Lee Byung-chul, nhà sáng lập nên tập đoàn SamSung lừng danh sau một thời gian lầm đường lạc lối đã lại một lần nữa tỉnh ngộ sau ngày đất nước giải phóng
Sau khi thành lập “ Samsung thương hội” và bước đầu đạt được một số thành công nhất định, nhà sáng lập tập đoàn Samsung lừng danh lại một lần  nữa lầm đường lạc lối cùng chuỗi ngày dài đắm chìm trong men rượu.
Đến ngày giải phóng 15/8/1945 đã mang lại cho Lee Byung-chul cơ hội nhìn lại bản thân cũng như phong cách làm ăn thiếu mục đích và sức mệnh của mình.
“Ta có thể làm gì để cống hiến cho đất nước đã được giải phóng? Đúng vậy! Con đường phụng sự tổ quốc của ta chính là hiến thân cho kinh doanh”.
Phương châm “kinh doanh báo quốc” của ông tức là thông qua kinh doanh để cống hiến, phụng sự cho quốc gia và xã hội, xa hơn nữa là toàn nhân loại.
Ông nói:” Kinh doanh báo quốc là quan điểm về kinh doanh được thể hiện nhất quán trong suốt quá trình tôi xây dựng và phát triển công ty của tôi”.
Khai sinh công ty “Samsung C&T Corporation”
Mang theo tư tưởng “kinh doanh báo quốc”, tháng 11/1948 Lee Byung-chul đến Seoul. Tại đây, ông thuê miếng đất rộng khoảng 330 m2, gần đường số 2 Jongo (nay là tòa nhà YMCA) rồi dựng lên công ty”Samsung C&T Corporation”.
Lee Byung-chul trong một cuộc họp
Một thời gian ngắn sau khi thành lập, Lee byung-chul cùng làm với một người bạn đồng hương là Cho Hong –je. Ban đầu, ông giữ 75% cổ phần, còn lại 25% thuộc về 5 người trong đó có Giám đốc điều hành Cho Hong-je và Phó Giám đốc Kim Seng-gi.
Tuy nhiên, sau đó, Lee Byung-chul tạo điều kiện để mọi nhân viên trong công ty nếu muốn đều có thể trở thành cổ đông. Lợi nhuận được chia tùy theo tỷ lệ cổ phần. Đây chính là chế độ khuyến khích nhân viên công ty trở thành cổ đông, mục đích là gieo vào đầu nhân viên nhận thức của người làm chủ. Tức là khi lợi nhuận được chia cho mình nhiều hơn, nhân viên sẽ làm việc hang hái hơn.
Kết quả là chỉ sau hơn 1 năm thành lập, 3/1950, công ty đã lãi 130 triệu won. Tuy nhiên, chiến tranh Triều tiên nổ ra, phần lớn hàng hóa trong kho của công ty bị đốt phá, toàn bộ số tiền ông kiếm được trong suốt thời gian qua phút chốc tan biến.
Bắt đầu lại với đường, vải “made in Korea”
Sau chiến tranh, Lee Byung-chul xuống vùng tị nạn Busan rồi thành lập lại Công ty Samsung C&T. Trong chiến tranh, mặt hàng nào cũng trở nên khan hiếm. Ông nhập khẩu đường và phân bón từ Hồng Koong về, nhập khẩu đến đâu, bán sạch đến đấy. Lợi nhuận ròng sau 6 tháng lên tới 1 tỷ won, sau 1 năm là 6 tỷ won.
Mặc dù kiếm được bộn tiền nhưng Lee Byung-chul vẫn trăn chở:
“Tại sao chúng ta không thể sản xuất những thứ chúng ta dùng?”.
Từ đó, ông quyết tâm thành lập “Công ty Cổ phần Công nghiệp đường Cheil” và xây dựng một nhà máy tại phường Jeonpon, Busan với một số máy móc được nhập từ Nhật. Chỉ một thời gian ngắn, đội ngũ kỹ sư của ông đã cơ bản hoàn thành việc lắp ráp và vận hành thiết bị. Đúng lúc nhu cầu về đường tăng cao, nhà máy làm việc suốt ngày đêm mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Lee Byung-chull trong một cuộc nói chuyện với Park Chung-hee
Thành công nối tiếp thành công, đến 4/1/1955, Lee Byung-chul cho khởi công Nhà máy dệt len Cheil. Trong những năm đầu, sản phẩm Goldentex với dòng chữ ‘Made in Korea” đầy tự hào đối với một công dân Hàn Quốc yêu nước, công ty dệt len Cheil lỗ đến 500 triệu hwan nhưng tiếng lành đồn xoa, danh thu tăng đều dần giúp công ty thoát khỏi cảnh thua lỗ triền mien.
Công ty điện tử Samsung
Với tính cách nhẹ nhàng, điềm tĩnh, Lee Byung –chul cho rằng mình mình không hợp với những ngành phải lăn lộn chốn công trường như xây dựng mà chỉ hợp với những ngành “đơn giản, gọn nhẹ” như điện tử.
Thời ấy, rất nhiều công ty Hàn Quốc đều tranh thủ kiếm tiền dựa vào cuộc chiến tranh Việt Nam nhưng Lee Byung-chul đã lựa chọn không sang Việt Nam. Thay vào đó, ông tập trung nguồn lực cho dự án nhà máy phân bón Hàn Quốc, bất chấp việc nhiều đối thủ cạnh tranh đã nhân cơ hội đó mđể ra sức chạy đua, đẩy lùi Samsung nhằm giành vị trí số 1 về công nghiệp.
Bất chấp những khó khăn trước mắt. Đến tháng 1/1969, Lee Byung-chul cũng đã thành lập được Công ty Công nghiệp điện tử Samsung, tiền thân của Công ty Điện tử Samsung sau này.
Công ty Điện tử Samsung thua lỗ ngay từ lúc bắt đầu, mãi đến năm 1973, chiếc ti vi màu của Samsung được bán ra thị trường khi mà các đối thủ còn đang miệt mài với các sản phẩm ti vi đen trắng.
Đến năm 1974, thế cục gần như đã hoàn toàn đổi chiều khi Samsung giờ đây đã bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trong sản xuất ti vi màu.
Chất bán dẫn và Steve Jobs
Tháng 3/1982, Lee Byung – chul sang Mỹ nhận bằng tiến sĩ danh dự ngành quả trị kinh doanh do trường đại học Boston trao tặng. Tại đây ông đã có cơ hội tiếp xúc với trụ sở của Hewlett- Packard (HP) ở San Francisco và nhà máy chất bán dẫn của IBM. Cũng tại đây, Lee Bung chul đã nhận ra tầm quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất máy vi tính và chất bán dẫn.
Trở về nước, Lee Byung- chul lập tức chỉ thị cho nhân viên lập kế hoạch kinh doanh chất bán dẫn. 7 tháng sau, bản kế hoạch 100 trang đã được đến tay ông.
Mặc dù sự thành công của Samsung sau đó đã chứng minh cho quyết định đúng đắn của ông. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người đã tỏ ra lo lắng sự nghiệp của Samsung sẽ tiêu tán trong nháy mắt vì bây giờ, ông đã qua tuổi 70. Quả thực, ở tuổi đấy bắt tay vào một ngành kinh doanh mà đòi hỏi dây chuyền với số vốn 1000 tỷ won quả thực rất khó.
Tháng 11/1983, ông già Lee Byung- chul 74 tuổi sau khi lắng nghe một thanh niên 28 tuổi giải thích về dòng máy tính cá nhân Macintosh (Mac), ông đã cho thanh niên này một lời khuyên:
“Cậu hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc kinh doanh này: Thứ nhất, kiểm tra xem công việc của mình đang làm có giúp gì cho nhân loại không; thứ hai, cần xem trọng nhân tài và thứ ba, hãy xem trọng quan hệ cùng phát triển với các công ty khác.”
Chàng thanh niên đó chính là Steve Jobs, lúc này anh vừa bị đẩy ra ngoài cuộc đấu tranh trong nội bộ công ty.
Đến 5 giờ chiều ngày 19/11/1987, Lee Byung-chul đã từ trần sau quãng thời gian dài chống chọi với bệnh tật.