cầu của con người. Với Jobs-to-be-done, câu hỏi mình đặt ra là: vậy nhu cầu cơ bản nhất của con người mà sản phẩm muốn giải quyết là gì? Ví dụ, nhu cầu các ứng dụng nhắn tin hiện nay đang giải quyết không phải là nhắn tin, gọi video, mà là nhu cầu giao tiếp và liên lạc - nhu cầu đã phát triển từ 30.000 năm trước. Phương thức nguyên thủy nhất của nhu cầu liên lạc là khi con người khắc các biểu tượng lên các hang động để trao đổi thông tin. Cách con người liên lạc dần được tiến hóa: đưa tin bằng chim bồ câu, đưa tin bằng người cưỡi ngựa, gửi thư qua bưu điện, điện thoại, máy tính, và sau đó là ứng dụng nhắn tin. Nhiều phương thức thay đổi nhưng đều cố gắng giải quyết nhu cầu mà tổ tiên chúng ta cũng có.
Tại sao chúng ta có nhu cầu này? Chúng ta muốn được kết nối với người khác, chúng ta muốn trao đổi suy nghĩ và cảm xúc của mình. Khi liên lạc, chúng ta không chỉ muốn trao đổi thông tin, chúng ta còn muốn bộc lộ cảm xúc qua những hình vẽ (hãy nhớ về những bức thư tình ông bà ta gửi cho nhau). Vì vậy, các tính năng ngoài nhắn tin của chúng ta còn để giúp chúng ta có thể bộc lộ cảm xúc sinh động hơn: gửi hình ảnh, gửi video, sticker, đặt nickname, đổi background. Tính năng không cho phép người khác xem trạng thái active của mình là vì mình cũng hay khóa cửa nhà, không muốn tiết lộ việc mình có nhà hay không để tránh phiền phức với các cuộc viếng thăm. Một số ứng dụng không có tính năng xem mình đã đọc tin nhắn hay chưa vì con người cũng vốn ngại việc đó: mình nhìn xong mà không trả lời thì là bất lịch sự, mà đôi khi chúng ta cũng vờ như chưa nghe thấy điều họ nói.
Xây dựng tư duy như một người nghiên cứu <a href="https://waitbutwhy.com/2019/09/thinking-ladder.html" target="_blank">(Tim Urban)</a>
Xây dựng tư duy như một người nghiên cứu (Tim Urban)

Kết

Liên hệ, kết nối là cách chúng ta suy nghĩ và hình thành tư duy. Nó giúp chúng ta tiếp nhận, lưu trữ và tận dụng những gì mình biết hiệu quả hơn. Nhưng nó cũng có những hạn chế khiến ta cứ mãi ở trong vòng tròn niềm tin của mình. Chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ cognitive bias (mình không biết các vĩ nhân có thực sự làm được không, nhưng mình nghĩ họ vẫn luôn có một niềm tin vào điều họ biết). Nhưng có một điều chúng ta có thể làm được: tâm niệm rằng chúng ta có thể sai, và chúng ta luôn sẵn lòng mở rộng đầu óc để tiếp nhận những điều khác mình, để giúp mình bớt sai và đi tìm tới bản chất của vấn đề.
“The only thing I know is that I know nothing”
Socrates
(còn tiếp)