"Người lớn" vs "trẻ con"
Bài viết thể hiện sự đồng cảm sâu sắc cho những cá nhân bị rơi vào hoàn cảnh bị chê là "trẻ con" mặc dù đã gần 30 mà vẫn chưa hiểu...
Bài viết thể hiện sự đồng cảm sâu sắc cho những cá nhân bị rơi vào hoàn cảnh bị chê là "trẻ con" mặc dù đã gần 30 mà vẫn chưa hiểu khái niệm "người lớn" là như thế nào.
Dạo gần đây tôi có cặp kè một chị (tôi gọi là em) hơn tôi 3 tuổi và đã từ vài ngày nay đã không nhắn tin nữa rồi. Theo một nguồn tin cho hay thì chị ý chê tôi "trẻ con".
Thực sự nếu ai đó chê tôi thật đúng thì đương nhiên tôi sẽ nhận lời ngay lập tức và cố gắng sửa vì tôi thấy không có gì đúng đắn và đẹp đẽ hơn việc một số người nhận ra cái sai sót của bản thân mình và để mình cố gắng hơn từng ngày cả.
Dạo gần đây tôi có tham gia một lớp học về nghiệp vụ sư phạm cho đại học và cao đẳng ở trường đại học sư phạm Hà Nội để nộp vào hồ sơ bên trường cao đẳng tôi dạy, thực sự đây là 1 dịp không thể nào có thể may mắn hơn để tôi thu thập và rèn luyện những kiến thức nền tảng cho việc kiếm cơm sau này là dạy học của mình và rộng hơn là đưa đường chỉ lối cho một sinh linh bé bỏng bước vào thế giới đầy vui sướng lẫn đau khổ này. Nhưng sự thật thì tôi mới ngã ngửa ra là mình thực sự chưa học được cái gì phù hợp vì ngành nghề đặc thù của mình. Tôi là giáo viên dạy piano với hình thức dạy 1 vs 1 mà từ đầu lớp học toàn các bài tập nhóm để hướng dẫn các thầy cô giáo dạy lớp tập thể bao gồm nhiều em học sinh. Đây là ý đầu tiên đưa tôi vào sự thất vọng so với kỳ vọng mình có.
Đọc thêm:
Thứ 2 nữa là thực chất các cô nói toàn các thứ tôi đã có nghe qua bên cao học, học về tâm lý mà toàn duy vật biện chứng rồi toàn các kiến thức bậc đại học lẫn cao học học nên tôi cũng không muốn nhắc lại.
Thứ 3, đây là điểm làm tôi băn khoăn nhất có thể là lý do khởi đầu cho bài viết này đó chính là định nghĩa của cô giáo môn "tâm lý học đại cương" về người trưởng thành: " là người biết tự lập, kiếm được thu nhập phụ giúp gia đình, LẬP GIA ĐÌNH, CÓ CON ...." Tôi buột miệng nói rằng thế chắc Newton, Kant hay cụ Hồ chắc chưa phải là người trưởng thành. Vẫn biết là theo nhiều nguồn tin bác có con rơi hay chính phủ yêu cầu bác không được lập gia đình (không có phép có vợ). Có người trêu là cụ Hồ không phải người phàm không thể so sánh được, cả lớp được pha cười rất châm biếm. Cô giáo nhẹ nhàng nói có ngoại lệ, rồi nhanh chóng chuyển sang phần khác sợ đụng chạm là lôi thôi to. Và tôi đang băn khoăn to lớn một con người được vế đầu như tôi mà thiếu vế sau ắt hẳn vẫn là trẻ con ??
Thực ra tôi từ lâu đã tự hỏi "người lớn" là thế nào và có ai đó đáng để mình noi gương không ? Trên thực tế có rất nhiều người lớn có những "tật xấu" không thực sự đáng để học tập lắm như là hút thuốc nhiều, chè chén quá độ, bạo hành và phát biểu rất nhiều câu quá sai lầm. (không ít những môn học trên cao học bên trường nhạc của tôi học thực chất chỉ để đến lớp cho vui và chả đọng lại mẩu kiến thức nào cả, đáng buồn là tôi chúa ghét các thể loại đó).
Đọc thêm:
Gặp gỡ các anh chị làm cùng ngành mới phát hiện ra bây giờ thực ra nó khác xa ngày xưa quá nhiều rồi. Các thầy trong lớp tôi thưa chuyện về quá trình dạy, cách phổ cập các bậc từ thcs, thpt. Thực ra việc đem con chữ đến cho mọi người là không hề là điều xấu mà rất tốt cho mọi người. Tuy nhiên thực tế có quá nhiều lỗ hổng chằng chịt đang lòi ra. Các thầy trình bày là các em không đủ kết quả thi vẫn phải cho lên lớp, hay ngay như trong mội trường nghệ thuật của tôi thì các em dù có 4 bài cuối kì giảm còn 2 bài mà các em còn không chơi hết được cả 2 bài mà vẫn phải cho các em qua (vì cấp trên bảo thế). Cũng liên quan đến chuyện này, tôi vừa đi chúc tết cô giáo dạy hoà thanh của tôi trên bậc đại học cũng nhận ra rằng cô cũng thường xuyên phải cho điểm qua vì bên trên bảo thế đủ chỉ tiêu và sợ các em bỏ học. Bây giờ thay vì nói là cậu đã hiểu bài chưa? các em thi nhau hỏi là đã qua môn chưa, chắc cô lại không để mình không qua môn đâu. Rồi cô cũng tâm sự cả lũ học cô chả hiểu gì mà sau này cũng có bằng tiến sĩ rồi thạc sĩ rồi chắc sắp tới lên PGS, cô biểu rằng bây giờ là thời của bằng cấp con ạ.
Điều hiển nhiên là có chê giáo dục thì đến đêm mà mình chả có quyền hành gì trong tay cũng không thể làm được điều gì, mọi sự đang dần dần tốt lên mà có điều giáo dục thì dường như ngày càng đâm đầu xuống sông (hôm nọ tôi mới vỡ ngửa ra tụi trẻ học các môn phụ cũng dễ hơn hồi tôi được học mà tụi nó cũng người làm được người không một cách rất chống đối cho qua chuyện)
Tóm lại, đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu người lớn là như thế nào và trẻ con thì tiêu chí gì người ta ám chỉ như vậy. Sau tết này, mọi chuyện chắc sẽ vẫn như vậy (đợt này khoá nghiệp vụ sư phạm đang nghỉ vô thời hạn vì vấn đề covid), vẫn lên lớp đều đều nếu không dãn cách, cố gắng không quạu lên vì vấn đề lười học của học sinh và cách chấm điểm một cách bất hợp lý của các thầy cô khác.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Surphi10

Về trưởng thành thì mình thích khái niệm "self-differentiation" của Bowen. Xa hơn thì có thể tìm hiểu luôn "eight concepts" của Bowen về cách thức một hệ thống tương tác với nhau
Tham khảo thử: https://www.karenrkoenig.com/blog/what-is-self-differentiation-and-why-is-it-so-important

- Báo cáo

Lương Nhật Long
Mình cũng xem qua đường link bạn rồi, hôm nào bạn thử viết bài nhé, mình muốn xem chi tiết nhé 😉
- Báo cáo

Surphi10

Viết rồi ấy chứ, mà không đăng vì toàn lý thuyết chưa đủ trải nghiệm 

- Báo cáo

Khất Sĩ
[Đã xóa]

Khất Sĩ
[Đã xóa]

lilytruong
Em thấy định nghĩa về "người lớn" và "trẻ con" thật khó để đưa ra bởi hệ tiêu chí là độ tuổi, sự trưởng thành về thể chất và tinh thần...rất tương đối không thể đong đếm cụ thể. Em nghĩ hệ quy chiếu của mỗi người là khác nhau nên hiểu thế nào là lựa chọn và quan điểm mỗi người ạ.
Bàn về giáo dục hiện nay, như em từng chia sẻ với anh về sự học thụ động hay vì thành tích đang là thực trạng mà chúng ta lại bé nhỏ, cả về nghĩa đen và nghĩa bóng ạ
Về sự làm gương, anh nói rằng "người lớn" có thực sự để làm gương khi họ còn có nhiều thói quen tật xấu, em nghĩ con người còn nhiều khiếm khuyết nên việc noi gương cũng cần chắt lọc. Ta soi gương để nhìn thấy chính mình và tu sửa bản thân nhưng nếu tấm gương ấy không tốt, không trong sạch thì việc soi xét sẽ trở nên khó khăn.
Em chưa có nhiều trải nghiệm như anh, cũng chưa va vấp quá nhiều trong cuộc sống, góc nhìn của em có thể còn hạn hẹp, mong anh góp ý giúp em hoàn thiện hơn góc nhìn đa chiều về cuộc sống phức tạp này.
Cảm ơn anh về bài viết chia sẻ những góc nhìn thực tế này ạ.
- Báo cáo

Lương Nhật Long
Từ xưa đến nay luôn luôn có câu nó thành thương hiệu "cái gì tốt thì ta học hỏi, cái gì không tốt ta loại bỏ", anh thấy cực kì không chính xác, xáo rỗng, ai cũng nói thế mà áp dụng vào thì lại là 1 chuyện khác, chả ai hoàn hảo, mọi người thường học cái tốt lẫn cả cái xấu không riêng gì cái tốt và bỏ cái xấu như câu trên. Đã thế xã hội lại đòi hỏi rất nhiều thứ vượt ngoài bản năng, lối sống con người đã mất cả mấy chục ngàn năm để " tiến hoá ". Lấy một ví dụ trên cao học, nước Đại Việt (hay còn gọi là gì gì dó anh không nhớ ) đã có thời gian rất dài là thờ Mẫu (lấy người con gái làm trung tâm, chế độ mẫu hệ), trải qua 1000 năm bị Trung Quốc đô hộ là chế độ phụ hệ, tất cả quyền lực và của cải rơi vào tay người đàn ông, người đàn ông lấy vợ cả, vợ lẽ rồi tầm khoảng chục năm nay là 1 vợ 1 chồng. Thuyết tiến hoá không được sinh ra để đáp ứng sự thay đổi "cua gấp" như thế, mà tiến hoá là "thích nghi với môi trường" chứ không phải thay đổi bản năng tập tục đã hình thành suốt 1 thời gian dài, đã thế lại hình thành định kiến, thành kiến "tình dục là bản năng thú vật, không nên học theo", mình tự dưng bị ném vào cái xã hội ntn nó cứ sao ý.
Em đọc bài bác dưới Surphi10 rất hay đó, xã hội hiện đại bào mòn tâm lý con người một cách bền vững, con người luôn sống trong sự "malaise", chẳng được như ý mình (đơn giản bởi đó không phải là thứ ông cha, tổ tiên ta để lại) chúc em một ngày tốt lành và sống 1 cuộc sống như em hẳng mong muốn, hạnh phúc, thoả mãn nhé.
- Báo cáo