Note.18✤Book.9✤6/2021:Nghệ thuật "tinh con mẹ nó tế" của việc Đéo quan tâm (The Subtle Art of Not Giving a Fuck) - Mark Manson
"Đọc cuốn: Nghệ thuật tinh tế của việc Đách quan tâm - Mark Manson " (13/6/2021) (Tổng số sách đã đọc được: 9 quyển) Rút ra...
"Đọc cuốn: Nghệ thuật tinh tế của việc Đách quan tâm - Mark Manson " (13/6/2021) (Tổng số sách đã đọc được: 9 quyển)
Rút ra bài học
⇒ Mỗi người tự xác định Điều gì là quan trọng đối với bản thân, không lệ thuộc vào quan điểm người khác, không để bản thân vô định ham cuồng 1 cái gì đó mà phải có sự suy xét. Việc người khác quan tâm gì không quan trọng, việc ta quan tâm cái gì mới quan trọng. Việc người khác kêu ta phải quan tâm cái gì không quan trọng mà là việc ta tự xác định điều đó có quan trọng với mình hay không.
⇒ Đừng so sánh Điều quan trọng của bản thân với Điều quan trọng của người khác. Vì so sánh là não trạng của sự lệ thuộc, không có chính kiến về cuộc đời mình.
⇒ Đừng đánh giá thấp những gì mà người khác cho là quan trọng với họ. Vì ta sẽ không biết được tương lai cuộc đời của họ. Họ có thể thích thứ ta cho là tầm thường, nhưng điều tầm thường đó là cái mà họ đang sống cùng, cho nên đối với họ là điều quan trọng, vĩ đại.
⇒ Ta sẽ không bao giờ biết được Sự lựa chọn của mỗi người sẽ dẫn họ đi về đâu, không thể. Vậy nên việc đánh giá phê bình cuộc đời người khác là 1 việc làm vô cùng bẩn thủi và cặn bã, chúng ta nên thông cảm trước khi nhận xét cuộc đời người này tốt xấu thế nào?!??
"Ở Texas có một câu thành ngữ rằng: “Con chó nhỏ nhất thường sủa to nhất”(??) (tương tự với câu ‘thùng rỗng kêu to’) ➜ giống chó nào sủa to 1????
Thế giới này cứ liên tục nói với bạn rằng con đường dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn là nhiều, nhiều, nhiều hơn nữa – mua nhiều hơn, sở hữu nhiều hơn, làm ra nhiều hơn, làm tình nhiều hơn, trở nên nhiều hơn. Bạn thường bị oanh tạc với những thông điệp về việc bận tâm đến mọi thứ, mọi lúc......vấn đề nằm ở chỗ quá nhiều mối bận tâm sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần của bạn. Nó khiến cho bạn trở nên hời hợt và giả tạo, bạn sẽ dành cả đời mình vào việc chạy theo ảo tưởng về hạnh phúc và sự mãn nguyện. Chìa khóa của một cuộc sống tốt đẹp là đếch cần bận tâm về nhiều hơn; mà là bận tâm tới ít hơn, hãy chỉ bận tâm về những gì là thật và ngay trước mắt và quan trọng mà thôi." ➜ Tức là đừng biến cuộc sống của ta thành cái mối bận tâm qua con mắt người khác.!!!!
"Việc đếch thèm bận tâm chính là nhìn vào những thách thức khó khăn và đáng sợ nhất của cuộc đời và vẫn hành động.Và dù cho khái niệm này nghe có vẻ rất chi là lố bịch và tôi có vẻ giống như một thằng ngu đáng ghét, điều mà tôi nói tới ở đây là việc cần thiết phải học cách tập trung và ưu tiên những suy nghĩ của bạn một cách hiệu quả – làm thế nào để chọn lựa và xét xem những vấn đề nào là có hay không có ý nghĩa với bạn dựa trên những giá trị cá nhân đã được mài dũa. Bởi vì khi mà bạn bận tâm tới quá nhiều thứ – khi bạn quan tâm tới mọi chuyện và mọi người – bạn sẽ cảm thấy rằng bạn luôn luôn bị ám ảnh với việc phải trở nên thoải mái và hạnh phúc vào mọi lúc, rằng mọi thứ phải diễn ra theo đúng như ý bạn. Như thế thì thật bệnh. Và nó sẽ ăn tươi nuốt sống bạn. Bạn sẽ thấy mọi xui xẻo như một sự bất công, mọi thử thách như một thất bại, mọi sự bất tiện như một sự yếu kém của bản thân, mọi sự bất đồng như một sự phản bội. Bạn sẽ bị đóng đinh vào cái địa ngục nhỏ mọn, cỡ đầu lâu của mình, bị thiêu đốt bởi quyền năng và sự khoe khoang, chạy vòng vòng với Vòng Lặp Địa Ngục của chính mình, cứ tiếp diễn như vậy mà chẳng đi tới đâu." ➜ Giống như việc có quá nhiều lý thuyết, quan niệm trong đầu? Lúc nào cũng bận tâm xem xung quanh nghĩ thế nào về mình
"Chẳng có gì là đáng ca tụng hay chắc chắn về việc thờ ơ cả. Những người thờ ơ là những người kém cỏi và sợ hãi. Họ là những kẻ lười biếng và anh hùng bàn phím. Thực ra, những người thờ ơ thường cố tỏ ra thờ ơ bởi vì trong thực tế họ quan tâm tới quá nhiều thứ. Họ quan tâm tới việc người khác nghĩ gì về tóc tai của họ, bởi họ không bao giờ gội đầu hay chải tóc. Họ bận tâm tới việc người khác nghĩ gì về ý kiến của họ, nên họ thường ẩn mình sau những lời lẽ chế nhạo và con quái vật tự cho mình là đúng. Họ sợ hãi khi để người khác thân cận mình, nên họ tưởng tượng mình là một bông hoa tuyết đặc biệt, vô song với những vấn đề mà không ai có thể thấu hiểu. Những người thờ ơ sợ hãi cả thế giới và những hậu quả của các lựa chọn của bản thân họ. Đó là lý do vì sao mà họ lại không đưa ra những lựa chọn có ý nghĩa. Họ trốn tránh trong cái hố xám xịt, vô cảm của sự tự quan tâm đến mình và tự thương xót mình do chính họ đào ra, không ngừng làm sao lãng bản thân khỏi những sự không may làm tiêu tốn của họ không biết bao nhiêu là thời gian và năng lượng mà được gọi chung là cuộc sống này. ➜ Vậy SỰ THỜ Ơ là việc quan tâm thái quá vào cái tôi bản thân? mà mặc kệ môi trường xã hội xung quanh?
"Việc đếch thèm bận tâm chính là nhìn vào những thách thức khó khăn và đáng sợ nhất của cuộc đời và vẫn hành động.
"Chẳng có gì là đáng ca tụng hay chắc chắn về việc thờ ơ cả. Những người thờ ơ là những người kém cỏi và sợ hãi. Họ là những kẻ lười biếng và anh hùng bàn phím. Thực ra, những người thờ ơ thường cố tỏ ra thờ ơ bởi vì trong thực tế họ quan tâm tới quá nhiều thứ. Họ quan tâm tới việc người khác nghĩ gì về tóc tai của họ, bởi họ không bao giờ gội đầu hay chải tóc. Họ bận tâm tới việc người khác nghĩ gì về ý kiến của họ, nên họ thường ẩn mình sau những lời lẽ chế nhạo và con quái vật tự cho mình là đúng. Họ sợ hãi khi để người khác thân cận mình, nên họ tưởng tượng mình là một bông hoa tuyết đặc biệt, vô song với những vấn đề mà không ai có thể thấu hiểu. Những người thờ ơ sợ hãi cả thế giới và những hậu quả của các lựa chọn của bản thân họ. Đó là lý do vì sao mà họ lại không đưa ra những lựa chọn có ý nghĩa. Họ trốn tránh trong cái hố xám xịt, vô cảm của sự tự quan tâm đến mình và tự thương xót mình do chính họ đào ra, không ngừng làm sao lãng bản thân khỏi những sự không may làm tiêu tốn của họ không biết bao nhiêu là thời gian và năng lượng mà được gọi chung là cuộc sống này. ➜ Vậy SỰ THỜ Ơ là việc quan tâm thái quá vào cái tôi bản thân? mà mặc kệ môi trường xã hội xung quanh?
Câu hỏi ở đây là, Chúng ta bận tâm tới cái gì? Chúng ta lựa chọn bận tâm tới cái gì? Và làm sao mà chúng ta có thể không bận tâm tới những thứ không có ý nghĩa khác? Nếu bạn nhận thấy bản thân mình thường bận tâm quá nhiều đến những thứ vớ vẩn tầm thường như – một bức ảnh mới trên Facebook của thằng bồ cũ, sao mà pin của cái điều khiển TV lại hết nhanh thế, bỏ lỡ đợt mua hai tặng một lọ dung dịch rửa tay trong siêu thị – thì có lẽ cuộc đời bạn không có gì diễn ra mấy để mà quan tâm tới nó một cách thích đáng. Và đó thực sự là một vấn đề đối với bạn đấy. Chứ không phải là cái chai nước rửa tay. Hay là cái điều khiển TV kia đâu." ➜ Thờ ơ chính là quan tâm nhưng lại tỏ ra không quan tâm?!!
Tất cả chúng ta đều phải bận tâm tới một thứ gì đó. Không quan tâm tới gì cả vẫn có nghĩa là quan tâm tới một thứ nào đấy. Câu hỏi thật sự ở đây là, Chúng ta lựa chọn quan tâm tới vấn đề gì? Bạn lựa chọn những giá trị nào để đưa ra hành động? Chúng ta lựa chọn thước đo nào để đánh giá cuộc đời mình? Và liệu đó có phải là những lựa chọn tốt— những giá trị đúng đắn và những thước đo đúng đắn? ➜ Vậy làm sao quan tâm đến một cái gì mà không phải tiếp cận từ bên ngoài?!??? Có cách nào Tự Quan Tâm mà không cần bên ngoài tác động vào không?!>
"Về cơ bản, chúng ta trở nên có chọn lựa hơn về việc mình sẵn sàng bận tâm tới thứ gì. Đây chính là cái gọi là sự trưởng thành" ➜ Tức là sự trưởng thành là việc không để môi trường ảnh hưởng về góc nhìn suy nghĩ...!!!
"Việc đổ lỗi và chối bỏ khiến chúng ta dễ dàng cảm thấy sung sướng. Đó là cách thức để tạm thời trốn tránh các vấn đề của chúng ta, và sự trốn tránh này có thể mang tới cho ta cảm giác an tâm trong chóng vánh. Sự cao hứng này có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau. Nó có thể là ở dạng vật chất như là rượu, cảm giác đúng đắn về mặt đạo đức tới từ việc đổ lỗi cho người khác, hay trạng thái hồi hộp đến từ một cuộc phiêu lưu mạo hiểm mới, những cảm giác hưng phấn ấy thường là những cách thức nông cạn và không hiệu quả để điều hành cuộc sống. Hầu hết các sản phẩm của thế giới tự cải thiện bản thân đều luẩn quẩn trong giới hạn đưa tới sự hưng phấn cho mọi người thay vì giải quyết các vấn đề. Rất nhiều các bậc thầy về hoàn thiện bản thân chỉ bảo cho chúng ta về những dạng thức mới của việc chối bỏ và bơm vào đầu bạn những bài tập mà sẽ khiến bạn cảm thấy tốt đẹp trong một thời gian ngắn, nhờ phớt lờ gốc rễ của vấn đề. Hãy nhớ rằng, chẳng có người nào thật sự hạnh phúc lại phải đứng trước gương và tự thôi miên mình rằng anh ta đang hạnh phúc cả." ➜ Sự khích lệ nhất thời chỉ làm tăng hưng phấn nhất thời, đó chính là sự trốn tránh! Những khóa học, những cuốn sách dạy thành công, những video kích thích!>>>
"Việc bạn là ai được xác định bởi việc bạn sẵn lòng chịu đựng điều gì. Đấy không phải là về sức mạnh ý chí hay là tính chịu đựng bền bỉ. Đây không phải là một hình thái khác của lời răn dạy “có công mài sắt, có ngày nên kim.” Đây là thành tố cơ bản và đơn giản nhất của cuộc sống: nỗi đau của ta quyết định thành công của ta"????? ➜ Tại sao không phải là Hạnh phúc quyết định thành công!???
"Để trở nên thật sự vĩ đại ở một khía cạnh nào, bạn buộc phải dành ra hàng tấn phân thời gian và năng lượng cho nó. Và bởi vì tất cả chúng ta đều chịu sự hạn chế về mặt thời gian và năng lượng, chỉ một số rất ít trong số chúng ta mới thực sự xuất chúng trong hơn một lĩnh vực, chứ đừng nói là tất cả mọi thứ.Những doanh nhân đại tài thường dở tệ trong việc xoay sở với cuộc sống cá nhân của họ. Các vận động viên đỉnh cao thường nông cạn và ngu ngốc như một cục đá được mổ não vậy. Rất nhiều ngôi sao nổi tiếng có thể cũng mơ hồ về cuộc đời mình chẳng khác gì những người hâm mộ luôn theo đít họ khắp mọi nơi." really??? ➜ Vậy nên việc thần tượng bất kỳ 1 ai đó là điều phản bội với chính bản thân!???
"Và bởi vì tất cả chúng ta đều khá tầm thường trong hầu hết mọi thời điểm, sự tràn ngập những thông tin bất thường khiến ta cảm thấy khá là bất an và tuyệt vọng, bởi vì rõ ràng là chúng ta không đủ tốt đẹp theo một nghĩa nào đó. Vì thế mà ta càng cần phải cân bằng tâm lý thông qua việc tự cho mình đặc quyền và thói nghiện. Chúng ta đối phó theo cách duy nhất mà ta biết: thông qua sự tự đề cao mình hay thông qua việc đề cao những người khác. Vấn đề nằm ở chỗ sự lan tỏa của công nghệ và marketing đa phương tiện làm rối loạn hết cả sự kỳ vọng của mọi người về bản thân mình. Sự ngập lụt của /sự ngoại lệ????/ khiến con người ta cảm thấy tồi tệ hơn cả về bản thân họ, khiến họ thấy rằng họ cần phải nghiêm khắc hơn, quyết liệt hơn, tự tôn hơn để được ghi nhận hoặc trở nên quan trọng."
"Số hiếm hoi những người trở nên thật sự xuất sắc trước một điều gì đó không bởi vì họ tin rằng họ đặc biệt. Ngược lại, họ trở nên tuyệt vời như vậy là bởi vì họ bịám ảnh với việc phải tiến bộ hơn. Những người xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó trở nên xuất sắc là bởi vì họ hiểu rằng họ chưa thật tuyệt lắm đâu – rằng họ cũng là loại thường thôi, rằng họ chỉ ở mức trung bình – và rằng họ còn có thể tiến bộ nhiều hơn nữa. Toàn bộ cái sự “mọi con người đều có thể trở nên đặc biệt và đạt được thành tựu vĩ đại” về cơ bản chỉ là việc thẩm du cái tôi của bạn mà thôi. Đó là một thông điệp ngon lành khi tiêu hóa, nhưng trên thực tế không có thứ gì thiếu dinh dưỡng lại khiến bạn béo ú và phì nộm hơn thế, nói cho hoa lá cành thì đó chiếc Big Mac dành cho trái tim và trí não bạn." ➜ Thẩm du tinh thần! Xem sự ảo tưởng là điều thực tế!?
Chúng ta chỉ là lũ khỉ hình người(??????). Chúng ta nghĩ rằng mình thật là sành điệu với cái lò nướng bánh mỳ và đôi giày thiết kế, nhưng thực ra chúng ta chỉ là một lũ thú linh trưởng được trang điểm mà thôi. Và bởi vì ta là loài vượn người, ta đánh giá bản thân mình bằng cách so sánh với người khác và ganh đua với nhau vì cái địa vị một cách bản năng. Câu hỏi không phải là liệu ta có đánh giá mình thông qua những người khác hay không; mà, câu hỏi ở đây là ta dựa vào tiêu chí nào để đánh giá chính mình?
Những Giá Trị Vớ Vẩn:
1) Niềm vui thú. Niềm vui thú thì không chê vào đâu được, nhưng đó là một giá trị dở tệ để ưu tiên trong cuộc đời bạn. Bạn cứ hỏi bất kỳ kẻ nghiện ma túy nào mà xem việc anh ta theo đuổi cái khoái lạc ấy dẫn đến điều gì? Hãy thử hỏi bất kỳ một người ngoại tình nào làm tan vỡ gia đình mình và mất đi quyền chăm sóc con cái xem liệu niềm vui thú ấy có khiến cho cô ấy thấy hạnh phúc hay không? Hỏi một người đàn ông suýt chết vì chế độ ăn uống vô độ xem liệu niềm vui thú có giúp anh ta giải quyết các vấn đề của mình chăng? Vui thú là vị thần bị nguyền rủa. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tập trung nguồn năng lượng của mình vào những thú vui giả tạo cuối cùng sẽ lo lắng nhiều hơn, bất ổn nhiều hơn về mặt cảm xúc, và chán nản hơn. Niềm vui thú là hình thức giả tạo nhất của sự mãn nguyện về cuộc sống và do đó là dễ dàng để đạt được và cũng dễ dàng bị đánh mất nhất. Và, niềm vui thú là thứ được marketing đến chúng ta, 24/7. Là thứ mà chúng ta bị ám ảnh. Đó là thứ mà ta sử dụng để làm bản thân mình sao lãng và tê liệt. Nhưng mà niềm vui thú, dù thực sự cần thiết trong đời sống (ở một mức độ nhất định), không phải, tự thân nó, là đủ. Niềm vui thú không phải là cội nguồn của hạnh phúc; thay vì thế, nó là kết quả. Nếu bạn thực hiện đúng những điều khác (các giá trị và thước đo), thì niềm vui thú sẽ đến với bạn như là hệ quả tự nhiên nhất.
2) Thành công về mặt vật chất. Nhiều người đánh giá sự hữu dụng của bản thân dựa vào việc họ kiếm được bao nhiêu tiền hay họ lái loại ô tô gì hoặc liệu cỏ trong vườn nhà họ có xanh tươi hơn so với của nhà hàng xóm hay không. Một vấn đề khác nữa đối với việc đánh giá quá cao những thành công về mặt vật chất là sự nguy hiểm khi ưu tiên nó trên những giá trị khác, chẳng hạn như sự chân thành, không bạo lực, và lòng trắc ẩn. Khi mọi người đánh giá bản thân họ không phải qua các hành vi của mình, mà dựa vào địa vị xã hội mà họ có thể đạt được, thì họ không chỉ có nông cạn thôi đâu, họ có thể còn là kẻ khốn nạn nữa.
3) Lúc nào cũng đúng. Bộ não của ta là những cỗ máy không hiệu quả. Chúng ta thường đưa ra những giả định nghèo nàn, đánh giá sai các khả năng, nhớ nhầm các sự kiện, tin tưởng vào những định kiến mang tính tiềm thức, và ra quyết định dựa trên những cảm xúc bộc phát. Là con người, chúng ta thường rất hay sai lầm, cho nên nếu như thước đo của bạn về thành công trong cuộc sống là luôn đúng đắn – ô rằng thì là bạn sẽ khá vất đấy trong việc cố gắng hợp lý hóa tất cả những thứ vớ vẩn quanh mình. Sự thật là, những người nhìn nhận giá trị bản thân dựa trên việc luôn luôn đúng về tất cả mọi thứ sẽ ngăn trở bản thân họ trong việc học hỏi từ những lỗi lầm. Họ thiếu mất cái khả năng có được cách nhìn nhận mới và biết cảm thông với những người khác. Họ khép mình trước những thông tin mới mẻ và quan trọng. Tốt nhất là cứ giả sử rằng bạn là kẻ dốt nát và không hiểu biết gì nhiều. Điều này sẽ ngăn bạn gắn bó với những thứ mê tín hay những hiểu biết nghèo nàn và ngăn trở bạn trong việc luôn luôn học hỏi và tiến bộ.
4) Luôn duy trì sự tích cực : Chối bỏ những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến việc phải nếm trải những cảm xúc tiêu cực nghiêm trọng và dai dẳng hơn và có thể còn bị rối loạn cảm xúc nữa. Luôn tích cực cũng là một dạng lẩn tránh, chứ không phải là một giải pháp phù hợp cho các vấn đề cuộc sống – những vấn đề mà, nếu như bạn lựa chọn đúng các giá trị và thước đo, thì sẽ tiếp sức và thúc đẩy bạn.
Những thời khắc tuyệt diệu nhất trong cuộc đời một con người không phải là sự vui thú, không phải là thành công, không phải là biết tuốt, và cũng không phải là tinh thần lạc quan. Vấn đề là ta hãy bám trụ vào những giá trị và thước đo tốt đẹp, và niềm vui thú và thành công sẽ đến như là kết quả của nó. Đó là những tác dụng phụ của các giá trị tốt đẹp. Chứ nếu chỉ có những thứ ấy không, thì chúng chỉ là liều thuốc gây nghiện đầy trống rỗng mà thôi.
Xác Định Giá Trị Tốt Và Giá Trị Xấu :
"Về cơ bản, chúng ta trở nên có chọn lựa hơn về việc mình sẵn sàng bận tâm tới thứ gì. Đây chính là cái gọi là sự trưởng thành" ➜ Tức là sự trưởng thành là việc không để môi trường ảnh hưởng về góc nhìn suy nghĩ...!!!
"Việc đổ lỗi và chối bỏ khiến chúng ta dễ dàng cảm thấy sung sướng. Đó là cách thức để tạm thời trốn tránh các vấn đề của chúng ta, và sự trốn tránh này có thể mang tới cho ta cảm giác an tâm trong chóng vánh. Sự cao hứng này có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau. Nó có thể là ở dạng vật chất như là rượu, cảm giác đúng đắn về mặt đạo đức tới từ việc đổ lỗi cho người khác, hay trạng thái hồi hộp đến từ một cuộc phiêu lưu mạo hiểm mới, những cảm giác hưng phấn ấy thường là những cách thức nông cạn và không hiệu quả để điều hành cuộc sống. Hầu hết các sản phẩm của thế giới tự cải thiện bản thân đều luẩn quẩn trong giới hạn đưa tới sự hưng phấn cho mọi người thay vì giải quyết các vấn đề. Rất nhiều các bậc thầy về hoàn thiện bản thân chỉ bảo cho chúng ta về những dạng thức mới của việc chối bỏ và bơm vào đầu bạn những bài tập mà sẽ khiến bạn cảm thấy tốt đẹp trong một thời gian ngắn, nhờ phớt lờ gốc rễ của vấn đề. Hãy nhớ rằng, chẳng có người nào thật sự hạnh phúc lại phải đứng trước gương và tự thôi miên mình rằng anh ta đang hạnh phúc cả." ➜ Sự khích lệ nhất thời chỉ làm tăng hưng phấn nhất thời, đó chính là sự trốn tránh! Những khóa học, những cuốn sách dạy thành công, những video kích thích!>>>
"Để trở nên thật sự vĩ đại ở một khía cạnh nào, bạn buộc phải dành ra hàng tấn phân thời gian và năng lượng cho nó. Và bởi vì tất cả chúng ta đều chịu sự hạn chế về mặt thời gian và năng lượng, chỉ một số rất ít trong số chúng ta mới thực sự xuất chúng trong hơn một lĩnh vực, chứ đừng nói là tất cả mọi thứ.
"Và bởi vì tất cả chúng ta đều khá tầm thường trong hầu hết mọi thời điểm, sự tràn ngập những thông tin bất thường khiến ta cảm thấy khá là bất an và tuyệt vọng, bởi vì rõ ràng là chúng ta không đủ tốt đẹp theo một nghĩa nào đó. Vì thế mà ta càng cần phải cân bằng tâm lý thông qua việc tự cho mình đặc quyền và thói nghiện. Chúng ta đối phó theo cách duy nhất mà ta biết: thông qua sự tự đề cao mình hay thông qua việc đề cao những người khác. Vấn đề nằm ở chỗ sự lan tỏa của công nghệ và marketing đa phương tiện làm rối loạn hết cả sự kỳ vọng của mọi người về bản thân mình. Sự ngập lụt của /sự ngoại lệ????/ khiến con người ta cảm thấy tồi tệ hơn cả về bản thân họ, khiến họ thấy rằng họ cần phải nghiêm khắc hơn, quyết liệt hơn, tự tôn hơn để được ghi nhận hoặc trở nên quan trọng."
"Số hiếm hoi những người trở nên thật sự xuất sắc trước một điều gì đó không bởi vì họ tin rằng họ đặc biệt. Ngược lại, họ trở nên tuyệt vời như vậy là bởi vì họ bịám ảnh với việc phải tiến bộ hơn. Những người xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó trở nên xuất sắc là bởi vì họ hiểu rằng họ chưa thật tuyệt lắm đâu – rằng họ cũng là loại thường thôi, rằng họ chỉ ở mức trung bình – và rằng họ còn có thể tiến bộ nhiều hơn nữa. Toàn bộ cái sự “mọi con người đều có thể trở nên đặc biệt và đạt được thành tựu vĩ đại” về cơ bản chỉ là việc thẩm du cái tôi của bạn mà thôi. Đó là một thông điệp ngon lành khi tiêu hóa, nhưng trên thực tế không có thứ gì thiếu dinh dưỡng lại khiến bạn béo ú và phì nộm hơn thế, nói cho hoa lá cành thì đó chiếc Big Mac dành cho trái tim và trí não bạn." ➜ Thẩm du tinh thần! Xem sự ảo tưởng là điều thực tế!?
Những Giá Trị Vớ Vẩn:
1) Niềm vui thú. Niềm vui thú thì không chê vào đâu được, nhưng đó là một giá trị dở tệ để ưu tiên trong cuộc đời bạn. Bạn cứ hỏi bất kỳ kẻ nghiện ma túy nào mà xem việc anh ta theo đuổi cái khoái lạc ấy dẫn đến điều gì? Hãy thử hỏi bất kỳ một người ngoại tình nào làm tan vỡ gia đình mình và mất đi quyền chăm sóc con cái xem liệu niềm vui thú ấy có khiến cho cô ấy thấy hạnh phúc hay không? Hỏi một người đàn ông suýt chết vì chế độ ăn uống vô độ xem liệu niềm vui thú có giúp anh ta giải quyết các vấn đề của mình chăng? Vui thú là vị thần bị nguyền rủa. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tập trung nguồn năng lượng của mình vào những thú vui giả tạo cuối cùng sẽ lo lắng nhiều hơn, bất ổn nhiều hơn về mặt cảm xúc, và chán nản hơn. Niềm vui thú là hình thức giả tạo nhất của sự mãn nguyện về cuộc sống và do đó là dễ dàng để đạt được và cũng dễ dàng bị đánh mất nhất. Và, niềm vui thú là thứ được marketing đến chúng ta, 24/7. Là thứ mà chúng ta bị ám ảnh. Đó là thứ mà ta sử dụng để làm bản thân mình sao lãng và tê liệt. Nhưng mà niềm vui thú, dù thực sự cần thiết trong đời sống (ở một mức độ nhất định), không phải, tự thân nó, là đủ. Niềm vui thú không phải là cội nguồn của hạnh phúc; thay vì thế, nó là kết quả. Nếu bạn thực hiện đúng những điều khác (các giá trị và thước đo), thì niềm vui thú sẽ đến với bạn như là hệ quả tự nhiên nhất.
2) Thành công về mặt vật chất. Nhiều người đánh giá sự hữu dụng của bản thân dựa vào việc họ kiếm được bao nhiêu tiền hay họ lái loại ô tô gì hoặc liệu cỏ trong vườn nhà họ có xanh tươi hơn so với của nhà hàng xóm hay không. Một vấn đề khác nữa đối với việc đánh giá quá cao những thành công về mặt vật chất là sự nguy hiểm khi ưu tiên nó trên những giá trị khác, chẳng hạn như sự chân thành, không bạo lực, và lòng trắc ẩn. Khi mọi người đánh giá bản thân họ không phải qua các hành vi của mình, mà dựa vào địa vị xã hội mà họ có thể đạt được, thì họ không chỉ có nông cạn thôi đâu, họ có thể còn là kẻ khốn nạn nữa.
3) Lúc nào cũng đúng. Bộ não của ta là những cỗ máy không hiệu quả. Chúng ta thường đưa ra những giả định nghèo nàn, đánh giá sai các khả năng, nhớ nhầm các sự kiện, tin tưởng vào những định kiến mang tính tiềm thức, và ra quyết định dựa trên những cảm xúc bộc phát. Là con người, chúng ta thường rất hay sai lầm, cho nên nếu như thước đo của bạn về thành công trong cuộc sống là luôn đúng đắn – ô rằng thì là bạn sẽ khá vất đấy trong việc cố gắng hợp lý hóa tất cả những thứ vớ vẩn quanh mình. Sự thật là, những người nhìn nhận giá trị bản thân dựa trên việc luôn luôn đúng về tất cả mọi thứ sẽ ngăn trở bản thân họ trong việc học hỏi từ những lỗi lầm. Họ thiếu mất cái khả năng có được cách nhìn nhận mới và biết cảm thông với những người khác. Họ khép mình trước những thông tin mới mẻ và quan trọng. Tốt nhất là cứ giả sử rằng bạn là kẻ dốt nát và không hiểu biết gì nhiều. Điều này sẽ ngăn bạn gắn bó với những thứ mê tín hay những hiểu biết nghèo nàn và ngăn trở bạn trong việc luôn luôn học hỏi và tiến bộ.
4) Luôn duy trì sự tích cực : Chối bỏ những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến việc phải nếm trải những cảm xúc tiêu cực nghiêm trọng và dai dẳng hơn và có thể còn bị rối loạn cảm xúc nữa. Luôn tích cực cũng là một dạng lẩn tránh, chứ không phải là một giải pháp phù hợp cho các vấn đề cuộc sống – những vấn đề mà, nếu như bạn lựa chọn đúng các giá trị và thước đo, thì sẽ tiếp sức và thúc đẩy bạn.
Những thời khắc tuyệt diệu nhất trong cuộc đời một con người không phải là sự vui thú, không phải là thành công, không phải là biết tuốt, và cũng không phải là tinh thần lạc quan. Vấn đề là ta hãy bám trụ vào những giá trị và thước đo tốt đẹp, và niềm vui thú và thành công sẽ đến như là kết quả của nó. Đó là những tác dụng phụ của các giá trị tốt đẹp. Chứ nếu chỉ có những thứ ấy không, thì chúng chỉ là liều thuốc gây nghiện đầy trống rỗng mà thôi.
Xác Định Giá Trị Tốt Và Giá Trị Xấu :
* Các giá trị tốt là: 1) mang tính thực tế, 2) có tính xây dựng xã hội, và 3) ngay lập tức và có thể kiểm soát.
* Các giá trị xấu là: 1) mê tín, 2) phá hoại xã hội, và 3) không cấp bách hoặc khó kiểm soát.
Bạn sẽ thấy rằng những giá trị tốt đẹp, lành mạnh đều có thể đạt được từ bên trong chúng ta. Những giá trị xấu thường phụ thuộc vào những sự kiện bên ngoài. ➜ ⇒ Là những thứ ta không thể kiểm soát?
Thường thì sự khác biệt duy nhất giữa một vấn đề gây đau đớn hay có ý nghĩa tốt đẹp chỉ là cảm giác về việc ta lựa chọn nó, và do đó ta phải chịu trách nhiệm trước nó. Chúng ta thường không thể kiểm soát những gì xảy đến với mình. Nhưng mà ta luôn kiểm soát cách thức mà ta lý giải những gì xảy đến với ta, cũng như cách thức mà ta phản ứng lại trước chúng. Dù ta có ý thức về việc nhận biết nó hay không, chúng ta luôn chịu trách nhiệm đối với những trải nghiệm của mình. Thật khó để không làm điều này. Việc lựa chọn không diễn giải các sự kiện trong đời ta thì vẫn là một sự lý giải các sự kiện trong đời ta. Việc lựa chọn không phản ứng lại các sự kiện trong đời mình thì vẫn là một sự phản ứng đối với các sự kiện trong đời. Dù ta có thích như thế hay không, chúng ta vẫn luôn đóng vai trò chủ động trước những gì diễn ra đối với chúng ta và bên trong chúng ta. Chúng ta luôn diễn giải ý nghĩa của mọi thời khắc và mọi sự kiện. Chúng ta luôn luôn lựa chọn các giá trị mà ta dựa vào để sống và các thước đo mà ta dùng để đánh giá mọi điều xảy đến với mình. Thường thì cùng một sự kiện có thể là tốt hoặc xấu, lệ thuộc vào cái thước đo mà chúng ta sử dụng. Vấn đề là, chúng ta luôn luôn lựa chọn, dù ta có nhận ra điều đó hay không. Luôn luôn. ⇒
“Với trách nhiệm lớn sẽ mang đến quyền năng lớn lao.” Chúng ta càng lựa chọn việc chấp nhận trách nhiệm trong cuộc đời mình, thì ta sẽ càng được rèn luyện nhiều hơn trong cuộc đời. Chấp nhận trách nhiệm trước những vấn đề của chúng ta do đó là bước đi đầu tiên để giải quyết chúng.
Trách nhiệm và lỗi lầm thường đi liền với nhau trong nền văn hóa của chúng ta. Nhưng còn có cả những vấn đề mà không phải là lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm trước chúng. Chúng ta đều chịu trách nhiệm trước những trải nghiệm không phải là lỗi của chúng ta ở mọi thời điểm. Đó là một phần của cuộc sống. Lỗi lầm là thì quá khứ. Trách nhiệm là thì hiện tại. Lỗi lầm là kết quả của những lựa chọn đã được thực hiện. Trách nhiệm là kết quả của những lựa chọn mà bạn đang tiến hành, vào mọi giây phút của mọi ngày. Có sự khác biệt giữa việc đổ lỗi cho người khác về hoàn cảnh của bạn và việc người đó thực sự chịu trách nhiệm trước hoàn cảnh của bạn. Không một ai khác chịu trách nhiệm trước tình thế của bạn ngoại trừ chính bạn ra. Nhiều người có thể sẽ bị buộc tội vì sự bất hạnh của bạn, nhưng không một ai chịu trách nhiệm trước việc bạn không hạnh phúc trừ bạn ra. Đó là bởi vì bạn luôn là người lựa chọn cách thức mà mình nhìn nhận sự việc, cách thức mà bạn phản ứng trước các sự việc, và cách thức bạn đánh giá chúng. Bạn luôn lựa chọn thước đo để đánh giá các trải nghiệm của mình.
Sự trưởng thành là một quá trình được lặp lại vô cùng tận. Khi mà ta học thêm được một điều mới mẻ, chúng ta không đi từ “sai” tới “đúng.” Mà thực ra, ta đi từ chỗ sai tới chỗ ít sai hơn một chút. Và rồi ta học thêm được một điều gì đó nữa, ta đi từ chỗ ít sai hơn đến chỗ ít sai hơn thế nữa, và rồi ít sai hơn thế nữa nữa, và cứ tiếp tục như vậy. Ta luôn ở trong cái quá trình tiệm tiến đến sự thật và hoàn hảo mà không hề chạm tới sự thật hay sự hoàn hảo. Chúng ta không nên tìm kiếm để có được câu trả lời “đúng” tuyệt đối cho bản thân chúng ta, mà thay vì thế, ta nên tìm cách dần dần loại bớt những sai lầm của chúng ta ngày hôm nay để rồi ta có thể ít sai hơn vào ngày mai. Khi ta nhìn nhận từ khía cạnh này, thì sự phát triển bản thân thực ra khá là khoa học. Các giá trị của ta chính là các giả thuyết của ta: hành vi này là tốt và quan trọng; hành vi kia thì không. Các hành động của chúng ta chính là những thử nghiệm; các kết quả về mặt cảm xúc và các suy nghĩ chính là dữ liệu của chúng ta. Không hề có cái gọi là giáo lý chính xác hay tư tưởng hoàn hảo. Chỉ có sự trải nghiệm của bạn sẽ cho bạn thấy được điều gì là phù hợp với bạn – và ngay cả như vậy, trải nghiệm ấy cũng có thể là một sai lầm. Và bởi vì bạn và tôi và mọi người khác đều có những nhu cầu và quá khứ và hoàn cảnh sống khác nhau, chúng ta đều chắc chắn sẽ đi đến những câu trả lời “đúng đắn” khác nhau về việc ý nghĩa của cuộc đời ta là gì và chúng ta nên sống thế nào. Sự chắc chắn chính là kẻ thù của sự phát triển. Chẳng có gì là chắc chắn cả cho tới khi nó đã xảy ra – và ngay cả đến lúc đó, vẫn đáng để nghi vấn. Đó là lý do vì sao mà việc chấp nhận sự không hoàn hảo hiển nhiên của hệ giá trị của chúng ta là điều cần thiết để cho bất kỳ sự phát triển nào có thể diễn ra.
"Chúng ta không thực sự biết một trải nghiệm là tích cực hay tiêu cực. Một số những thời khắc khó khăn và căng thẳng nhất trong cuộc đời chúng ta cũng là những thời điểm mang tính xây dựng và đáng khích lệ nhất. Một vài những trải nghiệm tuyệt vời và đáng trân trọng nhất trong cuộc đời cũng là những quãng thời gian dễ làm ta lạc hướng và thiếu khích lệ nhất. Đừng có tin vào cái ý niệm của bạn về sự trải nghiệm tích cực/tiêu cực. Tất cả những gì chúng ta biết một cách chắc chắn là điều gì gây đau đớn trong một thời điểm và điều gì là không. Và nó cũng chẳng đáng giá chi nhiều."
Sự tiến bộ trongbất kỳ lĩnh vực gì là thứ được tạo ra dựa trên hàng ngàn sai lầm nhỏ, và sự vĩ đại của thành công mà bạn có được là dựa trên số lần bạn thất bại ở một điểm nào đó. Nếu như có ai đó vượt trội hơn so với bạn ở một điểm nào đó, thì đó là bởi vì cô ấy đã thất bại nhiều lần hơn so với bạn.
Nếu ai đó kém cỏi hơn bạn, thì là bởi vì anh ta chưa trải qua đủ những bài học đau đớn mà bạn từng đón nhận. Lảng tránh thất bại là điều mà chúng ta học được ở một thời điểm về sau này trong đời. Tôi cá là phần nhiều đến từ hệ thống giáo dục của chúng ta, thứ luôn đánh giá khắt khe chúng ta dựa trên thành tích học tập và trừng phạt những ai không có được thành tích tốt. Một phần không nhỏ khác đến từ các bậc phụ huynh độc đoán hoặc thích chỉ trích – những người không cho phép con cái họ tự mình làm rộn theo một mức độ bình thường, và thay vì vậy họ lại trừng phạt chúng vì việc thử nghiệm những cái mới hay vì không tuân theo con đường đã được định trước. Và rồi chúng ta còn có cả một hệ thống truyền thông lúc nào cũng ra rả vào tai chúng ta hết tấm gương thành công này đến vì tấm gương công khác, trong khi lại lờ tịt đi hàng ngàn giờ rèn luyện buồn tẻ và chán ngắt mà họ cần thực hiện trước khi đạt tới thành công.
The Denial of Death về cơ bản đưa ra hai quan điểm:
1. Con người là độc nhất vô nhị ở chỗ chúng ta là loài động vật duy nhất có khả năng tưởng tượng và tư duy về bản thân một cách trừu tượng. Lũ chó không ngồi một chỗ và lo lắng về sự nghiệp của chúng. Loài mèo không nghĩ về những sai lầm của chúng trong quá khứ và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chúng hành động theo cách khác. Loài khỉ không tranh cãi về những triển vọng trong tương lai, cũng giống như loài cá không ở một chỗ mà băn khoăn liệu con cá khác có còn mê nó nữa không nếu như vây của nó dài ra. Là con người, chúng ta được ban phước với cái khả năng hình dung ra bản thân mình trong những tình huống mang tính giả thuyết, suy ngẫm cả về quá khứ lẫn tương lai, tưởng tượng ra những thực tại và tình huống khác mà ở đó sự việc có thể sẽ khác đi. Và Becker cho rằng, bởi vì cái khả năng trí tuệ độc đáo này, tất cả chúng ta, ở một điểm nào đó, nhận thức được sự không thể tránh khỏi của cái chết của chính chúng ta. Bởi vì ta có thể mường tượng ra những phiên bản khác nhau của thực tại, chúng ta cũng là loài động vật duy nhất có khả năng hình dung ra một thực tại mà không có sự hiện diện của ta trong đó. Sự nhận thức này gây ra cái mà Becker gọi là “nỗi sợ cái chết,” một nỗi lo lắng sâu sắc ẩn dưới mọi điều mà ta nghĩ hay làm.
2. Quan điểm thứ hai của Becker bắt đầu với giả thuyết rằng về cơ bản chúng ta có hai “bản thân.” Cái tôi thứ nhất là cái tôi thể xác — thực hiện những việc như ăn, ngủ, ngáy, và đi đồng. Cái tôi thứ hai là cái tôi ý thức — bản ngã của chúng ta, hay việc chúng ta nhìn nhận bản thân mình ra sao. Becker biện luận rằng: Tất cả chúng ta đều nhận thức được ở một mức độ nào đó rằng thân xác của ta cuối cùng rồi sẽ chết, rằng cái chết là không thể tránh khỏi, và rằng tính chất không thể tránh khỏi của nó — ở mức độ tiềm thức — khiến cho ta sợ vãi cứt. Do đó, nhằm cân bằng tâm lý về cái sự mất mát không thể tránh được này của thân xác ta, ta cố gắng xây dựng nên một cái tôi ý thức sẽ sống mãi. Đó là lý do vì sao mà con người ta miệt mài cố gắng trong việc gắn tên của họ vào các tòa nhà, trên các bức tượng, trên gáy của các cuốn sách. Đó là lý do vì sao mà ta lại buộc mình phải dành nhiều thời gian của bản thân ở bên những người khác, đặc biệt là lũ trẻ, với hi vọng rằng sự ảnh hưởng của ta — cái tôi ý thức ấy — sẽ còn trường tồn so với cái tôi thể xác của ta. Rằng chúng ta sẽ được nhớ tới và được tôn kính và được ngưỡng mộ mãi mãi về sau khi mà thân xác ta không còn tồn tại nữa.
Thường thì sự khác biệt duy nhất giữa một vấn đề gây đau đớn hay có ý nghĩa tốt đẹp chỉ là cảm giác về việc ta lựa chọn nó, và do đó ta phải chịu trách nhiệm trước nó. Chúng ta thường không thể kiểm soát những gì xảy đến với mình. Nhưng mà ta luôn kiểm soát cách thức mà ta lý giải những gì xảy đến với ta, cũng như cách thức mà ta phản ứng lại trước chúng. Dù ta có ý thức về việc nhận biết nó hay không, chúng ta luôn chịu trách nhiệm đối với những trải nghiệm của mình. Thật khó để không làm điều này. Việc lựa chọn không diễn giải các sự kiện trong đời ta thì vẫn là một sự lý giải các sự kiện trong đời ta. Việc lựa chọn không phản ứng lại các sự kiện trong đời mình thì vẫn là một sự phản ứng đối với các sự kiện trong đời. Dù ta có thích như thế hay không, chúng ta vẫn luôn đóng vai trò chủ động trước những gì diễn ra đối với chúng ta và bên trong chúng ta. Chúng ta luôn diễn giải ý nghĩa của mọi thời khắc và mọi sự kiện. Chúng ta luôn luôn lựa chọn các giá trị mà ta dựa vào để sống và các thước đo mà ta dùng để đánh giá mọi điều xảy đến với mình. Thường thì cùng một sự kiện có thể là tốt hoặc xấu, lệ thuộc vào cái thước đo mà chúng ta sử dụng. Vấn đề là, chúng ta luôn luôn lựa chọn, dù ta có nhận ra điều đó hay không. Luôn luôn. ⇒
Trách nhiệm và lỗi lầm thường đi liền với nhau trong nền văn hóa của chúng ta. Nhưng còn có cả những vấn đề mà không phải là lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm trước chúng. Chúng ta đều chịu trách nhiệm trước những trải nghiệm không phải là lỗi của chúng ta ở mọi thời điểm. Đó là một phần của cuộc sống. Lỗi lầm là thì quá khứ. Trách nhiệm là thì hiện tại. Lỗi lầm là kết quả của những lựa chọn đã được thực hiện. Trách nhiệm là kết quả của những lựa chọn mà bạn đang tiến hành, vào mọi giây phút của mọi ngày. Có sự khác biệt giữa việc đổ lỗi cho người khác về hoàn cảnh của bạn và việc người đó thực sự chịu trách nhiệm trước hoàn cảnh của bạn. Không một ai khác chịu trách nhiệm trước tình thế của bạn ngoại trừ chính bạn ra. Nhiều người có thể sẽ bị buộc tội vì sự bất hạnh của bạn, nhưng không một ai chịu trách nhiệm trước việc bạn không hạnh phúc trừ bạn ra. Đó là bởi vì bạn luôn là người lựa chọn cách thức mà mình nhìn nhận sự việc, cách thức mà bạn phản ứng trước các sự việc, và cách thức bạn đánh giá chúng. Bạn luôn lựa chọn thước đo để đánh giá các trải nghiệm của mình.
Sự trưởng thành là một quá trình được lặp lại vô cùng tận. Khi mà ta học thêm được một điều mới mẻ, chúng ta không đi từ “sai” tới “đúng.” Mà thực ra, ta đi từ chỗ sai tới chỗ ít sai hơn một chút. Và rồi ta học thêm được một điều gì đó nữa, ta đi từ chỗ ít sai hơn đến chỗ ít sai hơn thế nữa, và rồi ít sai hơn thế nữa nữa, và cứ tiếp tục như vậy. Ta luôn ở trong cái quá trình tiệm tiến đến sự thật và hoàn hảo mà không hề chạm tới sự thật hay sự hoàn hảo. Chúng ta không nên tìm kiếm để có được câu trả lời “đúng” tuyệt đối cho bản thân chúng ta, mà thay vì thế, ta nên tìm cách dần dần loại bớt những sai lầm của chúng ta ngày hôm nay để rồi ta có thể ít sai hơn vào ngày mai. Khi ta nhìn nhận từ khía cạnh này, thì sự phát triển bản thân thực ra khá là khoa học. Các giá trị của ta chính là các giả thuyết của ta: hành vi này là tốt và quan trọng; hành vi kia thì không. Các hành động của chúng ta chính là những thử nghiệm; các kết quả về mặt cảm xúc và các suy nghĩ chính là dữ liệu của chúng ta. Không hề có cái gọi là giáo lý chính xác hay tư tưởng hoàn hảo. Chỉ có sự trải nghiệm của bạn sẽ cho bạn thấy được điều gì là phù hợp với bạn – và ngay cả như vậy, trải nghiệm ấy cũng có thể là một sai lầm. Và bởi vì bạn và tôi và mọi người khác đều có những nhu cầu và quá khứ và hoàn cảnh sống khác nhau, chúng ta đều chắc chắn sẽ đi đến những câu trả lời “đúng đắn” khác nhau về việc ý nghĩa của cuộc đời ta là gì và chúng ta nên sống thế nào. Sự chắc chắn chính là kẻ thù của sự phát triển. Chẳng có gì là chắc chắn cả cho tới khi nó đã xảy ra – và ngay cả đến lúc đó, vẫn đáng để nghi vấn. Đó là lý do vì sao mà việc chấp nhận sự không hoàn hảo hiển nhiên của hệ giá trị của chúng ta là điều cần thiết để cho bất kỳ sự phát triển nào có thể diễn ra.
"Chúng ta không thực sự biết một trải nghiệm là tích cực hay tiêu cực. Một số những thời khắc khó khăn và căng thẳng nhất trong cuộc đời chúng ta cũng là những thời điểm mang tính xây dựng và đáng khích lệ nhất. Một vài những trải nghiệm tuyệt vời và đáng trân trọng nhất trong cuộc đời cũng là những quãng thời gian dễ làm ta lạc hướng và thiếu khích lệ nhất. Đừng có tin vào cái ý niệm của bạn về sự trải nghiệm tích cực/tiêu cực. Tất cả những gì chúng ta biết một cách chắc chắn là điều gì gây đau đớn trong một thời điểm và điều gì là không. Và nó cũng chẳng đáng giá chi nhiều."
Sự tiến bộ trong
The Denial of Death về cơ bản đưa ra hai quan điểm:
1. Con người là độc nhất vô nhị ở chỗ chúng ta là loài động vật duy nhất có khả năng tưởng tượng và tư duy về bản thân một cách trừu tượng. Lũ chó không ngồi một chỗ và lo lắng về sự nghiệp của chúng. Loài mèo không nghĩ về những sai lầm của chúng trong quá khứ và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chúng hành động theo cách khác. Loài khỉ không tranh cãi về những triển vọng trong tương lai, cũng giống như loài cá không ở một chỗ mà băn khoăn liệu con cá khác có còn mê nó nữa không nếu như vây của nó dài ra. Là con người, chúng ta được ban phước với cái khả năng hình dung ra bản thân mình trong những tình huống mang tính giả thuyết, suy ngẫm cả về quá khứ lẫn tương lai, tưởng tượng ra những thực tại và tình huống khác mà ở đó sự việc có thể sẽ khác đi. Và Becker cho rằng, bởi vì cái khả năng trí tuệ độc đáo này, tất cả chúng ta, ở một điểm nào đó, nhận thức được sự không thể tránh khỏi của cái chết của chính chúng ta. Bởi vì ta có thể mường tượng ra những phiên bản khác nhau của thực tại, chúng ta cũng là loài động vật duy nhất có khả năng hình dung ra một thực tại mà không có sự hiện diện của ta trong đó. Sự nhận thức này gây ra cái mà Becker gọi là “
2. Quan điểm thứ hai của Becker bắt đầu với giả thuyết rằng về cơ bản chúng ta có hai “bản thân.” Cái tôi thứ nhất là cái tôi thể xác — thực hiện những việc như ăn, ngủ, ngáy, và đi đồng. Cái tôi thứ hai là cái tôi ý thức — bản ngã của chúng ta, hay việc chúng ta nhìn nhận bản thân mình ra sao. Becker biện luận rằng: Tất cả chúng ta đều nhận thức được ở một mức độ nào đó rằng thân xác của ta cuối cùng rồi sẽ chết, rằng cái chết là không thể tránh khỏi, và rằng tính chất không thể tránh khỏi của nó — ở mức độ tiềm thức — khiến cho ta sợ vãi cứt. Do đó, nhằm cân bằng tâm lý về cái sự mất mát không thể tránh được này của thân xác ta, ta cố gắng xây dựng nên một cái tôi ý thức sẽ sống mãi. Đó là lý do vì sao mà con người ta miệt mài cố gắng trong việc gắn tên của họ vào các tòa nhà, trên các bức tượng, trên gáy của các cuốn sách. Đó là lý do vì sao mà ta lại buộc mình phải dành nhiều thời gian của bản thân ở bên những người khác, đặc biệt là lũ trẻ, với hi vọng rằng sự ảnh hưởng của ta — cái tôi ý thức ấy — sẽ còn trường tồn so với cái tôi thể xác của ta. Rằng chúng ta sẽ được nhớ tới và được tôn kính và được ngưỡng mộ mãi mãi về sau khi mà thân xác ta không còn tồn tại nữa.
Becker đặt tên cho cái nỗ lực này là “những dự án bất tử,” những dự án cho phép cái tôi ý thức của chúng ta sống qua cả thời điểm mà cái tôi thể xác của ta chết đi. Toàn bộ nền văn minh nhân loại, ông nói, về cơ bản là kết quả của những dự án bất tử: các thành phố và các chính phủ và các cơ cấu và các chính quyền hiện nay đều là những dự án bất tử của những người đàn ông và những người đàn bà đi trước chúng ta.
Những cái tên như Jesus, Muhammad, Napoleon, và Shakespeare vẫn có sức mạnh ở hiện tại giống như thời kì mà họ còn sống, nếu không muốn nói là còn lừng lẫy hơn. Cho dù là thông qua một kiệt tác nghệ thuật, khai phá một vùng đất mới, trở nên vô cùng giàu có, hay chỉ đơn giản là có được một gia đình lớn và yêu thương nhau sẽ được duy trì trong nhiều thế hệ, toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời chúng ta được định hình bởi cái khao khát bẩm sinh rằng không bao giờ thực sự chết đi. Tôn giáo, chính trị, thể thao, nghệ thuật và tiến bộ khoa học đều là kết quả của những dự án bất tử của con người. Becker cho rằng chiến tranh và cách mạng và nạn diệt chủng xảy ra khi mà dự án bất tử của một nhóm người này va chạm với dự án bất tử của một nhóm người khác????. Nhiều thế kỷ đàn áp và sự đổ máu của hàng triệu người được dùng để biện minh cho sự bảo vệ dự án bất tử của một nhóm người trước nhóm khác.➜ Từ "Dự án bất từ" có thể thay thế = từ gì?
[THĐP Review] Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm, Mark Manson – Tôi đã mọc thêm vài ngón tay giữa
Nghệ thuật của việc đếch quan tâm chính là khả năng điều hướng tâm trí, điều hướng năng lượng của sự chú ý vào những đối tượng ta CHỦ ĐỘNG LỰA CHỌN. Đây chính là mấu chốt của việc xây dựng một thực…triethocduongpho.net
Nghệ thuật của việc đếch quan tâm chính là khả năng điều hướng tâm trí, điều hướng năng lượng của sự chú ý vào những đối tượng ta CHỦ ĐỘNG LỰA CHỌN. Đây chính là mấu chốt của việc xây dựng một thực…triethocduongpho.net
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất