Ngành xã hội học có gì? - Người trong muôn nghề
Xã hội học (Sociology) là ngành học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và các thể chế xã hội của con người. Mục tiêu của ngành Xã hội học là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội
Bạn là người năng động? Bạn thích tham gia từ thiện và các hoạt động công tác xã hội với mong muốn thay đổi cuộc sống của nhiều người và đem lại giá trị tích cực? Vậy chắc chắn xã hội học sẽ là ngành hoàn toàn phù hợp với bạn.
Xã hội học là gì?
Xã hội học (Sociology) là ngành học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và các thể chế xã hội của con người. Xã hội học sử dụng phương pháp điều tra thực nghiệm, phân tích, phê bình để tìm hiểu về trật tự xã hội, các vấn đề cũng như những thay đổi trong xã hội. Chủ đề của xã hội học rất đa dạng, bao gồm nhiều phạm trù từ tội phạm đến tôn giáo, từ gia đình đến Nhà nước, từ sự phân chia chủng tộc và tầng lớp xã hội đến niềm tin chung của một nền văn hóa chung, và từ sự ổn định đến sự thay đổi căn bản trong toàn xã hội.
Hiểu một cách đơn giản, Xã hội học là ngành học cung cấp, bổ sung cho sinh viên các kiến thức về nhiều vấn đề trong xã hội, phân tích nghiên cứu các vấn đề xã hội trong quản trị doanh nghiệp, hành chính. Sinh viên ngành xã hội học sẽ được đào tạo các môn học như nhân chủng học, tâm lý học xã hội, triết học, tâm lý học, dân tộc học, nhân học.
Mục tiêu của ngành Xã hội học là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, các kỹ năng phân tích hiện tượng xã hội, sự kiện, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội… từ đó có thể đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
Xã hội học thi khối gì?
Ngành Xã hội học được xét tuyển theo 4 khối chính thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:
Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
Ngoài ra cũng như các ngành khác, luôn có những sự lựa chọn thay thế dưới đây ở một số trường:
Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
Khối D04 (Văn, Toán, Tiếng Trung)
Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)
Xã hội học học trường nào?
Hiện tại, trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Các bạn có thể tham khảo một số trường như sau:
Khu vực miền Bắc: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Công đoàn; Học viện Nông nghiệp Việt Nam;...
Khu vực miền Trung: Đại học Hồng Đức; Đại học Khoa học – Đại học Huế; Đại học Đà Lạt;...
Khu vực miền Nam: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM; Đại học Mở TP.HCM; Đại học Văn Hiến; Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Cần Thơ; Đại học Bình Dương;...
Xã hội học làm gì?
Cử nhân ngành xã hội học có thể làm việc ở đa dạng các vị trí và lĩnh vực. Sau đây là những công việc mà sinh viên ngành xã hội học có thể đảm nhận sau khi ra trường:
Nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội: Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành nhân viên xã hội học trong các tổ chức xã hội. Nhân viên xã hội học chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động, chiến dịch của tổ chức hướng tới nhiều mục đích xã hội khác nhau.
Công tác tư vấn trong các tổ chức chính phủ: Với kiến thức chuyên môn sâu rộng về xã hội và nhân chủng học, sinh viên ngành xã hội học có thể trở thành các chuyên gia xã hội học làm việc trong các tổ chức chính phủ. Các chuyên gia xã hội học phụ trách tham vấn, xây dựng các chính sách xã hội cũng như kế hoạch triển khai chúng một cách hiệu quả.
Công tác nghiên cứu ở các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu: Một lựa chọn khác cho sinh viên ngành xã hội học là công tác tại các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về xã hội học sau khi ra trường. Công việc này phù hợp cho những ai có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mọi người.
Phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông: Kiến thức chuyên sâu về xã hội học sẽ là một công cụ đắc lực nếu bạn lựa chọn làm phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan truyền thông. Sự hiểu biết phong phú về hành vi xã hội của con người chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông một cách xuất sắc.
Các bạn có thể đặt mua cuốn sách ngành Xã hội Nhân văn có gì? tại đây:
Xã hội học lương bao nhiêu?
Đối với ngành này, mức lương khá đa dạng. Nếu là sinh viên mới ra trường, it kinh nghiệm, cần trau dồi thêm năng lực chuyên môn sẽ có mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu VNĐ/ tháng. Còn đối với nhà xã hội học có kinh nghiệm làm việc, mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm và nhiều yếu tố phụ khác.
Có thể thấy, ngành xã hội học hiện đang là ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học bởi tính thực tiễn, ứng dụng cao của nó trong xã hội. Với chương trình đào tạo tân tiến cùng mức lương ổn, những bạn yêu thích và đam mê ngành này cần xác định lộ trình học tập và phát triển rõ ràng để gặt hái được những thành công trong tương lai.
Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" ở dưới nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã hội Nhân văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...
Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?
Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.
Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?
Ở mức độ tương đối, khối Xã Hội Nhân Văn tại Việt Nam có thể phân thành các nhóm ngành sau: Nhóm ngành Pháp luật; Nhóm ngành Báo chí và Thông tin; Nhóm ngành Du lịch; Nhóm ngành Nhân văn; Nhóm ngành Giáo dục; Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Hành vi.
Đọc thêm:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất