Chúng ta thường biết tới GHPGVN là tổ chức đại diện và quản lý phật giáo tại Việt Nam. Được điều hành bởi các tu sĩ có chức vị cao quý. Mọi hoạt động của phật giáo tại Việt Nam được tổ chức này quản lý và điều hành. Đây là cơ quan có quyền lực cao nhất trong Phật Giáo. Họ có quyền chỉ định, bãi nhiệm hay trục xuất những tu sĩ ưu tú, phá rối hay phạm giới luật v.v... một tổ chức duy trì sự ổn định cũng như tính chính danh của phật giáo. Nghe có vẻ tuyệt vời đúng không nào? Tuy nhiên. Khi càng suy xét sâu xa chúng ta càng thấy nhiều nghịch lý.
Múc đích tối thượng của Đạo Phật là gì? Đó là sự giải thoát. Muốn giải thoát thì phải cắt đứt mọi khổ đau. Theo Đức Phật nguyên nhân của mọi đau khổ đều bắt nguồn từ vô minh, cũng vì vô minh mà con người luôn phải đấu tranh, tranh giành để thỏa mãn các ham muốn của cái ngã cá nhân, khiến con người vướng vào bể khổ triền miên, gây ra những hậu quả, nghiệp báo ở kiếp sau. Muốn thoát khỏi vô minh thì phải buông bỏ. Buông bỏ lòng tham vật chất, quyền lực, dục vọng, danh vọng và cả cái tôi v.v... hãy nhìn vào đó và suy nghĩ rằng nó có phù hợp với cơ quan quyền lực như GHPGVN không? Khi trong tay những bậc tu sĩ có địa vị cao xa kia là quyền lực, là của cải, là các chùa chiền, thiền viện nguy nga tráng lệ... Như vậy họ đã và đang thực hành theo Pháp nào của đức Phật? Sẽ có người nói rằng: Họ đang tu tập và chưa thành Phật nên họ cũng chưa thoát khỏi những thứ đó. Tuy nhiên, theo giáo lý của Đức Phật. Một vị tu sĩ trước tiên phải buông bỏ đi tất cả những thứ đó để một lòng tu tập. "Biểu tượng" Là việc cạo đầu. Tuy nhiên biểu tượng cũng chỉ là biểu tượng, là hình ảnh đơn thuần nếu bên trong không thực sự buông bỏ. Vì vậy, những nhà sư đó trên thực tế không có tư cách để điều hành một tôn giáo của một quốc gia. Bản thân còn tu tập chưa tới nơi tới chốn thì có tư cách gì để cất nhắc, để loại bỏ, để ra hình phạt hay trục xuất những tu sĩ khác?
Nói tới đây lại xuất hiện một nghịch lý khác. Đó là kết quả của sự tu tập. Tu tập thực chất không phải tìm kiếm sự công nhận hay sắc phong từ một cá nhân hay tổ chức nào. Mỗi cảnh giới tu sĩ đạt được đều trải qua sự tự tu tập, chiêm nghiệm, đúc kết và tự giác ngộ. Không phải được công nhận mà bản thân đạt được cảnh giới đó. Đây không phải là kỳ thi hay cuộc chạy đua danh hiệu, thành tích. Điều đó làm hoen ố và lệch lạc đi bản chất cao đẹp của Phật Pháp. Bởi vậy ta mới có những "giả sư". Chức vị không phải là Đại Đức thì cũng là Hoà Thượng. Đạt đến những chức vị đó đáng ra họ phải là những người đã không còn giữ bất cứ tài sản hay địa vị nào.
Nhắc đến sự công nhận ta lại có thêm một nghịch lý. Mới đây nhất là hiện tượng của Sư Thích Minh Tuệ. GHPGVN đã đưa ra thông báo chính thức, phủ nhận Sư Thích Minh Tuệ là tu sĩ Phật Giáo. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng Phật Giáo nói riêng và xã hội nói chung. Như đã nói ở trên. Phật pháp không phải là tìm kiếm sự công nhận hay sắc phong. Thay vì hoan hỉ khi có một người tu tập theo Pháp của Đức Phật, nhận được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội, mà ra công văn đến các chi hội địa phương. Tạo điều kiện cho Sư Minh Tuệ có môi trường tu tập tốt nhất thì họ lại ra công văn phủ nhận Sư Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật Giáo. Thực ra, sư Minh Tuệ cũng không cần sự công nhận của họ. Ngài không tự nhận là sư, không nhận lễ bái, không thuyết pháp. Thứ ngài nói đơn thuần chỉ là những chia sẻ về cuộc sống, quá trình tu tập. Nhưng một người tu theo Pháp của Phật nhưng không phải tu sĩ Phật Giáo thì là gì? Dù không nằm trong GHPGVN thì bản chất cũng là tu sĩ Phật Giáo. Một người cao tuổi không nằm trong Hội Người Cao Tuổi thì không phải là người cao tuổi sao? Ở đâu ra cái lý đó? Và điều này lại khẳng định sự nghịch lý và mẫu thuẫn của tổ chức này, đi ngược lại với giáo pháp của Đức Phật.
Nói về việc thuyết pháp. Trong 6 năm tu tập. Đức Phật không hề thuyết pháp. Ngài chỉ thuyết pháp khi đã thành đạo. Ấy vậy mà những nhà sư được sắc phong lại không ngừng rao giảng, truyền bá những tư tưởng tà đạo. Lời nói gắn liền với cúng dường, tiền tiền, bạc bạc. Những khái niệm mơ hồ và mê tín. Họ nói về nghiệp, về phước, về quả báo cực kỳ vô lý và dị đoan. Nói tới đây chắc chắn sẽ có một số người cho rằng: "Tu sĩ có quyền chọn giữa giảng pháp và hành pháp". Nhưng họ quên rằng hiểu pháp mà không hành pháp thì là vô nghĩa. Có nhiều quan điểm cho rằng: "Có thực mới vực được đạo" để bao che cho việc các thầy kêu gọi cúng dường. Thực ở đây án chỉ thực phẩm, lương thực. Tuy nhiên, suy từ giáo lý của Phật, việc ăn uống chỉ là phụ nếu xét theo sự buông bỏ cái tham, cái sân, cái si... Thì thực ở đây ta có thể hiểu là thực tế "giáo pháp không xa rời thực tế". Thực hành "hiểu đạo phải hành đạo". Như vậy mới có được chánh niệm. Nếu đầu óc còn nghĩ tới chuyện ăn, uống, tiêu thụ để hành đạo. Vậy cái đạo đó không còn là đạo phật. Đây cũng là dự ngôn của Đức Phật khi nói về thời kỳ mạt pháp.
Càng có quyền lực, càng dễ tha hoá. Đây không chỉ nói về một số nhà sư có sức ảnh hưởng. Khi có được sắc phong. Họ mượn danh Đức Phật để có được sự kính ngưỡng của Phật tử. Rồi họ tha hoá, sự vô minh ăn sâu vào tiềm thức, rồi bén rễ vào những bài giảng. Nếu một người hiểu Pháp nhưng không hành pháp nhưng lại đi thuyết pháp, vậy chúng ta có nhìn thấy bóng dáng của thầy Huấn trong đó? Sự phá hoại nguy hiểm và to lớn nhất là sự phá hoại từ bên trong. Nó là căn bệnh ung thư làm còn người mất niềm tin vào Phật Pháp chứ không phải những người lên án các bậc "giả tu". Có nhiều người mất niềm tin vào Phật Giáo cũng từng là những Phật Tử.
Còn nói về GHPGVN. Tổ chức đang điều hành Phật Giáo. Họ có rất ít hành động chấn chỉnh các tu sĩ trong giáo hội của mình, tuy nhiên lại đi nhắm tới một người đang tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Nó chỉ khiến cho khối u ác tính của Phật Giáo Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Những nghịch lý này không khỏi khiến ta suy ngẫm, GHPGVN có nên tiếp tục tồn tại hay không?
Bài viết không có ý quy chụp toàn bộ tu sĩ đang tu tập tại Việt Nam. Có nhiều tu sĩ mình biết, họ là những tu sĩ chân chính và mình rất tôn kính họ. Đây cũng không có ý định công kích, nhục mạ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Chỉ là một số suy nghĩ cá nhân để mọi người cùng suy ngẫm.
Góc nhìn thời sự
/goc-nhin-thoi-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất