JavaScript là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ra các trang web có tính tương tác. Các slideshow, pop-up quảng cáo và tính năng autocomplete của Google là những thứ được viết bằng JavaScript. Nó được tạo ra lần đầu tiên bởi Brendan Eich tại công ty Netscape vào năm 1995 – được đặt tên là Mocha trong quá trình phát triển, phát hành phiên bản beta với tên là LiveScript và cuối cùng được đặt tên là JavaScript để lợi dụng sự phổ biến của Java (một ngôn ngữ lập trình khác) vì lý do marketing.
Lúc đầu, các lập trình viên đã không coi JavaScript là quan trọng, bởi vì nó không được xem như là một ngôn ngữ phát triển nghiêm túc như các ngôn ngữ phía máy chủ là Java, Ruby hay Python. JavaScript giống như phần kem phết trên bề mặt chiếc bánh vậy, nó chỉ chịu trách nhiệm về phần trải nghiệm người dùng. Nhưng ngôn ngữ này tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên phổ biến, nó thường được đề xuất là ngôn ngữ lập trình nên học đầu tiên dành cho người mới bắt đầu. Nếu bạn sử dụng một framework JavaScript có tên là Node.js, thì giờ đây bạn có thể thực sự sử dụng JavaScript như là một ngôn ngữ phía máy chủ (server-side).
JavaScript có thể làm được những gì
Đầu tiên, như chúng ta đã nói ở trên, JavaScript có thể được sử dụng để xây dựng toàn bộ một trang web nếu sử dụng với Node.js và MongoDB (một cơ sở dữ liệu). Node.js là bất đồng bộ, điều đó làm cho nó có tính dễ mở rộng và rất phù hợp cho tất cả các dữ liệu lớn ở ngoài kia. Ví dụ, một nhà phát triển đã nhận thấy việc gửi email Node.js chỉ mất 3 giây, trong khi đó phải mất 30 giây với PHP. MongoDB là một cơ sở dữ liệu hướng tài liệu (document-oriented) được xây dựng phục vụ cho khả năng mở rộng nhưng các chức năng nó cung cấp vẫn tốt nhất cho cả hai thế giới.
JavaScript hiện nay là một trong những cách ưa thích để phát triển ứng dụng web. Đó là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên Github. Rất nhiều các trang web được xây dựng với Node, bao gồm cả các trang web lớn như Klout, Storify và Yammer. Việc có thể sử dụng cùng một ngôn ngữ trên cả phần front-end và back-end làm cho cuộc sống của các nhà phát triển phần mềm trở nên dễ dàng hơn.
Riêng bản thân nó, JavaScript chịu trách nhiệm về các hiệu ứng động như các cửa sổ pop-up và với AJAX, những trang web có thể hiển thị dữ liệu mới mà không cần phải refresh lại trang. Bạn có thể xem một ví dụ của AJAX trong thực tế ở đây – bạn thấy thế nào khi nhấp chuột vào một hình ảnh trên trang đó, thì địa chỉ URL thay đổi và nó hiển thị dữ liệu mới tương ứng mà không cần phải refresh lại toàn bộ trang. AJAX là cụm từ viết tắt của Asynchronous JavaScript And Xml, vì vậy nó không thể được sử dụng ngoài JavaScript.
JavaScript có phải là ngôn ngữ của tương lai?
HTML5 được cho là sự kết thúc của Flash, nhưng nếu HTML5 là công cụ tổ chức, thì JavaScript soán vị trí của phần tử Flash. Những video hoặc hình ảnh trực quan trước đây thường phải chạy trong một plugin thì bây giờ được phục vụ với JavaScript, chạy trong trình duyệt của bạn, vì vậy bạn không cần phải tải về một plugin của bên thứ ba để xem nó, và các nhà phát triển biết rằng người dùng sẽ có cùng trải nghiệm.
Kể từ khi Javascript bắt đầu như là ngôn ngữ trông giống Java nhưng không có khả năng thực hiện cùng một tác vụ, thì nó đã tạo ra một chút ngạc nhiên cho những ai đặt cược vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nó. JavaScript cũng không phải là ngôn ngữ dễ viết nhất – các nhà phát triển nói rằng được viết theo cách mà bạn mong muốn, bởi vậy cú pháp của chúng trông tự nhiên hơn. Nhưng một ngôn ngữ chỉ tốt nhất khi có các công cụ đi kèm với nó, và nhờ sự bổ sung như Node.js, jQuery (thư viện), JSON (JavaScript Object Notation) và MongoDB, JavaScript sẽ có một tương lai tươi sáng.
>>> Tìm việc làm tuyển dụng Javascript