Ngày mà tôi nhận ra, bố không phải lúc nào cũng đúng
Nhưng bố không chịu thừa nhận điều ấy, không bao giờ, ít nhất là đối với tôi. Và điều đó khiến tôi vô cùng tức giận. Từ khi còn rất...
Nhưng bố không chịu thừa nhận điều ấy, không bao giờ, ít nhất là đối với tôi. Và điều đó khiến tôi vô cùng tức giận.
Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã thân thiết với bố. Ở bên bố, tôi học được rất nhiều điều. Bố dạy tôi cách chào hỏi, ăn nói lễ phép. Bố dạy tôi dùng đũa, làm sao để ngồi mâm, ăn uống cho lịch sự. Bố dặn phải học hành chăm chỉ, phải nghe lời thầy cô. Bố dặn không được nghịch ngợm, mà phải ngoan ngoãn vâng lời người lớn. Và tôi đã luôn làm theo những gì mà bố đã dạy, để là một đứa trẻ ngoan, hoặc ít nhất là cố trở thành đứa con mà bố sẽ hài lòng.
Lớn hơn chút nữa, được bà nội kể chuyện về bố năm xưa, tôi lại càng ngưỡng mộ, tự hào về bố mình hơn. Bố là một người đàn ông thành đạt, có vợ con, nhà cửa, công ăn việc làm ổn định, tài cao học rộng. Tôi nghĩ, một đứa trẻ nít như tôi lấy cớ gì để coi lời của bố là sai cơ chứ?
Vì vậy, suốt một thời gian dài, tôi tiếp thu tất cả mọi thứ bố truyền đạt, từ kiến thức, cho đến kinh nghiệm sống, thậm chí ngay cả quan điểm cá nhân, tôi cũng hết mực tán đồng. Cứ thế, trong tôi hình thành một niềm mong ước rằng, lớn lên mình sẽ trở thành một người như bố.
Nhưng mọi chuyện dần dần thay đổi. Những năm cuối cấp 2, tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn. Tôi bỗng cảm thấy, không phải lúc nào bố cũng đúng. Một lần, tôi thử nêu ra quan điểm cá nhân, kết quả không được tốt đẹp cho lắm:
Mày có bị ngu không?Dốt kinh dị, không biết thì im lặng để tao nói cho mà nghe.
Tôi thật sự bị sốc, vì tôi không hiểu nổi tôi đã sai ở đâu để mà bị chửi như vậy, tôi vẫn nói chuyện một cách bình thường cơ mà? Hay là tôi đã chọn sai thời điểm, lúc tâm trạng bố không tốt? Không, bố đang rất vui vẻ kể chuyện, tự dưng thái độ quay ngoắt 180 độ. Thật không thể hiểu nổi!
Những lần sau cũng thế, tôi không thể nào có một buổi tranh luận tử tế với bố. Vì bất cứ quan điểm nào tôi đưa ra (hoặc chưa kịp đưa ra), đã bị "chặn họng". Đôi khi cảm tưởng như "Bố luôn đúng" cũng có nghĩa là "Tôi luôn sai" vậy. Bị chửi quá nhiều, nhiều lúc, tôi đã thể hiện thái độ với bố, bằng những cách vô cùng quá đáng. Bố tiếp tục chửi tôi bằng những từ "Láo toét", "Mất dạy", "Vô học", "Bất hiếu". Tôi trở nên bất cần, không tuân thủ bất cứ quy tắc nào mà mọi người áp đặt lên mình. Ở trường lớp, tôi thái độ với bất cứ giáo viên nào tôi không thích. Tôi chỉ tuân theo những nguyên tắc mà tôi cho là đúng. Lúc ấy, tôi tự nhận bản thân là "người có chính kiến, lập trường vững vàng". Rõ ràng, tôi không còn là đứa trẻ ngoan ngoãn ngày nào.
Năm nay đã 21 tuổi rồi, tôi đã hiểu chuyện hơn. Tôi đã biết những lời hỗn láo, hành vi tỏ thái độ của mình năm xưa là sai. Tôi học cách kiểm soát cảm xúc. Tôi học hỏi ở nhiều nơi, nhiều người, tôi học cách tranh luận, mở rộng thế giới quan bản thân. Nhưng một điều khiến tôi rất buồn, là bố vẫn vậy. Đôi khi, tôi muốn kể cho bố những kiến thức, kinh nghiệm tôi lĩnh hội được, và những quan điểm của tôi về chúng. Nhưng câu chuyện lại chẳng đi đâu về đâu, khi bố lại gạt phăng hết mọi thứ, coi lời của tôi là trẻ nít, không đáng để nghe. Tôi không thái độ, không hỗn láo nữa, nhưng trong lòng thực sự rất nản.
Một ngày, tôi không nhịn được nữa. Tôi hỏi tại sao bố lại không coi quan điểm của con ra gì? Tại sao bố chưa nghe hết, đã gạt phăng mọi lời con nói? Và tôi cố giải thích:
Tranh luận là anh trình bày quan điểm của mình, tôi lắng nghe, thái độ cầu thị, và ngược lại. Tôi đồng tình với anh ở điểm này, nhưng tôi không đồng tình với anh ở điểm này. Anh lại đưa ra những luận cứ bảo vệ quan
Lời tôi nói như đổ dầu vào lửa, bố cáu, bố chửi, và kết bằng một lời đầy tính khinh miệt:
Mày học nhiều quá tao thấy mày có dấu hiệu hâm nặng rồi đấy.
...
Tôi yêu bố. Nhưng tôi vẫn luôn thắc mắc, rốt cục đến khi nào thì, bố mới chịu thừa nhận rằng, có những điều tôi biết, mà bố không biết? Hay chẳng nhẽ thực sự trong mắt bố, "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư"? Tôi chỉ muốn được bố thừa nhận, một lần thôi...

Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

duongAQ

Đấu tranh với cha mẹ là 1 quá trình dài, đặc biệt khó nếu người mà bạn muốn đấu tranh lại là người "trưởng của gia đình", hay "gia trưởng".
Ở đây mình muốn hệ thống và định hướng cho bạn, từ kinh nghiệm của 1 người đã thành công trong quá trình đấu tranh với ông bố của hắn:
---
Thứ 1: Mục đích của việc này
Đọc bài, mình thấy có 1 thứ bạn hướng đến, đó là sự mong muốn "bố bạn thừa nhận ý kiến, quan điểm của bạn". Có lẽ đây là mục đích chính của cuộc đấu tranh này (với bạn)
Với mình, còn 1 mục đích nữa, đó là 1 cuộc tranh đấu ngầm giành quyền làm chủ gia đình. Bởi khi bố bạn thừa nhận quan điểm của bạn là đúng, của ông ấy là chưa đúng, điều đó đồng nghĩa với "ông đã mất quyền làm chủ gia đình, và tôi - con trai ông - đang từng bước giành lấy quyền đó".
Trong bản năng của giống đực, ý kiến chính là quyền lực. Ai có quyền ra quyết định, ai bảo vệ được quyết định, kẻ đó có quyền cai trị.
Nếu bạn chỉ mong đợi sự thừa nhận mà không thừa nhận ý kiến về quyền cai trị gia đình, thì bạn sẽ vẫn thua trong cuộc chiến đó.
---
Thứ 2: Bạn đang có gì, và đang làm thế nào
Nói cách khác là cách bạn tranh đấu.
QUyền lực ko đơn thuần nằm ở lời nói, nó còn nằm ở sức mạnh đồng tiền. Bạn 21t, bạn đã đóng góp được gì cho gia đình, bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Kinh nghiệm sống của bạn đến đâu? Nếu ko có 2 thứ đó, lời nói của bạn ko có sức nặng. Khi bạn còn đang sống = tiền trợ cấp của ông bố, thì mọi lời nói của ông là đúng. Giống việc bạn đi làm, được sếp trả lương thì mọi lời của sếp là đúng. Đừng có mà thốt lên "Tại sao sếp ko coi trọng quan điểm của em, ko nghe em giải thích đã gạt phăng đi...". Câu trả lời có thể đơn giản: Tôi ko thích. Hoặc xa hơn: Cậu muốn làm theo ý cậu chứ gì? Mời đi chỗ khác.
Đấy. Ông bố (đang là chủ của gia đình, đang là người kiếm tiền chủ lực nuôi cái gia đình đó) thì lời của ông luôn đúng. Ông chỉ nghe lời bạn khi bạn có thể nuôi được 1 phần của gia đình đó, cùng ông gánh vác trách nhiệm đó, hoặc khi ông đã quá yếu để gánh vác nó.
Vậy nên bạn nêu ý kiến, bạn cãi lại, bạn mong đợi, kỳ vọng... thì những gì bạn thể hiện ra lại chẳng làm thay đổi bản chất vấn đề: Bạn chưa đủ trưởng thành, bạn chưa có trách nhiệm nên bạn ko có quyền lợi. Vậy thôi.
---
Thứ 3: cách lách luật
Thường với những người trẻ (kể cả tôi trước đây) cũng hành động giống bạn. Và kết quả thường thất bại. Đó là bởi điều 2. Mà để đạt được điều 2 có khi rất lâu.
Vậy nên có 1 số cách lách luật, giúp bạn rút ngắn thời gian đó, hoặc có những khoảnh khắc được công nhận.
Đó là đặt câu hỏi, xin lời khuyên, thay vì nói ra quan điểm. Bạn muốn đưa ra quan điểm ư? stop. Hãy giữ nó trong lòng và nghe xem ông bố sẽ trả lời quan điểm của ông, lời khuyên của ông. Lúc đó hãy so sánh và có thể làm theo 1 trong 2 cách: cách của bạn hoặc cách của ông ấy. Khi đó so sánh kết quả nhận được. Bạn sẽ thấy đôi khi cách bạn đúng, kết quả tốt, còn cách của ông ấy sai. Bạn sẽ đem kết quả đó nói lại. Bảo là con làm theo lời khuyên của bố, kết quả là A. Nhưng sau đó con nghĩ là trong hoàn cảnh của con, con cần làm thêm cái B, cái C, kết quả là con có A1, nó tốt hơn A ở chỗ này, chỗ kia. Thực tế hoàn cảnh bọn con giờ biến đổi nhanh lắm.
=> bạn đưa ra 1 cảnh báo, rằng những gì bố nghĩ, bố nói ko hẳn đúng hết đâu, và con có thể đưa ra thêm 1 số quyết định để làm nó tốt hơn.
=> số lượng việc đó tăng dần, bạn sẽ có những cơ sở để chứng minh với ông rằng bạn có thể tự quyết định được
-
Cách 2 là bạn học theo văn phong, theo cách lập luận của ông. Và trong 1 số vấn đề bạn nói đúng theo cách đó. Để làm đồng minh. Mục đích? Để ông ấy ko phản bác mà đồng thuận, để bạn được nói, dù là nói theo cách của ông ấy. Khi đó ông ấy sẽ nghĩ là bạn cũng biết suy nghĩ, biết phát biểu. Sau đó dần dần bạn sẽ xin phép ông ấy cho bạn nói trước, còn ông sẽ giúp bạn chỉ ra cái sai.
=> như thế bạn sẽ dần trở thành người có trách nhiệm trong việc ra quyết định. còn bố bạn sẽ dần chịu nghe, chịu để bạn nói hơn, thay vì vùi dập và tước đi quyền được nói của bạn.
---
Đừng quá nặng về phương pháp, hãy dùng mọi thủ đoạn, mọi cách thức, kể cả lách luật để đạt được mục tiêu. Bởi nếu bạn ko cố gắng tranh đấu, thì bạn ko khá lên được, mà bố bạn cũng sẽ dần già yếu. Chiến đấu lúc ông còn mạnh nhất là cách tốt nhất để 1 chàng trai trưởng thành. Đừng đợi lúc ông đã yếu, bởi khi đó, thắng được ông ko phải vì bạn mạnh lên, mà đơn giản là ông đã yếu đi.
- Báo cáo

kprimo13
Mình cũng vậy, cứ đưa ra quan điểm với cha mẹ là bị nhận lại những từ như trẻ trâu, ấu trĩ, suy nghĩ nông cạn... Cứ bị nói như vậy thì mình nghĩ cha mẹ luôn luôn đúng không bao giờ sai cả. Dần dần tính cách mình trở nên lịch lịch thụ động, chỉ muốn ở trong vùng an toàn, thiếu tự tin mọi tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Rồi từ tính cách như vậy vô vàn những thữ không tốt đẹp mấy xoanh quanh mình.
Một phần cũng ảnh hưởng cách giáo dục hay tư duy của người Việt xưa là người lớn tuổi trải qua nhiều vấn đề cuộc sống, dần dần tích lũy được gọi là kinh nghiệm sống hay cách giải quyết vấn đề ăn thua, mất lòng nhau đôi khi họ quên mất cái đánh giá luận điểm của người nói. Cái này có thể đọc thêm bài của bác nào đó cũng đã viết trong spiderum, bài viết nói về lối tư duy tranh luận của người việt cứ lấy số tuổi ra làm bậc xếp hạng về tri thức trước, tranh luận sau.
Một câu triết lý ở bài nào đó trong spiderum rất hay mà mình từng đọc :" Thế hệ hiện tại luôn nghĩ mình hiểu biết hơn thế hệ trước và thông thái hơn thế hệ sau."
Có vẻ câu nói này nên được nhiều người biết đến trước khi tranh luận một vấn đề nào đó.
p/s: Upvote cho tác giả :33
- Báo cáo

Phạm Ngọc Hồ
Những điều tôi muốn nói với bạn, có thể là bạn đã biết rồi, cũng có thể là bạn chưa biết. Xu hướng tâm lý là ai cũng thích mình được khen ngợi, được xưng tụng, được khen thưởng. Và vì sĩ diện không ai thích mình bị chê trách, bị phản đối. Do đó đối với những việc không liên quan đến bạn, không ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn thì bạn cũng không cần chê trách, bóc mẽ người ta làm gì. Hãy để mọi người thỏa mãn hài lòng với quan điểm của họ.
- Báo cáo

Nguyễn Việt Dũng
Thiên hay :)))
- Báo cáo

Phan Hiếu
Điều bạn muốn (ở đây là đc bố thừa nhận) là hoàn toàn chính đáng. Nhưng điều này rất khó để đạt được. Vì sao? Đơn giản vì tính của bố bạn là 1 người bảo thủ và gia trưởng, không thích lắng nghe ý kiến từ người khác, đặc biệt là người ít tuổi, bậc con cháu như bạn ( đánh giá này hoàn toàn chủ quan của mình, có thể đúng, có thể sai, nhưng hy vọng bạn không thấy bất kỳ sự xúc phạm nào trong đó). Việc bạn muốn đc lắng nghe, đồng cảm từ một người không có khả năng làm thế là điều khó xảy ra. Nó giống như bạn muốn con mèo vẫy đuôi ra đón khi bạn đi làm, đi học về vậy, đơn giản là nó sẽ chẳng bao giờ làm thế, đấy là tính cách của nó. (1 lần nữa đây là ví dụ, không mang tính xúc phạm). Nên theo như mình thấy thì bạn nên học việc chấp nhận con người của bố bạn hơn là việc bạn cố gắng thay đổi bác ý ( tất nhiên là bạn có thể thử thay đổi bác trai, nhưng mình nghĩ là khó đấy), và hãy xem những lời khuyên, dạy bảo của bố bạn là 1 ý kiến (có thể đúng, có thể sai) để tham khảo, nhưng hãy tự mình quyết định mọi việc của bản thân và biết chịu trách nhiệm về nó. Có thể hơi thừa khi mình cũng thấy bạn có vẻ nhận ra điều đó rồi.
- Báo cáo